Giám sát việc khai thác nuôi trồng chế biến hải sản
Sáng 4/5, tại Hà Nội, Đoàn Giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với cá nhân, tổ chức khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản trong phát triển kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, đã làm việc với Chính phủ và các bộ, ngành.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết, từ năm 2011 – 2016, Nhà nước đã ban hành một số chính sách để phát triển khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản như: Hỗ trợ vay vốn tín dụng để đóng mới tàu cá khai thác xa bờ; hỗ trợ chi phí nhiên liệu…
Các chính sách này đã được các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương triển khai kịp thời, mang lại hiệu quả cao và phát triển nhanh đội tàu đánh bắt xa bờ, mở rộng quy mô nuôi trồng thủy hải sản.
Trên cơ sở đó, ngành thủy sản đã có những bước tiến vượt bậc, đặc biệt trong giai đoạn 2011 – 2016, sản lượng tăng bình quân 4% (từ 5,41 triệu tấn năm 2011 lên 6,72 triệu tấn năm 2016).
Cơ cấu tàu thuyền khai thác theo hướng giảm dần tàu công suất nhỏ khai thác ở vùng biển ven bờ, tăng dần loại tàu có công suất lớn, vươn khơi xa. Bên cạnh đó, chế biến thủy sản tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn 2011 – 2016. Các doanh nghiệp chế biến thủy sản không ngừng tăng nhanh và đã có bước phát triển về chất lượng.
Về kết quả một số chính sách hỗ trợ ngư dân, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nêu rõ, tính đến ngày 31/12/2016, có 27/28 tỉnh, thành phố ven biển phê duyệt danh sách các chủ tàu đủ điều kiện vay vốn để đóng mới, nâng cấp 1.903 tàu.Các ngân hàng thương mại đã nhận được 1.089 bộ hồ sơ đề nghị vay vốn của chủ tàu và đã ký hợp đồng tín dụng để đóng mới, nâng cấp 894 tàu với tổng số tiền cam kết cho vay là 8.776 tỷ đồng.
Hiện đã có 619 tàu cá đóng mới, nâng cấp, đi vào hoạt động đạt hiệu quả cao, an toàn. “Các chính sách về phát triển thủy sản đã góp phần quan trọng vào việc tái cơ cấu ngành khai thác thủy sản theo hướng bền vững và tổ chức lại sản xuất trên các vùng biển xa bờ theo mô hình tổ, đội, nghiệp đoàn nghề cá và giảm áp lực khai thác vùng biển ven bờ, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, góp phần tích cực giữ vững an ninh trật tự và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển”, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đánh giá.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, công tác quán triệt, triển khai thực hiện chính sách, pháp luật đối với cá nhân, tổ chức khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản gắn với đảm bảo quốc phòng an ninh có nơi còn thiếu tính thống nhất, đồng bộ, chưa sát với tình hình thực tế.
Cơ cấu ngành, nghề thủy sản chưa hợp lý, tình hình vi phạm các quy định về khai thác thủy sản diễn biến phức tạp. Nguyên nhân của tình trạng này là do nhận thức của cá nhân, tổ chức khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản trong việc phát triển theo hướng hiệu quả và bền vững còn hạn chế.
Các chính sách phát triển thủy sản ban hành đồng bộ, tuy nhiên các bộ, ngành, địa phương chủ yếu tập trung triển khai thực hiện chính sách vay vốn tín dụng để đóng mới tàu cá, chưa quan tâm thực hiện các chính sách khác như: Bảo hiểm, đào tạo, cho vay vốn lưu động, hỗ trợ các dịch vụ hậu cần nghề cá, chính sách đầu tư.
Bên cạnh đó, sự phối kết hợp giữa các cơ quan hành chính với người dân và lực lượng vũ trang nói chung chưa thường xuyên, chặt chẽ...
Để ngành thủy sản tiếp tục phát triển trong thời gian tới, phát huy được vai trò trong nền kinh tế cũng như trong việc phối hợp bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới biển đảo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn kiến nghị tiếp tục triển khai sâu rộng hơn nữa Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X) về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020;
xem xét, sớm thông qua dự án Luật Thủy sản (sửa đổi); đồng thời tiếp tục ưu tiên các nguồn lực để thực hiện các chính sách hỗ trợ, tập trung ưu tiên bố trí ngân sách Nhà nước, tạo điều kiện để nguồn vốn tín dụng và các nguồn vốn khác tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão, hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản, xây dựng các trung tâm nghề cá lớn gắn với ngư trường trọng điểm.
Tại phiên làm việc, các đại biểu đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn làm rõ một số nội dung như hiệu quả đầu tư một số công trình neo đậu tránh bão cũng như việc đóng tàu sắt; giải pháp và lộ trình thu hút các doanh nghiệp có công nghệ tiên tiến ở trong và ngoài nước trong quá trình nuôi trồng thủy sản…
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, việc tái cơ cấu nghề khai thác đánh bắt theo hướng bền vững, hiện đại, chuỗi giá trị là cần thiết và việc đóng tàu sắt là một trong những định hướng vì tàu sắt bền hơn, khỏe hơn, đáp ứng được yêu cầu, hiệu quả khai thác cũng như thực hiện được nhiệm vụ an ninh quốc phòng trên biển.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng thừa nhận, hiện tượng tàu bị va đập khi vào bến neo đậu tránh trú bão là đúng và cho rằng vấn đề này phải được khắc phục nhưng cần có thời gian và kinh phí.
Kết luận buổi làm việc, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt nhấn mạnh, sau Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X) về Chiến lược biển, cả nước đã dành sự quan tâm, đầu tư rất lớn cho vấn đề biển.
Lực lượng hải quân, cảnh sát biển, kiểm ngư ngày càng được hiện đại hóa. Việc tái cơ cấu ngành thủy sản, tăng đầu tư đánh bắt xa bờ được Chính phủ chỉ đạo quyết liệt. Khẳng định mỗi người dân là một người lính, mỗi tàu cá là một điểm tựa, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Võ Trọng Việt cho rằng, hoạt động khai thác, nuôi trồng hải sản của ngư dân gắn bó mật thiết với việc đảm bảo quốc phòng, an ninh.
Theo đó, lực lượng chức năng bảo vệ môi trường biển, bảo vệ ngư trường để bà con yên tâm sản xuất. Ngược lại, bà con cũng là nguồn cung cấp thông tin để lực lượng hải quân, cảnh sát biển, kiểm ngư… nắm được tình hình trên biển.
Qua thực tế và ý kiến của các đại biểu tại phiên thảo luận, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Võ Trọng Việt đề nghị Chính phủ cần tập trung xử lý một số vấn đề lớn.
Cụ thể, nhiều đảo có thế mạnh về quốc phòng an ninh gắn với kinh tế biển nhưng chưa được quan tâm đúng mức; cần tập trung đầu tư cho những đảo này để bà con yên tâm sản xuất, từ đó phát triển ngành thủy sản.
Ngoài ra, biển ngày càng ô nhiễm, nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt nhưng việc xử lý, khắc phục vấn đề này còn yếu; cần đề ra biện pháp khắc phục kịp thời.
Bên cạnh đó, cách tổ chức đánh bắt xa bờ còn nhiều bất cập; dịch vụ nghề cá còn nhỏ lẻ; dịch vụ cảng cá không đồng bộ, quy hoạch nuôi trồng thủy sản chưa bài bản; hiệu quả chế biến xuất nhập khẩu còn thấp. Những vấn đề này phải phân tích sâu hơn, từ đó đề ra những giải pháp cụ thể để vừa phát triển thủy sản, vừa đảm bảo môi trường./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bế mạc Phiên họp thứ 9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV
19:41' - 22/04/2017
Chiều 22/4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã kết thúc chương trình làm việc Phiên họp thứ 9.
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ 9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Thống nhất các nội dung giám sát năm 2018
13:32' - 22/04/2017
Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2018, xem xét kiến nghị giám sát của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân công chuẩn bị nội dung họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội
20:25' - 29/03/2017
Để chuẩn bị cho Phiên họp thứ 9 và 10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã phân công các thành viên Chính phủ chuẩn bị một số tờ trình, báo cáo.
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ 8 Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Tạo đột phá để ngành đường sắt phát triển
11:50' - 15/03/2017
Tiếp tục chương trình làm việc, sáng 15/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau của dự án Luật đường sắt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về Luật du lịch sửa đổi
21:06' - 14/03/2017
Ngày 14/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau của dự án Luật Du lịch (sửa đổi).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Du lịch Việt Nam có thể sớm soán ngôi vị thế dẫn đầu Đông Nam Á của Thái Lan
16:30'
Việt Nam có thể sớm vượt Thái Lan để trở thành điểm đến hàng đầu Đông Nam Á, trong bối cảnh du lịch phục hồi nhanh chóng sau đại dịch.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu thuỷ sản duy trì đà tăng trước tác động của chính sách thuế quan
16:29'
Xuất khẩu thuỷ sản những tháng đầu năm 2025 duy trì đà tăng ổn định, nhưng không đồng đều giữa các sản phẩm và thị trường, trong bối cảnh bất ổn về thuế đối ứng từ Mỹ đang tạo ra nhiều thách thức.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm tiếp tục xu hướng tích cực
16:15'
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm tiếp tục xu hướng tích cực, tháng sau tốt hơn tháng trước, tính chung 4 tháng tốt hơn cùng kỳ năm 2024 trên hầu hết các lĩnh vực.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV: Luật Nhà giáo phải định rõ tỷ lệ phân bổ giữa giảng dạy và kinh doanh
16:10'
Sáng 6/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Nhà giáo.
-
Kinh tế Việt Nam
Lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Kazakhstan
14:21'
Sáng 6/5/2025, tại thủ đô Astana, Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Kazakhstan.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư Kazakhstan kinh doanh thành công tại Việt Nam
14:11'
Trong chương trình thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Kazakhstan, sáng 6/5/2025, tại thủ đô Astana, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Toạ đàm bàn tròn doanh nghiệp Việt Nam - Kazakhstan.
-
Kinh tế Việt Nam
Những bước phát triển vượt bậc của kinh tế tư nhân sau gần 40 năm đổi mới
14:07'
Sau gần 40 năm đổi mới, kinh tế tư nhân đã từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, trở thành một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết số 68-NQ/TW: Mục tiêu và tầm nhìn trong phát triển kinh tế tư nhân
13:57'
Nghị quyết đề ra mục tiêu đến năm 2030, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia...
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Bảo đảm thông suốt, liên tục trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính
13:33'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phải kiên trì, kiên định và chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành để thực hiện bằng được các mục tiêu lớn, có tính chiến lược.