Giảm thuế xăng dầu tác động thế nào đến tăng trưởng kinh tế?
Mới đây, Bộ Tài chính đã xin ý kiến đối với dự thảo Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường của các mặt hàng xăng, dầu và mỡ nhờn.
Theo đó Bộ Tài chính đề xuất giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng là 2.000 đồng/lít; dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn là 1.000 đồng/lít; mỡ nhờn là 1.000 đồng/kg; dầu hỏa là 700 đồng/lít.
Để có thêm đánh giá tác động của dự thảo này tới tăng trưởng kinh tế và lạm phát, phóng viên BNEWS/TTXVN trích dẫn bài viết của TS Nguyễn Quốc Việt, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách VEPR thuộc Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội và PGS.TS. Nguyễn Văn Hiệu – Phó trưởng khoa Tài chính Ngân hàng thuộc Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. * Cơ cấu giá xăng dầu và ước tính ảnh hưởng Trong Nghị quyết 01-NQ/CP (Nghị quyết 01) về nhiệm vụ giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022, Chính phủ đã đặt ra mục tiêu tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước đạt khoảng 6 - 6,5%; tốc độ tăng CPI (chỉ số giá tiêu dùng) bình quân khoảng 4%.Nghị quyết 01 của Chính phủ ban hành ngay đầu năm 2022 nên được soạn thảo dựa trên các yếu tố đầu vào của nền kinh tế vào thời điểm cuối năm 2021, với giả định rằng nền kinh tế sẽ phục hồi trong điều kiện thích ứng linh hoạt, chuyển trạng thái bình thường mới với dịch bệnh COVID-19 cùng với độ tiêm phủ vắc xin đã đạt mức cao.
Từ đầu năm 2022, giá xăng dầu được điều chỉnh 7 đợt và tính từ ngày 25/12/2021 đến lần tăng giá gần nhất (11/3/2022), làm cho giá xăng hơn 6.500 đồng/lít.
Cụ thể tính đến lần tăng giá ngày 11/3/2022 giá xăng RON 95 lên mức 29.824 đồng/lít, giá xăng E5 RON 92 lên đến 28.985 đồng.
Nếu lấy mốc là thời điểm cuối năm 2021, khi có Nghị quyết 01 thì tới thời điểm hiện tại giá xăng lên mức gần 30.000 đồng, tăng 25%. Còn nếu so với giữa tháng 3/2021 thì xăng dự kiến hiện nay tăng khoảng 67%.
Mức tăng giá dự kiến hiện nay sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới tính toán ban đầu khi dự thảo các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong Nghị quyết 01-NQ/CP của Chính phủ.Bên cạnh đó, trong bối cảnh căng thẳng Nga - Ukraine diễn biến phức tạp, giá xăng dầu thế giới có thể tiếp tục tăng thêm, tác động tiêu cực đến giá bán xăng dầu trong nước.
Do đó, việc cân nhắc giảm các loại thuế trong cơ cấu giá xăng dầu là rất cần thiết để bình ổn giá xăng dầu trong nước, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và phục hồi kinh tế trong năm 2022.
Hiện nay mỗi lít xăng, dầu bán ra đang chịu 4 loại thuế: Giá trị gia tăng (VAT 10%), nhập khẩu (10%), tiêu thụ đặc biệt (10%) và bảo vệ môi trường (với xăng E5RON92 là 3.800 đồng, xăng RON95 là 4.000 đồng, dầu diesel là 2.000 đồng.) Như vậy, ước tính, bình quân thuế, phí hiện chiếm khoảng từ 42 - 43% đối với xăng và 21-27% đối với dầu. Theo tính toán, khi giá xăng dầu tăng 10% thì chỉ số CPI tăng khoảng 0,36 điểm phần trăm và tăng trưởng sẽ bị ảnh hưởng giảm khoảng 0,5%. Tổng chi phí sản xuất của toàn nền kinh tế thì chi phí xăng dầu chiếm khoảng 3,52%, và gas khoảng 1,45%. Điều này phản ánh tác động rất mạnh của biến động giá xăng dầu tới nền kinh tế.* Tác động của đề xuất giảm thuế
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã nghiên cứu xây dựng dự án Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn theo trình tự, thủ tục rút gọn. Theo đó, Bộ Tài chính đề nghị giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng là 2.000 đồng/lít; dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn là 1.000 đồng/lít; mỡ nhờn là 1.000 đồng/kg; dầu hỏa là 700 đồng/lít.Đồng thời, Bộ Tài chính đề nghị nghị quyết có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/4/2022 đến hết ngày 31/12/2022.
Với việc điều chỉnh giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn, dự kiến số thu thuếbảo vệ môi trường đối với các mặt hàng trên (tính trên cơ sở sản lượng tiêu thụ xăng, dầu, mỡ nhờn năm 2019) sẽ giảm khoảng 29.035 tỷ đồng/năm, từ đó tác động làm giảm thu ngân sách Nhà nước. Như phân tích trên, từ cuối năm 2021 tới tháng 3/2022 dầu Brent tăng 38% (từ 80 - 112 USD) khiến giá xăng tăng từ đầu năm trung bình khoảng 20% so với trung bình năm 2021. Tính đến ngày 7/3 giá dầu thô Brent giao tháng 5 tăng tới 10,31% lên 130,2 USD/thùng.Do vậy, Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) tính toán rằng đóng góp của tăng giá xăng từ đầu năm 2022 đến chỉ số CPI chung là khoảng 0,8% so với cuối năm 2021, nếu so với đầu năm 2021, thì sẽ làm CPI chung tăng khoảng 1.6%. Con số này khá tương đồng với báo cáo của TCTTk đưa ra.
Theo nhiều dự báo thế giới, giá dầu Brent đến cuối năm 2022 có thể tăng lên đến 150 USD (mức tăng trung bình 45% trong năm 2022) kéo theo giá xăng trong nước cũng sẽ tăng khoảng 40% trung bình năm 2022 và vì thế sẽ có thể tác động làm CPI tăng 1,6% so với cuối năm 2021.
Với những tính toán của VEPR, nếu theo đề xuất ban đầu của Bộ Tài chính là giảm 1.000 đồng/lít từ thuế bảo vệ môi trường với mặt hàng xăng (so với mức giá xăng tăng từ đầu năm là khoảng hơn 3.500 đồng), thì chỉ có thể làm giảm 0,15 điểm phần trăm và do vậy tác động của giá xăng hiện tại lên CPI vẫn cao là khoảng 0,65 điểm phần trăm. Mới đây, ngày 10/03/2022, Bộ Tài chính lại đề xuất giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, mức cao nhất là 2.000 đồng/lít xăng.Tuy nhiên, trong phiên điều chỉnh giá xăng ngày 11/03/2022, giá xăng tăng thêm gần 3.000 đồng lên mức 29.824 đồng/lít. Các chuyên gia VEPR tính toán với 2 kịch bản như sau:
Kịch bản thứ 1, so với tháng 11/2021, giá xăng tăng 25%, khiến cho CPI tăng lên khoảng 0,9 điểm phần trăm, mà theo đề xuất giảm thuế môi trường 2.000 đồng với xăng thì sẽ kéo giảm CPI 0,3 điểm phần trăm, khiến tác động của tăng giá xăng lên CPI ở mức 0,6%.
Kịch bản thứ 2 so với cùng kì năm ngoái (giữa tháng 3/2021) thì giá xăng đã tăng lên 67%, khiến CPI tăng là 2,4%. Nếu giảm 2.000 đồng thuế bảo vệ môi trường, thì CPI sẽ kéo giảm 0,4 điểm phần trăm, khiến tác động của tăng giá xăng lên CPI ở mức 2%.
Nhưng nếu như dự báo về mức giá xăng dầu thế giới còn tiếp tục tăng như phân tích ở trên, thì tỷ lệ ảnh hưởng của việc giảm 1.000 hay 2.000 đồng trên mỗi lít xăng càng ít ý nghĩa với tác động giá xăng trung bình của năm 2022 lên CPI.
Cho nên việc đề xuất giảm thuế như vậy trong tình hình hiện nay cũng không tác động quá nhiều tới việc giảm CPI và khó đạt được mục tiêu kìm chế lạm phát, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng, giảm khó khăn cho người dân và doanh nghiệp.
Nhiều quan điểm cho rằng, việc giảm quá nhiều thuế/phí xăng dầu có thể ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, thực tế là nguồn thu từ dầu thô từ đầu năm cho đến nay tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ (do giá xuất khẩu dầu thô tăng).Do vậy, nếu nguồn thu từ các loại thuế, phí cố định trên giá xăng dầu bị giảm do các chính sách điều tiết mới, thì sẽ được cân đối một phần bởi nguồn thu từ dầu thô xuất khẩu. Việt Nam vừa nhập khẩu xăng dầu nhưng lại là nước xuất khẩu dầu thô nên khá trung lập về nguồn thu.
Thực tế trong 2 tháng đầu năm nay cũng cho thấy, nguồn thu ngân sách vẫn tăng mạnh và vượt do với dự toán đề ra.
Với mục tiêu kiềm chế lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng, VEPR đề xuất bên cạnh việc giảm cố định 2.000 đồng từ thuế bảo vệ mội trường thì Bộ Tài chính nên cân nhắc xem xét giảm thêm thuế nhập khẩu và/hoặc tạm miễn thuế tiêu thụ đặc biệt đến 31/12/2022.Lý do quan trọng là so với việc giảm một mức cố định, việc giảm/miễn các loại thuế tính trên tỷ lệ % giá thành sẽ đảm bảo tính linh hoạt và khả năng tác động tới các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế hơn so với mức giảm cố định mà Bộ Tài chính đang đề xuất./.
TS Nguyễn Quốc Việt, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách VEPR thuộc Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
PGS.TS. Nguyễn Văn Hiệu – Phó trưởng khoa Tài chính Ngân hàng thuộc Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
- Từ khóa :
- thuế bảo vệ môi trường
- giá xăng
- giá dầu
- xăng dầu
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Dự trữ xăng dầu ở các tỉnh khu vực Nam Sông Hậu thế nào?
17:36' - 14/03/2022
Theo thông tin mà các Tổng kho cung cấp cho ngành chức năng, lượng xăng dầu dự trữ cam kết vẫn đảm bảo nguồn cung cho thị trường Cần Thơ và một số tỉnh Miền Tây.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông qua dự án Nghị quyết về thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu
20:08' - 13/03/2022
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 31/NQ-CP thông qua dự án Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn đến hết ngày 31/12/2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Quỹ bình ổn giá xăng dầu Petrolimex tiếp tục âm 250 tỷ đồng
16:16' - 11/03/2022
Tính đến 15h00 ngày 11/3, Quỹ bình ổn giá xăng dầu Petrolimex tiếp tục âm 250 tỷ đồng so với lần điều chỉnh giá trước đó (ngày 1/3).
-
Kinh tế và pháp luật
Hà Nội xử phạt cửa hàng ngừng bán xăng không theo quy định
15:48' - 11/03/2022
Cục Quản lý thị trường Hà Nội phát hiện và xử phạt cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc Công ty TNHH tập đoàn Nhật Thu (Thạch Thất, Hà Nội) có hành vi ngừng bán hàng không theo quy định.
-
Thị trường
Giá xăng tăng mạnh gần 3.000 đồng/lít
15:18' - 11/03/2022
Sau khi tăng, mức giá bán lẻ tối đa với xăng E5 RON92 là 28.985 đồng/lít và xăng RON 95 là 29.824 đồng/lít.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng và phát triển 42 chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm
08:30'
Nam Định chú trọng nhân rộng và phát huy hiệu quả các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao...
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi)
08:12'
Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra: dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
08:11'
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự kiến, năm 2024 có khoảng 4 tỷ USD vốn FDI đổ vào thành phố Cảng
08:11'
Theo UBND thành phố Hải Phòng, đến nay, thành phố thu hút 1.000 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến từ 40 quốc gia, vùng lãnh thổ với số vốn 32,2 tỷ USD, chiếm 7% vốn FDI toàn quốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Dominicana
07:44'
Trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, ngày 21/11, tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Dominicana.
-
Kinh tế Việt Nam
“Hàng rào” bảo vệ và kiểm soát chất lượng vật liệu xây dựng
20:24' - 21/11/2024
Bộ Xây dựng khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm vật liệu xây dựng sản xuất trong nước, đồng thời tăng cường giám sát để chống gian lận thương mại và kiểm soát chất lượng.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia
20:19' - 21/11/2024
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, chiều 21/11, tại Trụ sở Nghị viện Malaysia, Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia Dato’ Awang Bemee Awang Ali Basah.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia
19:43' - 21/11/2024
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao hai nước tiến hành hội đàm.