Gian nan mục tiêu giảm khí thải toàn cầu
Đây là nội dung báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu biến đổi khí hậu Tyndall công bố ngày 22/3, trước thềm hội nghị kéo dài 2 tuần của gần 200 quốc gia về việc giảm phát thải khí CO2.
* Tình huống cấp bách Theo Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015, các bên tham gia đã cam kết hành động để giới hạn đà tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức dưới 2 độ C và ở mức 1,5 độ C nếu khả thi. Kể từ đó, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện cùng với thực tế rằng thế giới đã trải qua những hiện tượng thời tiết cực đoan gây chết người, cho thấy mục tiêu kiềm chế sự tăng nhiệt độ Trái Đất ở mức 1,5 độ C là ngưỡng an toàn hơn cho toàn cầu hiện nay. Báo cáo trên chỉ ra rằng sản lượng khai thác nhiên liệu hóa thạch của một số quốc gia nghèo hơn dù chỉ chiếm một phần nhỏ sản lượng của thế giới nhưng họ lại phụ thuộc vào nguồn thu nhập từ đó. Do đó, việc nhanh chóng loại bỏ nguồn thu từ nhiên liệu hóa thạch của các nước nghèo hơn có thể đe dọa sự ổn định chính trị ở những quốc gia này. Các nước như Nam Sudan, Congo, Gabon có rất ít nguồn thu từ các lĩnh vực kinh tế khác ngoài khí đốt và dầu mỏ. Ngược lại, các quốc gia giàu có vốn là những nhà khai thác nhiên liệu hóa thạch lớn sẽ vẫn giàu có ngay cả khi không còn nguồn thu nhập từ chúng. Ví dụ, nguồn thu từ dầu khí đóng góp 8% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ, nhưng GDP bình quân đầu người của nước này sẽ vẫn khoảng 60.000 USD, cao thứ 2 thế giới dù không tính nguồn thu từ nhiên liệu hóa thạch. Tác giả chính của báo cáo trên, Giáo sư về năng lượng và biến đổi khí hậu tại Đại học Manchester (Anh), ông Kevin Anderson cho biết hiện có 88 quốc gia trên thế giới khai thác dầu khí. Các chuyên gia đã tính toán những thời điểm loại bỏ phát thải khí CO2 cho tất cả những quốc gia này phù hợp với những mục tiêu đặt ra trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015. Theo đó, họ nhận thấy rằng để có 50/50 cơ hội hạn chế sự tăng nhiệt độ Trái Đất ở mức 1,5 độ C, 19 quốc gia có GDP bình quân đầu người trên 50.000 USD (không tính thu nhập từ dầu khí) cần phải chấm dứt hoạt động khai thác vào năm 2034. Trong nhóm này có Mỹ, Na Uy, Anh, Canada, Australia và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE). Tiếp sau đó, 14 quốc gia khác có GDP bình quân đầu người khoảng 28.000 USD (không tính thu nhập từ dầu khí) cần ngừng hoạt động khai thác vào năm 2039. Nhóm này bao gồm Saudi Arabia, Kuwait và Kazakhstan.Nhóm quốc gia tiếp theo gồm Trung Quốc, Brazil và Mexico cần loại bỏ nguồn thu nhập từ dầu mỏ và khí đốt vào năm 2043. Sau đó đến các nước như Indonesia, Iran và Ai Cập vào năm 2045. Chỉ có những quốc gia khai thác dầu khí nghèo nhất như Iraq, Libya và Angola có thể tiếp tục hoạt động này đến năm 2050.
Khi ký kết Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu hồi năm 2015, các nước đã chấp nhận rằng những quốc gia giàu có cần thực hiện những bước đi lớn hơn và nhanh hơn trong việc giảm phát thải khí CO2, đồng thời hỗ trợ tài chính để giúp những nước nghèo hơn giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Quy định này cũng được áp dụng đối với hoạt động sản xuất điện than. Liên hợp quốc (LHQ) cũng đã kêu gọi các nước giàu thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dần loại bỏ sử dụng than đá vào năm 2030, trong khi phần còn lại của thế giới là vào năm 2040. * Thách thức lớnViệc buộc các công ty dầu mỏ lớn trên thế giới cắt giảm khí thải sẽ không cứu được hành tinh trước những tác động của biến đổi khí hậu.
Các công ty dầu mỏ lớn khai thác hàng triệu thùng dầu thô mỗi ngày, vận chuyển bằng những tàu chở dầu lớn, xử lý ở các khu liên hiệp các đường ống và các bể chứa, với lượng khí thải lớn trong khí quyển. Những công ty này cần giảm lượng khí thải và góp phần vào quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch. Tuy nhiên, việc tập trung vào một số ít công ty hiện chiếm khoảng 10% sản lượng dầu thô toàn cầu mỗi ngày sẽ không đảo ngược được sự gia tăng lượng khí thải. Các tập đoàn dầu mỏ lớn nhất thế giới không dễ chịu khuất phục trước các sức ép từ các cổ đông như đã thấy đối với Exxon Mobil Corp. và Chevron Corp. gần đây hay việc một tòa án của Hà Lan buộc Royal Dutch Shell PLC xem xét lại các kế hoạch cắt giảm khí thải. Đây là những công ty quốc doanh do nhà nước kiểm soát. Sẽ có những công ty mua các dự án mà các tập đoàn lớn bán lại để giảm lượng khí thải, nếu vẫn có nhu cầu về dầu mỏ và giá đủ cao. Đó là lý do tại sao các vấn đề về biến đổi khí hậu không thể chỉ được giải quyết bằng cách buộc các công ty dầu mỏ đã niêm yết cổ phiếu giảm sản lượng. Sự thay đổi thực sự phải đến từ việc giảm nhu cầu dầu mỏ trên toàn cầu và điều này đòi hỏi phải có các nguồn năng lượng thay thế. Các tập đoàn dầu mỏ lớn có thể tham gia vào giải pháp này. Bên cạnh đó, nhiều nước có lượng khí thải lớn nhất thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ và Nga. Đây là những nước mà các tập đoàn dầu mỏ của phương Tây không hoặc ít hiện diện với tư cách là nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp. Dù điều quan trọng là phải giảm lượng khí thải ở tất cả các nước, lượng khí thải cần được giảm mạnh nhất ở những nước nói trên. Mức giảm 10% lượng khí thải của Trung Quốc sẽ giảm lượng khí thải trong khí quyển tương đương với việc không còn khí thải ở Anh, Italy và Pháp. Trong khi đó, một phân tích mới đây cho thấy các hành động về khí hậu mà các nước cam kết sẽ chỉ làm giảm 9% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong thập kỷ này, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đến năm 2030 cắt giảm cần 50% lượng khí thải toàn cầu. Các nhà khoa học cho biết việc không đạt được mục tiêu về khí thải đến năm 2030 sẽ đẩy thế giới đến những tác động về khí hậu không thể đảo ngược được, kể cả khi các nước đạt được mục tiêu đưa lượng khí thải ròng về 0 vào năm 2050. Để phục vụ cho việc phân tích, Trung tâm chính sách năng lượng toàn cầu thuộc đại học Columbia University đã xem xét các kế hoạch khí hậu của các nước, được biết đến với tên gọi Đóng góp được quốc gia tự xác định (NDC). Kết quả phân tích cho thấy có sự chênh lệch lớn giữa mức độ của các NDC với lộ trình cần thiết để có thể đưa lượng khí thải ròng về 0 vào năm 2050. Báo cáo cho biết Mỹ và Liên minh châu Âu (EU), dù cam kết đưa lượng khí thải ròng về 0 vào năm 2050, nhưng được dự đoán sẽ chỉ giảm 27% lượng khí thải vào năm 2030 so với các mức năm 2015.Lượng khí thải tại các nước như Trung Quốc và Ấn Độ thậm chí còn được dự đoán sẽ tăng 10% trong thập kỷ này, bất chấp cam kết đưa lượng khí thải ròng bằng 0 sau năm 2050. Báo cáo còn cho thấy rất ít quốc gia biến các cam kết của mình thành hành động rõ ràng.
Các nước giàu cần chấm dứt hoạt động khai thác dầu mỏ và khí đốt vào năm 2034 để giới hạn sự tăng nhiệt độ Trái Đất ở mức 1,5 độ C, đồng thời để các nước nghèo hơn có thời gian để thay thế nguồn thu nhập từ nhiên liệu hóa thạch./.Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
"Cú hích" cho sự chuyển đổi dài hạn khỏi nhiên liệu hóa thạch
05:30' - 20/03/2022
Các quyết định chính sách năng lượng có thể mang lại hy vọng về sự chuyển đổi nhanh chóng khỏi nhiên liệu hóa thạch trên thế giới.
-
Kinh tế tổng hợp
Thủ đô mới của Indonesia cấm xe chạy bằng nhiên liệu hóa thạch
18:36' - 22/02/2022
Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã cấm các phương tiện chạy bằng nhiên liệu hóa thạch hoạt động tại khu vực thủ đô mới Nusantara vốn được xây dựng với khái niệm “thành phố rừng thông minh”.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tiếp tục cảnh báo các nước chưa đạt thỏa thuận thuế quan
07:39'
Giới đầu tư toàn cầu chuẩn bị bước sang tuần có thời hạn chót về đàm phán thuế quan của Mỹ khi quãng thời gian tạm hoãn áp thuế 90 ngày sẽ chính thức hết hạn vào ngày 9/7 tới.
-
Kinh tế Thế giới
Căng thẳng thương mại EU-Trung Quốc lại tăng nhiệt
18:18' - 06/07/2025
Những căng thẳng mới này diễn ra trong bối cảnh hai bên dự kiến sẽ tiến hành Hội nghị thượng đỉnh vào cuối tháng này tại Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Elon Musk tuyên bố thành lập đảng mới ở Mỹ
10:45' - 06/07/2025
Theo ông Musk, đảng mới sẽ tập trung vào một số ghế tại Thượng viện và từ 8 - 10 khu vực Hạ viện để có thể tạo ra ảnh hưởng thực chất trong Quốc hội.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
08:23' - 06/07/2025
Loạt sự kiện thế giới nổi bật đầu tháng 7/2025 cho thấy nhiều chuyển biến đáng chú ý trên các mặt kinh tế, môi trường và chính sách toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Á - ASEAN: Mảnh ghép chiến lược trong định hướng hợp tác mới của Mercosur
12:27' - 05/07/2025
ASEAN, với vị thế là một trong những trung tâm sản xuất, tiêu thụ và đổi mới công nghệ của thế giới, đang nổi lên như một đối tác tiềm năng trong chiến lược mở rộng hợp tác của Mercosur.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều quốc gia dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu thịt gà Brazil
09:30' - 05/07/2025
Brazil thông báo 7 quốc gia đã chính thức dỡ bỏ các hạn chế nhập khẩu thịt gà từ Brazil.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
07:48' - 05/07/2025
Dự cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện trị giá 4.500 tỷ USD là gói chính sách trong nhiệm kỳ thứ hai mang tính biểu tượng của Tổng thống Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan chưa đạt được thỏa thuận về thuế quan với Mỹ
07:38' - 05/07/2025
Thái Lan vẫn chưa hoàn tất đàm phán với Mỹ về thuế đối ứng, song đã có được “những hiểu biết giá trị” để định hướng việc soạn thảo một đề xuất sửa đổi.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đề xuất áp thuế đối ứng đối với thuế ô tô của Mỹ tại WTO
07:34' - 05/07/2025
Ấn Độ đã đệ trình lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đề xuất áp thuế đối ứng đối với các thuế quan mà Mỹ áp dụng đối với ô tô và một số linh kiện ô tô.