Giáo sư Hàn Quốc đánh giá cao quan hệ hợp tác Việt - Hàn
Viện nghiên cứu chính sách kinh tế đối ngoại Hàn Quốc (KIEP) vừa ra mắt cuốn sách “30 năm hợp tác kinh tế và xã hội giữa Việt Nam và Hàn Quốc” nhân kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao song phương (1992-2022).
Cuốn sách là tập hợp công trình nghiên cứu của nhóm các giáo sư, nhà nghiên cứu Hàn Quốc và Việt Nam. Nhân dịp này, phóng viên TTXVN tại Seoul đã có cuộc phỏng vấn Giáo sư Lee Han-woo, Tiến sĩ khoa học chính trị thuộc Đại học Sogang, về những nội dung chính được đề cập trong ấn bản mới này.
Đề cập các nội dung chính của cuốn sách, Giáo sư Lee Han-woo cho biết kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1992, hợp tác song phương giữa Việt Nam và Hàn Quốc đã phát triển vượt bậc trên hầu khắp các bình diện, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, xã hội và văn hóa.Đây là thời điểm cần đánh giá quan hệ trong song phương ở góc độ rộng hơn nhằm đặt nền móng mới cho 30 năm tới.
Với mục đích này, nhóm nghiên cứu đã tập trung xem xét hiện trạng hợp tác kinh tế, xã hội và văn hóa giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong 30 năm qua và cùng nhau đề xuất những đánh giá khách quan nhằm mục tiêu thiết kế một tương lai tốt đẹp hơn giữa hai nước.
Tiếp phóng viên TTXVN trong buổi chiều bận rộn tại trường Sogang, Giáo sư Lee Han-woo chia sẻ nhóm nghiên cứu có 6 người, 3 người Hàn Quốc, 3 người Việt Nam. Việc lựa chọn nhóm nghiên cứu từ cả hai nước để có cái nhìn đa chiều từ cả Việt Nam và Hàn Quốc.Các tác giả đều là các chuyên gia về kinh tế, xã hội và đều công tác tại các viện nghiên cứu và trường đại học tại Việt Nam và Hàn Quốc. Đặc biệt, các nhà nghiên cứu bên phía Hàn Quốc đều là các chuyên gia đã nghiên cứu và theo dõi tình hình Việt Nam lâu năm. Cá nhân Giáo sư Lee đã nghiên cứu Việt Nam được gần 30 năm.
Trước đó, nhân kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Hàn - Việt, Giáo sư Lee Han-woo và Giáo sư Bùi Thế Cường (Học viện KHXH&NV) đã cùng xuất bản một cuốn sách mang tên “Việt Nam - Hàn Quốc một phần tư thế kỷ chia sẻ cùng phát triển”.10 năm trước nữa, Giáo sư Lee Han-woo đã xuất bản một cuốn sách nghiên cứu về Đổi mới kinh tế Việt Nam. Ngoài ra, ông còn tham gia nhiều nghiên cứu và xuất bản chung với các học giả khác, đặc biệt là trên tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á.
Đề cập những điểm sáng về hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong 30 năm qua và định hướng hợp tác trong thời gian tới, Giáo sư Lee Han-woo cho hay theo số liệu thống kê được công bố, trong 30 năm qua, quan hệ thương mại giữa hai nước đã tăng gấp 150 lần và đang tiến tới mục tiêu 100 tỷ USD vào năm 2023. Trong lĩnh vực đầu tư, mức tăng lên tới 80 lần.Hàn Quốc từ nhiều năm nay luôn là nhà đầu tư đứng thứ nhất tại Việt Nam với hơn 9.000 doanh nghiệp và tổng số vốn đầu tư lũy kể đến năm 2020 đạt trên 70 tỷ USD, chiếm 18,5% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đầu tư vào Việt Nam. Chỉ với 2 số liệu này có thể thấy những thành tựu về hợp tác kinh tế giữa hai nước lớn đến mức nào.
Không thể phủ nhận rằng FDI của Hàn Quốc đã đóng góp rất lớn cho nền kinh tế Việt Nam. Nhưng bên cạnh đó, hoạt động FDI vẫn tồn đọng nhiều hạn chế. Tỷ trọng đầu tư quy mô nhỏ trong FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam có xu hướng gia tăng từ năm 2018.Năm 2020, các dự án đầu tư quy mô nhỏ hơn được thực hiện với các dự án đầu tư sử dụng dưới 200 lao động chiếm 90,7% và giá trị đầu tư dưới 10 triệu USD, chiếm 91,7%. Quy mô trung bình cho mỗi dự án FDI là 7,56 triệu USD.
Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Hàn Quốc, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam. Trên thế giới, các quốc gia mà là đối tác thương mại lớn thứ ba, thứ tư của nhau thì đó là thành quả hợp tác rất lớn.Các doanh nghiệp Hàn Quốc sử dụng khoảng 1 triệu lao động người Việt Nam, chiếm khoảng 30% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam, tương đương khoảng 10% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Giáo sư Lee Han-woo nhấn mạnh rằng các tập đoàn, doanh nghiệp của Hàn Quốc đóng góp đáng kể cho sự phát triển và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua. Tuy nhiên, trong giai đoạn tới, quan hệ kinh tế cần chú trọng những vấn đề sau: Trong hợp tác, hai nước cần nhấn mạnh nền tảng cho sự phát triển đôi bên cùng có lợi. Các doanh nghiệp Hàn Quốc không chỉ vì mục tiêu của mình mà cần chú trọng đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam nói chung và có sự hỗ trợ, cộng hưởng tương hỗ phát triển với doanh nghiệp Việt Nam.Về phía Chính phủ Việt Nam cần hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, không chỉ là các tập đoàn lớn mà cần chú trọng đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chính phủ hai nước cần tăng cường trao đổi, hợp tác về chính sách, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.
Trong giai đoạn tới, hai quốc gia cần chú trọng để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tăng trưởng, vươn lên để dần dần nắm giữ các vai trò chủ lực mà hiện nay các doanh nghiệp nước ngoài đang nắm giữ. Các bên cũng cần chú trọng chuyển giao công nghệ, tăng hàm lượng giá trị gia tăng của Việt Nam trong chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu.
Quá trình phát triển, cần giảm thiểu các bất đồng phát sinh giữa người lao động và chủ sử dụng lao động, cần có phương án để giảm thiểu phát sinh các mâu thuẫn để đảm bảo doanh nghiệp phát triển bền vững.Về thương mại, dù thâm hụt thương mại giữa Việt Nam với Hàn Quốc đang trong lộ trình giảm nhưng Việt Nam đang thâm hụt 30 tỷ USD. Vì thế, điều này cũng cần được khắc phục trong thời gian tới.
Đối với lĩnh vực văn hóa, xã hội, Giáo sư Lee Han-woo cho rằng trong lĩnh vực giao lưu nhân dân, các cô dâu Việt Nam kết hôn tới Hàn Quốc ngày càng tăng và đặc biệt là ngày càng tăng số lượng người Việt Nam sang Hàn Quốc làm việc, nghiên cứu, lao động và học tập.Chính quyền địa phương của Hàn Quốc cũng rất quan tâm đến giao lưu nguồn nhân lực với các địa phương của Việt Nam. Mới đây nhất, với việc ông Park Hang Seo làm Huấn luyện viên (HLV) cho Đội tuyển bóng đá Việt Nam thì quan hệ hợp tác giữa hai nước đã được thúc đẩy đáng kể. Cùng với ông Park, một số HLV thể thao khác cũng giúp thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực này
Trong giao lưu văn hóa, văn hóa đại chúng của Hàn Quốc đã du nhập vào Việt Nam rất mạnh mẽ, nhưng ở chiều ngược lại, văn hóa Việt Nam được giới thiệu đến công chúng Hàn Quốc còn rất hạn chế. Trong khi phim Hàn Quốc công chiếu tại Việt Nam rất nhiều và có nhiều bộ phim gây ảnh hưởng lớn thì tại Liên hoan phim quốc tế Busan, các bộ phim của Việt Nam xuất hiện còn ít. Giáo sư Lee Han-woo cho biết Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực hỗ trợ quảng bá văn hóa Việt Nam tại Hàn Quốc. Ví dụ Bảo tàng Quốc gia Seoul và Bảo tàng Busan cứ định kỳ vài năm một lần lại có cuộc triển lãm về cổ vật, văn hóa cổ của Việt Nam tại Hàn Quốc để giới thiệu lịch sử, văn hóa truyền thống của Việt Nam. Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc cũng hỗ trợ tổ chức những sự kiện giới thiệu về mỹ thuật Việt Nam. Tuy nhiên, văn hóa đại chúng của Việt Nam vẫn chưa được giới thiệu nhiều. Số liệu nghiên cứu cho thấy về lĩnh vực tác phẩm văn học, các tác phẩm Việt Nam được giới thiệu sang Hàn Quốc có khoảng 30 chủng loại song các tác phẩm văn học thì chưa được độc giả Hàn Quốc biết đến. Trong khi các tác phẩm của Hàn Quốc được giới thiệu tới Việt Nam là 100. Chỉ nhìn con số này thôi đã thấy có sự chênh lệch rất lớn. Để quảng bá văn hóa Hàn Quốc, vào năm 2006, Chính phủ Hàn Quốc đã mở Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam. Giáo sư Lee Han-woo cho rằng Chính phủ Việt Nam nên nghiên cứu để sớm mở Trung tâm văn hóa Việt Nam tại Hàn Quốc. Trong xu hướng toàn cầu hóa và thế giới công nghệ phát triển như hiện nay, việc giao lưu văn hóa cần theo hướng hai chiều, tương hỗ, đa dạng song vẫn duy trì bản sắc dân tộc. Chính phủ hai nước cần tăng cường hợp tác để phổ biến văn hóa của Việt Nam tại Hàn Quốc.Có nhiều ý kiến đề cập việc tổ chức định kỳ liên hoan phim Việt Nam cho công chúng ở các khu vực khác. Cần hỗ trợ dịch thuật và xuất bản các tác phẩm văn học Việt Nam sang tiếng Hàn, đồng thời tích cực giới thiệu văn học Việt Nam tại Hàn Quốc, giới thiệu văn hóa Việt Nam...
Hai nước cũng cần nỗ lực nâng cao nhận thức cân bằng và hiểu biết sâu sắc về văn hóa xã hội của nước bạn. Các cơ quan, tổ chức liên quan đến ngoại giao văn hóa của cả hai nước nên xem xét đến phương án phát triển, mở rộng các chương trình giới thiệu văn hóa của cả hai quốc gia qua kênh internet.Ngoài ra, hai nước cũng có thể cân nhắc tổ chức cuộc thi sáng tạo nội dung (contents) để giới thiệu văn hóa xã hội dành cho đối tượng tham gia là người Hàn Quốc và người Việt Nam. Các bên cũng có thể xem xét xây dựng chương trình người Việt Nam sinh sống tại Hàn Quốc để giới thiệu văn hóa và xã hội Hàn Quốc với người bản xứ Việt Nam./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc sẽ khả quan
22:18' - 05/06/2022
Phóng viên TTXVN thường trú tại Trung Quốc đã có cuộc trao đổi với ông Nông Đức Lai - Tham tán Thương mại Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc xoay quanh tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Chùm ảnh về Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ tư
21:11' - 05/06/2022
Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ tư - năm 2022 với chủ đề: “Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập kinh tế sâu rộng trong tình hình mới”.
-
Tài chính & Ngân hàng
Đâu là lực đẩy cho thị trường chứng khoán Việt Nam?
19:11' - 05/06/2022
Tiến trình phục hồi kinh tế của Việt Nam được các tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới như Fitch, Moody's, Standard & Poor's đánh giá rất cao, cho dù hiện hữu nguy cơ lạm phát như hiện nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 4
14:30' - 05/06/2022
Chiều 5/6, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Phiên toàn thể - tọa đàm cấp cao, Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 4.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Chuyên gia Cuba bác bỏ thông tin thiết bị Starlink gây nhiễu mạng di động
08:58'
Không có bằng chứng kỹ thuật hay tuyên bố chính thức nào cho thấy dịch vụ internet vệ tinh Starlink của SpaceX (Mỹ) gây nhiễu mạng di động tại đảo quốc này.
-
Ý kiến và Bình luận
HSBC: Doanh nghiệp Mỹ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ thuế quan `
14:13' - 24/05/2025
Theo một khảo sát của HSBC Holdings Plc, các doanh nghiệp Mỹ là những đối tượng đang lo ngại nhất về tác động của chính sách thuế quan thay đổi liên tục của Tổng thống Donald Trump.
-
Ý kiến và Bình luận
Mỹ có thể dỡ bỏ thuế quan khi USMCA được đàm phán lại
09:45' - 23/05/2025
Theo ông Rob Wildeboer, người đứng đầu công ty sản xuất phụ tùng ô tô Martinrea International Inc, Mỹ sẽ dỡ bỏ thuế quan ô tô khi Hiệp định Thương mại Mỹ-Mexico-Canada (USMCA) được đàm phán lại.
-
Ý kiến và Bình luận
Nhiều nước kêu gọi Mỹ cân nhắc việc áp thuế mới đối với chip bán dẫn
08:40' - 23/05/2025
Bộ Thương mại Mỹ đã tiếp nhận 206 đơn kiến nghị liên quan đến cuộc điều tra đối với chip bán dẫn, thiết bị sản xuất chip bán dẫn.
-
Ý kiến và Bình luận
WB: Cải cách và xanh hóa sẽ giúp Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập cao
16:53' - 22/05/2025
Theo WB, Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa cải cách thể chế và thúc đẩy mô hình phát triển xanh để hiện thực hóa mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045.
-
Ý kiến và Bình luận
Các Bộ trưởng thương mại BRICS tái khẳng định cam kết với chủ nghĩa đa phương
08:52' - 22/05/2025
BRICS sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác nội khối về thương mại số, phát triển bền vững, chuyển đổi xanh và hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ.
-
Ý kiến và Bình luận
Cảnh báo về an toàn lao động khi thi công các công trình thủy điện
13:14' - 21/05/2025
PGS.TS Vũ Thanh Ca, Nguyên Giảng viên cao cấp, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã chia sẻ với phóng viên TTXVN xoay quanh vấn đề xây dựng thủy điện và đảm bảo an toàn trong thi công.
-
Ý kiến và Bình luận
“Bộ tứ trụ cột” để Việt Nam cất cánh: Động lực quan trọng nhất của nền kinh tế
10:59' - 21/05/2025
Trong điều kiện đặc thù của Việt Nam hai khái niệm “kinh tế tư nhân” và “định hướng xã hội chủ nghĩa” không hề đối chọi nhau, không cản trở nhau mà cùng song hành.
-
Ý kiến và Bình luận
Fed cảnh báo áp lực giá
10:09' - 21/05/2025
Ngày 20/5, các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cho biết chính sách thuế quan của chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tạo ra áp lực tăng giá và kêu gọi thận trọng trước khi điều chỉnh lãi suất.