Giấy “khai sinh” cho sản vật Việt
Từ Hà Giang địa đầu Tổ quốc đến tận cùng đất mũi Cà Mau, ở đâu cũng để lại dấu ấn về những sản phẩm đặc trưng truyền thống.
Nếu như Hà Giang có đặc sản chè Shan Tuyết, cam sành, hồng không hạt, mật ong bạc hà, cơm lam Bắc Mê thì mũi Cà Mau cũng nổi tiếng với lẩu mắm U Minh, chuột đồng sả ớt hay cá lóc nướng trui…
Tự hào là thế, ấy vậy mà việc khẳng định thương hiệu vùng vẫn chưa được mọi người quan tâm. Đây là câu trả lời cho bài toán tại sao đến nay vẫn chỉ có lác đác vài tên tuổi được điểm mặt đặt tên trên bản đồ chỉ dẫn địa lý cho mặt hàng nông sản tại Việt Nam.
Đi tìm lời giải của cụm từ chỉ dẫn địa lý, chúng tôi đã tìm đến ông Đào Đức Huấn, Giám đốc Trung tâm phát triển nông thôn. Nhâm nhi bên ly cà phê vào một ngày cuối năm, ông Huấn chia sẻ: "Nếu ở Việt Nam chúng ta có nước mắm Phú Quốc, cà phê Buôn Mê Thuột, chè xanh Mộc Châu thì khi nhắc đến những cái tên như Champagne, Havana, Proto chúng ta sẽ liên tưởng ngay đến những sản phẩm tự nhiên có chất lượng cao trên thế giới.
Những cái tên được nêu ở trên chỉ là một trong vô vàn những sản phẩm đã được khai sinh và mang một giá trị vô hình vượt ra khỏi ranh giới chật hẹp của nó".
Một điều mà bất kỳ ai cũng không thể phủ nhận đó là những sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý thì thường được biết đến những thương hiệu nổi tiếng và giá trị kinh tế mà nó mang lại bao giờ cũng cao hơn những sản phẩm cùng loại thông thường.
Chẳng hạn như cũng là một con gà như Đông Tảo chẳng hạn nhưng nếu được chứng nhận chỉ dẫn địa lý có thể được bán cao hơn giá hiện tại gấp nhiều lần. Do đó, bảo hộ chỉ dẫn địa lý cũng đồng nghĩa với việc lợi nhuận thu về sẽ nhiều hơn trước.
Bên cạnh đó, xét về khía cạnh pháp lý, chỉ dẫn địa lý còn mang nhiều ý nghĩa quan trọng khác. Điều đầu tiên mà chỉ dẫn địa lý trao lại là quyền ngăn cấm người không có thẩm quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý hoặc đối với những sản phẩm không có nguồn gốc từ khu vực không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng.
Mặt khác, bảo hộ chỉ dẫn địa lý để không trở thành một tên gọi chung, làm mất đi tính phân biệt với sản phẩm thông thường khác.
Biết là thế nhưng cái khó bó cái khôn khiến việc khai sinh cho một sản vật vùng miền vẫn chỉ nằm trong tiềm thức.
Vấn đề này cũng đã được nhiều địa phương trăn trở, nhiều cuộc hội thảo cũng đã được tổ chức để bổ sung kiến thức cho cán bộ và lãnh đạo các tỉnh trước thềm hội nhập nhưng xem ra vẫn dậm chân tại chỗ.Người dân mới chỉ ý thức tìm những giống tốt, ghép cành bói quả hay học hỏi thêm kinh nghiệm hay để biến những đặc sản vùng miền đã ngon lại nổi tiếng hơn.
Tuy nhiên, với kiến thức ít ỏi nên sản phẩm làm ra chỉ tập trung bán lại cho lái buôn hay một công ty thu gom nào đó để thu lời khiến sản vật địa phương bị lợi dụng danh tiếng gây mất lòng tin với người tiêu dùng.
Chính từ những vụ lình xình trước đó mà Bắc Giang và Nam Định đã mở đường để xin được bảo hộ cho quả vải thiều Lục Ngạn và hạt gạo tám xoan Hải Hậu.
Nhìn nhận về vấn đề chỉ dẫn địa lý, ông Tạ Quang Minh Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cho rằng: Tuy vấn đề bảo hộ chỉ dẫn địa lý là tương đối mới đối với Việt Nam, nhưng trong thực tế Việt Nam đã thực hiện việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với một số sản phẩm theo yêu cầu của một số nước đối tác và cũng có yêu cầu được bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với một số mặt hàng nông sản tiêu biểu, có uy tín.
Vì thế, ngoài việc đăng ký theo đúng yêu cầu và thủ tục của nước sẽ bảo hộ khá phức tạp và kéo dài, tới 3 năm như Việt Nam đã đăng ký tại EU cho nước mắm Phú Quốc.
Trong thực tế thương mại quốc tế hiện đại, một số nước đã thỏa thuận về bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với một số sản phẩm cụ thể khi đàm phán các thỏa thuận thương mại, như đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), các Hiệp định Thương mại tự do (FTA), các hiệp định hợp tác, đối tác...
Việt Nam là nước nông nghiệp có nhiều sản phẩm đặc sản có thể bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Nhận thức được tầm quan trọng của bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với phát triển nông nghiệp và nông thôn, Nhà nước rất quan tâm, thúc đẩy hoạt động bảo hộ chỉ dẫn địa lý nhằm nâng cao danh tiếng, chất lượng sản phẩm, từ đó nâng cao thu nhập của nông dân, tạo thêm công ăn việc làm cho khu vực nông thôn….
Chính vì sự quan tâm đó, Việt Nam đã xây dựng được hệ thống các quy định pháp luật về bảo hộ chỉ dẫn địa lý phù hợp với yêu cầu của Hiệp định về những vấn đề liên quan đến thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ (TRIPS).
Tuy nhiên, để hoạt động này phát triển cũng như tên tuổi của các sản vật vùng miền được bảo hộ thì không chỉ đòi hỏi sự quan tâm của các cấp chính quyền và nhà sản xuất… mà còn đòi hỏi sự đầu tư xứng đáng về thời gian, công sức và tài chính cho việc xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống quản lý đối với từng chỉ dẫn địa lý.
Đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đề xuất: Để quả bưởi Đoan Hùng, cam sành Bố Hạ, rượu Làng Vân, bánh đa Kế, Mỳ Chũ, gạo thơm Yên Dũng, gốm Thổ Hà…vượt ra khỏi khuôn khổ chật hẹp hiện nay cần xây dựng một hệ thống văn bản qui củ về phát triển chỉ dẫn địa lý, qui định rõ vai trò các bộ ngành, nguyên tắc trong qui hoạch vùng, cấp quyền sử dụng, kiểm soát, hỗ trợ nông dân, … về chỉ dẫn địa lý.
Vai trò của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần được quy định rõ nhằm gắn kết và thúc đẩy hoạt động phát triển chỉ dẫn địa lý với chức năng, nhiệm vụ phát triển nông thôn trong thời gian tới để những đặc sản lâu đời này có được giấy “khai sinh” vươn lên tầm thế giới./.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Hội chợ Xuân 2016 quy tụ nhiều đặc sản vùng miền
20:34' - 27/01/2016
Tối 27/1, tại Hà Nội đã khai mạc Hội chợ Xuân 2016. Đây là hoạt động xúc tiến thương mại quy mô lớn với nhiều chủng loại sản phẩm hàng hóa và hội tụ các đặc sản vùng miền, địa phương trên cả nước.
-
Hàng hoá
Xoài Úc trái vụ cháy hàng trước Tết
18:08' - 22/01/2016
Trước Tết Nguyên đán Bính Thân 2016 hai tuần, các chủ vườn xoài Úc trái vụ phục vụ Tết ở huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa đã bán hết loại quả đặc sản này với giá rất cao.
-
Xe & Công nghệ
Xây dựng thương hiệu gạo quốc gia: Đi từ thị trường trong nước
09:30' - 01/01/2016
Xây dựng thương hiệu gạo quốc gia cần tập trung cho thị trường nội địa trước bởi thị trường này tiêu thụ tới 30-40% lượng gạo sản xuất ra. Trước khi bước ra thế giới phải có thương hiệu trong nước.
-
Hàng hoá
Pháp hỗ trợ Việt Nam xây dựng chỉ dẫn địa lý cho hàng nông sản
15:30' - 11/11/2015
Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn trong chỉ dẫn địa lý, sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý trên thị trường chưa nhiều, chưa tạo được sự nhận biết và tin tưởng của người tiêu dùng.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Lo ngại nguy cơ căng thẳng nguồn cung, giá dầu thô tăng mạnh
09:00' - 22/11/2024
Toàn bộ 5 mặt hàng nhóm năng lượng đồng loạt tăng giá trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị thêm nhiều diễn biến phức tạp.
-
Thị trường
Giá cà phê tăng nhờ lo ngại nguồn cung
08:44' - 22/11/2024
Hai mặt hàng cà phê vẫn ghi nhận diễn biến tích cực khi mở cửa với mức gapup, phản ánh những lo ngại về nguồn cung tại các thị trường xuất khẩu chính.
-
Thị trường
250 gian hàng tại Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam 2024
22:16' - 21/11/2024
Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam năm nay diễn ra từ ngày 20 đến 24/11, với quy mô 250 gian hàng, thu hút hơn 200 đơn vị đến từ 63 tỉnh thành tham gia.
-
Thị trường
Đề nghị các tập đoàn, doanh nghiệp chủ động kế hoạch sản xuất, cung ứng hàng hóa Tết
19:14' - 21/11/2024
Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ký ban hành Chỉ thị số 12/CT-BCT ngày 20/11/2024 về việc thực hiện giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
-
Thị trường
TH lan tỏa “Vị Hạnh Phúc – Xuân Sung Túc” với bộ sản phẩm đồ uống Tết Ất Tỵ 2025
16:40' - 21/11/2024
Với thông điệp “Vị Hạnh Phúc - Xuân Sung Túc”, TH mong muốn mang đến cho khách hàng nguồn năng lượng tích cực từ những sản phẩm tốt cho sức khỏe.
-
Thị trường
Giá xăng dầu giảm nhẹ từ chiều nay 21/11
14:52' - 21/11/2024
Xăng E5RON92 không cao hơn 19.343 đồng/lít (giảm 109 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 1.185 đồng/lít.
-
Thị trường
Giá kim loại quý quay lại đà giảm do áp lực từ đồng USD
08:40' - 21/11/2024
Giá bạc giảm 0,82% về 31 USD/ounce. Giá bạch kim quay đầu giảm 1,31% xuống mức 965,8 USD/ounce, chấm dứt chuỗi tăng 4 phiên liên tiếp trước đó.
-
Thị trường
Giá cà phê thế giới tăng vọt do lo ngại nguồn cung
08:36' - 21/11/2024
Giá hai mặt hàng cà phê Arabica leo đỉnh cao nhất kể từ năm 2011 và Robusta trở lại mức cao nhất trong hơn một tháng do lo ngại về nguồn cung từ Brazil và Việt Nam.
-
Thị trường
Xuất khẩu lô hàng tổ yến đầu tiên qua lối thông quan cầu Bắc Luân II
21:54' - 20/11/2024
Ngày 20/11, lô hàng tổ yến đầu tiên được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc qua lối thông quan cầu Bắc Luân II tại Quảng Ninh.