Giới khoa học kêu gọi mục tiêu "100 ngày cho ra đời loại vaccine mới"
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn Sky News mới đây, Giáo sư Sarah Gilbert - nhà khoa học bào chế ra vaccine ngừa COVID-19 của hãng Oxford (Anh) - cho rằng: "Thế giới cần phải sẵn sàng tung ra vaccine phù hợp chỉ trong vòng 100 ngày, nếu xuất hiện virus gây đại dịch tiếp theo."
Theo Giáo sư Gilbert, đã mất khoảng 300 ngày kể từ khi thế giới xác định được bệnh COVID-19, cho đến khi loại vaccine đầu tiên chống lại căn bệnh này được phê duyệt. Tuy nhiên, để ngăn chặn một đại dịch trong tương lai, thế giới cần phải phản ứng nhanh hơn nhiều.
Mục tiêu "100 ngày có được vaccine" ban đầu được Chính phủ Anh đưa ra trong nhiệm kỳ Chủ tịch Nhóm Các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) vào tháng 6/2021 và nhận được sự ủng hộ của các nhà lãnh đạo G7 và Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20).
Theo các nhà lãnh đạo, một phản ứng nhanh chóng như vậy đối với đại dịch COVID-19 sẽ giúp cứu được hàng triệu sinh mạng và hạn chế thiệt hại lên tới hàng nghìn tỷ USD trên khắp thế giới.
Giáo sư Gilbert cho rằng các nhà khoa học nên xây dựng một ngân hàng vaccine chống lại các chủng virus vốn được xem là những mối đe dọa lớn nhất gây đại dịch. Công trình này có thể khởi đầu với ít nhất 10 loại vaccine có hiệu quả rộng rãi.
Bà nêu rõ: “Chúng tôi muốn tạo nguồn 'hạt giống' cho một số loại vaccine khác nhau. Sau đó, chúng tôi sẽ bắt đầu thử nghiệm lâm sàng để có thể xem xét phản ứng miễn dịch đối với từng loại virus khác nhau để xem liệu nó có khả năng bảo vệ hay không.
Chúng tôi muốn phát triển xa nhất có thể và sau đó thiết lập một ngân hàng dự trữ vaccine, sẵn sàng để sử dụng và khả năng tăng cường sản xuất thực sự nhanh chóng nếu dịch bệnh bùng phát".
Theo bà Gilbert, cho đến nay virus corona vẫn là một mối quan ngại đáng kể, vì khả năng lây lan nhanh chóng giữa người với người. Những chủng virus khác, như virus Nipah, tuy gây tỷ lệ tử vong cao nhưng cho đến nay khả năng lây truyền thấp hơn nhiều.
Giáo sư đánh giá sẽ có những thách thức đáng kể trong việc sản xuất vaccine chỉ trong 100 ngày, trong đó bao gồm tính khả dụng của các xét nghiệm chẩn đoán và cách đánh giá hiệu quả của thuốc tiêm nhanh hơn so với các thử nghiệm lâm sàng truyền thống.
Ngoài ra, thế giới cũng sẽ cần thêm nhiều địa điểm sản xuất khác, đặc biệt là ở châu Phi, để đẩy nhanh quá trình triển khai.
Giáo sư Gilbert cho biết: "Chúng ta đã học được rất nhiều điều từ COVID-19 và bây giờ chúng ta nên đảm bảo rằng mình tận dụng điều đó - xem điều gì hoạt động tốt và điều gì không"./.
- Từ khóa :
- Vaccine
- vaccine ngừa covid-19
- covid-19
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Moderna sẽ bỏ bản quyền vaccine COVID với nước thu nhập thấp và rung bình
13:43' - 08/03/2022
Moderna thông báo sẽ bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine ngừa COVID-19 cho các nước thu nhập thấp và trung bình.
-
Chuyển động DN
Moderna xây nhà máy sản xuất vaccine ở châu Phi
09:07' - 08/03/2022
Hãng dược phẩm Moderna của Mỹ ngày 7/3 thông báo sẽ xây dựng nhà máy sản xuất vaccine theo công nghệ mRNA đầu tiên của mình ở châu Phi.
-
Kinh tế tổng hợp
Indonesia sẽ tiêm vaccine cho 100% dân số thuộc diện tiêm chủng trong tháng 3
10:02' - 07/03/2022
Chính phủ Indonesia đặt quyết tâm cung cấp vaccine ngừa COVID-19 cho toàn bộ dân số thuộc diện tiêm chủng vào cuối tháng 3 này.
-
Ý kiến và Bình luận
Người bị sốt sau khi tiêm 2 mũi vaccine sẽ có kháng thể nhiều hơn
07:30' - 07/03/2022
những người sốt sau khi tiêm mũi 2 vaccine ngừa COVID-19 sẽ có lượng kháng thể nhiều hơn những người không có phản ứng này.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Argentina: Việt Nam ngày càng có nhiều đóng góp cho cộng đồng quốc tế
10:21' - 07/07/2025
Tờ Reporte Asia của Argentina đã có bài viết đánh giá cao những đóng góp của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương.
-
Ý kiến và Bình luận
Doanh nghiệp Thụy Sỹ đánh giá cao tiềm năng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
20:27' - 06/07/2025
Phóng viên TTXVN tại Thụy Sỹ đã có cuộc trao đổi với ông Stefan Winzenried - nhà sáng lập và Giám đốc điều hành công ty công nghệ JANZZ.technology của Thụy Sỹ - về “bước chuyển mình” của Việt Nam.
-
Ý kiến và Bình luận
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: Kiểm soát ô nhiễm, thúc đẩy chuyển đổi xanh cho đô thị Việt Nam
14:23' - 05/07/2025
Vấn đề ô nhiễm không khí ở các thành phố, đô thị lớn là hiện hữu và đang trở thành thách thức lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
-
Ý kiến và Bình luận
Thị trường lao động Mỹ: Đã đến lúc dừng lạc quan?
08:09' - 03/07/2025
Các ngành như dịch vụ doanh nghiệp, giáo dục và y tế ghi nhận sự sụt giảm việc làm, ngược lại, các ngành giải trí, khách sạn và chế tạo lại có sự tăng trưởng.
-
Ý kiến và Bình luận
“Sắp xếp lại giang sơn” - cơ hội lớn từ góc nhìn quốc tế
09:50' - 02/07/2025
Phóng viên TTXVN tại Thụy Sỹ đã có cuộc trao đổi với đại diện của Diễn đàn Kinh tế Thụy Sỹ - Việt Nam (SVEF) về cơ hội từ việc “Sắp xếp lại giang sơn”.
-
Ý kiến và Bình luận
Thị trường lao động Mỹ phát tín hiệu trái chiều
08:59' - 02/07/2025
Nhu cầu lao động của nước này đã bất ngờ tăng trong tháng 5/2025, song sự sụt giảm trong hoạt động tuyển dụng đã củng cố thêm những dấu hiệu cho thấy thị trường lao động đang chậm lại.
-
Ý kiến và Bình luận
Dấu hiệu người tiêu dùng Mỹ bắt đầu “lãnh đòn” thuế quan
09:07' - 01/07/2025
Giá các mặt hàng sản xuất tại Trung Quốc và bán trên nền tảng bán lẻ Amazon.com đang tăng nhanh hơn tốc độ lạm phát chung.
-
Ý kiến và Bình luận
Chứng khoán Việt Nam tháng 7: Kỳ vọng "tháng tăng điểm"
07:30' - 01/07/2025
Thị trường chứng khoán có thể biến động mạnh trong tháng 7 và dòng tiền sẽ tiếp tục phân hóa để tìm đến những cổ phiếu có kết quả kinh doanh tích cực cũng như triển vọng tăng giá trong nửa cuối năm.
-
Ý kiến và Bình luận
CBO: Dự luật thuế tại Thượng viện sẽ khiến Mỹ thâm hụt thêm 3.300 tỷ USD
10:45' - 30/06/2025
Theo ước tính mới từ Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO), dự luật thuế và chi tiêu của Tổng thống Donald Trump tại Thượng viện sẽ làm tăng thâm hụt ngân sách Mỹ thêm gần 3.300 tỷ USD trong 10 năm tới.