Gỡ khó cho doanh nghiệp xuất khẩu tôm vào thị trường Hoa Kỳ
Theo các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tôm, thuế chống bán phá giá cao và Chương trình giám sát thủy sản nhập khẩu Mỹ (SIMP) là những rào cản lớn đang khiến doanh nghiệp khó đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này trong thời gian gần đây.
Số liệu từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho thấy, trong 4 tháng đầu năm nay, mặc dù kim ngạch xuất khẩu tôm vẫn tăng trưởng 13,8% so với cùng kỳ, đạt trên 1 tỷ USD nhưng xuất khẩu tôm của Việt Nam riêng trong tháng 4 đã giảm 0,4% so với cùng kỳ, đạt trên 275 triệu USD.Ngoài nguyên nhân giá tôm sụt giảm trong bối cảnh nguồn cung tăng cao thì việc xuất khẩu tôm sang Mỹ và Trung Quốc sụt giảm cũng đã khiến kim ngạch xuất khẩu chung của toàn ngành giảm theo.
Trước đó, năm 2017 trong khi xuất khẩu tôm sang các thị trường đều tăng mạnh, thì ở thị trường Mỹ lại sụt giảm đến 8% so với năm 2016.Việc thuế chống bán phá giá tăng cao được xác định là một trong những nguyên nhân chính khiến xuất khẩu tôm sang thị trường này giảm mạnh.
Đầu tháng 3/2018, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã thông báo kết quả sơ bộ thuế chống bán phá giá cho tôm Việt Nam trong giai đoạn xem xét hành chính lần thứ 12 (POR12) từ 1/2/2016- 31/1/2017 lên tới 25,39%. Mức thuế lần này được cho là quá cao so với những lần công bố trước đó.Dù các luật sư đã phát hiện có sự nhầm lẫn trong cách tính của DOC và kết quả sơ bộ chỉ có tính chất tham khảo, tuy nhiên phán quyết này ít nhiều cũng gây tâm lý lo lắng cho cả bên mua lẫn bên bán tôm hiện nay.
Không những vậy, cuối tháng 4/2018, tôm chính thức được Cơ quan Quản lý Đại dương và Khí quyển quốc gia Mỹ (NOAA) đưa vào Chương trình giám sát thủy sản nhập khẩu Mỹ. Theo đó, đến ngày 31/12/2018, các nhà nhập khẩu tôm phải tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của chương trình SIMP. Cụ thể, nhà nhập khẩu phải là công dân Mỹ; đảm bảo và duy trì Giấy phép Thương mại thủy sản quốc tế (IFTP) từ NOAA; Khai báo một loạt các yếu tố dữ liệu cần thiết để khi nhập khẩu vào Mỹ xác nhận các sản phẩm được mua lại hợp pháp tại thời điểm thu hoạch.Đồng thời, trong 2 năm, phải lưu giữ hồ sơ của dữ liệu đó, cũng như ghi lại trung thực toàn bộ chuỗi hành trình sản phẩm từ lúc thu hoạch tới khi nhập khẩu vào Mỹ.
Các doanh nghiệp cho rằng, với mức thuế chống bán phá giá cao, kèm theo sự giám sát của SIMP, xuất khẩu tôm sang Mỹ rất khó tăng trưởng mạnh trong thời gian tới. Trong khi đó, theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP, Mỹ là một thị trường có nhu cầu rất lớn về thủy sản, đặc biệt là tôm.Trung bình mỗi năm Mỹ nhập khẩu khoảng 600.000 tấn tôm phục vụ tiêu dùng, nhưng kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam vào thị trường này mới chiếm 10%/năm (khoảng 60.000 tấn), trong khi năng lực xuất khẩu của Việt Nam có thể đạt tới 150.000 tấn.
Do vậy, các doanh nghiệp cần cải thiện chất lượng và năng lực cạnh tranh để có thể mở rộng thị phần tại đây.
Để gỡ khó cho doanh nghiệp trong bối cảnh giá tôm sụt giảm sâu, mới đây, VASEP đã có văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị một số giải pháp để phát triển bền vững sản xuất, xuất khẩu tôm Việt.Trong đó, VASEP kiến nghị Chính phủ tiếp tục quan tâm các hoạt động ngoại giao cấp cao để Hoa Kỳ tháo gỡ nhanh các rào cản thương mại, nhất là việc áp thuế chống bán phá giá tôm.
Theo VASEP, mặc dù hiện nay đã có Công ty Minh Phú không bị áp thuế và đang chiếm gần 50% lượng tôm Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ.Tuy nhiên, đây vẫn là một trở ngại lớn cho sức cạnh tranh của tôm Việt Nam. Hiện tôm Việt Nam chỉ chiếm khoảng 10% trong tổng số tôm nhập khẩu vào Mỹ, do những rào cản về áp thuế chống bán phá giá trong khi Ấn Độ đang chiếm tới 32% thị phần ở thị trường này, tiếp đó là Thái Lan và Indonesia.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
VASEP kiến nghị kiểm soát chặt hoạt động tạm nhập tái xuất tôm qua Trung Quốc
11:26' - 07/06/2018
VASEP kiến nghị Chính phủ có biện pháp tăng cường kiểm soát hoạt động tạm nhập tái xuất tôm Ấn Độ và Ecuador, nhằm hạn chế tối đa tình trạng gian lận thương mại trong hoạt động này.
-
Kinh tế & Xã hội
VASEP khuyến cáo người nuôi tôm không nên “treo ao”
15:48' - 28/05/2018
Theo VASEP và các doanh nghiệp, giá tôm nguyên liệu giảm là xu hướng chung của thế giới, không riêng gì Việt Nam.
-
Hàng hoá
Ngành tôm ứng phó với áp lực nguồn cung tăng (Bài 2): Làm gì qua “cơn bão” giảm giá?
13:13' - 25/05/2018
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tính chung trong 4 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu tôm của cả nước đạt gần 1 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Hàng hoá
Ngành tôm ứng phó với áp lực nguồn cung tăng (Bài 1): Giá giảm sâu, người nuôi lao đao
12:51' - 25/05/2018
Chưa kể đến yếu tố thị trường, việc giá tôm nuôi giảm mạnh đã khiến nhiều hộ nuôi tôm ở Việt Nam lao đao.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Đàm phán Việt Nam - Hoa Kỳ đạt tiến bộ tích cực
13:04'
Vòng đàm phán lần thứ 2 Hiệp định song phương về thương mại đối ứng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ được tổ chức từ ngày 19-22/5/2025 tại Washington D.C, Hoa Kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghiên cứu chi trả hỗ trợ học phí theo phương thức cấp trực tiếp
10:47'
Theo dự thảo Nghị quyết, ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ học phí đối với cả trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại cơ sở giáo dục dân lập, tư thục.
-
Kinh tế Việt Nam
3 thành phố của Việt Nam đều tăng bậc trên Bảng xếp hạng hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu 2025
10:44'
Trung tâm Nghiên cứu và lập bản đồ hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu StartupBlink vừa công bố Bảng xếp hạng “Chỉ số hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu năm 2025”.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đã đổi mới tư duy trong xây dựng pháp luật
09:34'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 5 năm 2025 để xem xét, cho ý kiến xây dựng 2 Dự án luật và 4 Đề nghị xây dựng Luật.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thảo luận về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ mầm non, học sinh phổ thông
08:12'
Dự thảo Nghị quyết bổ sung các đối tượng được miễn, hỗ trợ đóng học phí là: Trẻ em mầm non dưới 5 tuổi đang học tại các cơ sở giáo dục; học sinh trung học phổ thông...
-
Kinh tế Việt Nam
Gọng kìm dẹp buôn lậu: Thông điệp mạnh mẽ từ người đứng đầu
21:14' - 21/05/2025
Chỉ trong vài tháng đầu năm 2025, hàng loạt vụ sữa, thực phẩm, thuốc và phụ gia giả... bị phát hiện sau những chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, động thái vào cuộc mạnh mẽ của các bộ ngành.
-
Kinh tế Việt Nam
Bổ sung thành viên Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về cao điểm đấu tranh ngăn chặn buôn lậu, hàng giả
20:21' - 21/05/2025
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trịnh Mạnh Linh làm thành viên Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.
-
Kinh tế Việt Nam
Chống buôn lậu, hàng giả: Xử lý nghiêm các vi phạm về nông lâm thủy sản và vật tư nông nghiệp
19:51' - 21/05/2025
Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ chủ động phối hợp Bộ Y tế, Bộ Công Thương thực hiện việc kiểm tra, hậu kiểm về an toàn thực phẩm, xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh thực phẩm giả, độc hại
-
Kinh tế Việt Nam
Kiểm soát toàn diện từ vùng trồng đến đóng gói sầu riêng xuất khẩu
19:41' - 21/05/2025
Trước thực trạng này, Cục đã làm việc trực tiếp với tỉnh để thống nhất giải pháp đồng bộ.