VASEP khuyến cáo người nuôi tôm không nên “treo ao”
Trước tình hình giá tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long liên tục giảm sâu, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho rằng, đây chỉ là đợt giảm giá mang tính thời điểm và theo xu hướng giảm chung của thế giới.
Để giữ vững nguồn cung và thích ứng với thị trường, người nuôi không nên bỏ ao, hãy bình tĩnh thả nuôi với mật độ thưa hơn, kéo dài thời gian nuôi, chờ đến khi giá tôm hồi phục.
Theo VASEP và các doanh nghiệp, giá tôm nguyên liệu giảm là xu hướng chung của thế giới, không riêng gì Việt Nam. Sản lượng tôm của các nước sản xuất chính trên thế giới được dự báo có thể đạt sản lượng 3,5 triệu tấn trong năm 2018, lên mức cao nhất trong vòng 10 năm qua.
Sản lượng tôm nuôi thế giới tăng là do sản lượng của nhiều nguồn cung lớn dự kiến tăng như: Ấn Độ, Ecuador, Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia… khi sản lượng của các nước đồng loạt tăng, nhà nhập khẩu muốn ép giá và chờ giá giảm.
Trong bối cảnh này, VASEP cho rằng, người nuôi nên bình tĩnh, theo dõi tình hình và theo hướng dẫn của cơ quan chức năng.
Một số tổ chức, như Hiệp hội tôm Mỹ Thanh Sóc Trăng đã động viên người nuôi bình tĩnh thả nuôi mật độ thưa hơn dự kiến để giảm thiểu rủi ro, thu hoạch tôm cỡ lớn hơn.
Đây được cho là giải pháp dung hòa và đúng đắn tại thời điểm này, bởi nếu dừng việc thả nuôi thì chi phí cải tạo ao đã thực hiện bị lãng phí và duy trì sinh kế.
VASEP cũng cho rằng, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cần tập trung vào chất lượng để bán tôm chất lượng cao với giá cao. Đồng thời, tăng sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng mà các nước xuất khẩu tôm lớn như Ấn Độ chưa có thế mạnh xuất bán vào phân khúc các thị trường cao cấp.
Để vượt qua được giai đoạn khó khăn khi giá tôm giảm này cần phải có sự đồng lòng của cả hệ thống. Trong đó, tập trung vào các giải pháp thả nuôi giảm giá thành như khống chế sự tăng giá không rõ ràng về con tôm giống, thức ăn; được hướng dẫn kỹ thuật nuôi tốt hơn…
Về lâu dài, việc xây dựng thương hiệu con tôm Việt có truy xuất nguồn gốc, tôm sạch, ao nuôi có chứng nhận đạt chuẩn nuôi… là giải pháp ngành tôm cần hướng đến để phát triển bền vững trong thời gian tới.
Theo nhiều chuyên gia, sau khi giá tôm giảm mạnh, người nuôi tại Thái Lan, Ấn Độ đã bắt đầu giảm thả nuôi, dự báo nguồn cung tôm thế giới sẽ giảm. Sang quý III/2018, các nhà máy trong nước tăng cường mua nguyên liệu cùng với nhu cầu “ấm lên” từ các thị trường nhập khẩu, giá tôm sẽ bắt đầu tăng lên.
Nhu cầu tiêu thụ tôm của Mỹ được dự báo vẫn tốt với niềm tin tiêu dùng cao và triển vọng kinh tế tích cực. Nhập khẩu tôm của các thị trường nhập khẩu chính cũng được dự báo sẽ tăng trong cuối quý II hoặc đầu quý III/2018.
Trong 4 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu tôm của cả nước tăng 17% đạt gần 1 tỷ USD; trong đó, tôm chân trắng vẫn tăng cao 29% đạt 675 triệu USD, chiếm 68%, tôm sú tiếp tục giảm 11% đạt 219 triệu USD. Tuy nhiên, xuất khẩu tôm trong tháng 4 chỉ còn tăng gần 3% do giảm mạnh sang thị trường Mỹ và Trung Quốc./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Ứng dụng công nghệ cao trong nuôi trồng thủy sản
12:51' - 16/05/2018
Nuôi trồng thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, chủ lực của tỉnh Kiên Giang có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển.
-
Kinh tế & Xã hội
Vi phạm hành chính về lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản bị phạt đến 200 triệu đồng
19:25' - 11/05/2018
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thủy sản là 1 năm.
-
Kinh tế & Xã hội
Khánh Hòa nỗ lực khắc phục "thẻ vàng" thủy sản
16:46' - 10/05/2018
Cùng với cả nước, các cấp chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp và ngư dân Khánh Hòa đang nỗ lực hết mình để khắc phục "thẻ vàng" của Liên minh châu Âu (EU) đối với hải sản Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Tiếp tục duy trì "phạt nguội" xe quá tải bằng cân tự động trên Quốc lộ 5
21:47' - 22/04/2021
Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị tiếp tục duy trì hoạt động thí điểm hai bộ cân kiểm soát tải trọng xe tự động tại Km78+830 Quốc lộ 5 (địa phận Hải Phòng) đến hết năm 2021.
-
Kinh tế & Xã hội
Dịch COVID-19: Lợi dụng dịch bệnh, cò "chợ đen" dược phẩm tại Ấn Độ ép giá
20:38' - 22/04/2021
Khi Ấn Độ đương đầu với dịch COVID-19 mới với tốc độ lây chóng mặt, kéo theo nguy cơ quá tải và thiếu nguồn lực y tế tại bệnh viện, cũng là lúc đường dây buôn bán thuốc "chợ đen" được thể hoành hành.
-
Kinh tế & Xã hội
Lai Châu khánh thành và bàn giao công trình trường tiểu học bản Nà Phầy
20:36' - 22/04/2021
Ngày 22/4, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) Chi nhánh Lai Châu cùng UBND huyện Mường Tè đã khánh thành và bàn giao công trình trường tiểu học bản Nà Phầy, xã Vàng San.
-
Kinh tế & Xã hội
Luật phòng chống lây nhiễm mới dịch COVID-19 của Đức "vượt ải" Hội đồng Liên bang
20:26' - 22/04/2021
Bất chấp những bất đồng liên quan tới Luật Phòng chống lây nhiễm mới vừa được Quốc hội thông qua, Hội đồng Liên bang Đức cuối cùng cũng đã chấp thuận luật mới này.
-
Kinh tế & Xã hội
Dịch COVID-19: Thủ đô của Lào trong ngày đầu thực hiện lệnh phong toả
20:24' - 22/04/2021
Bắt đầu từ sáng sớm 22/4, thủ đô Viêng Chăn của Lào đã thực hiện lệnh phong tỏa nhằm ngăn chặn đại dịch COVID-19 vốn bùng phát mạnh mẽ tại đô thị này trong những ngày qua.
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội sẽ kiểm tra các cơ sở đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe
18:38' - 22/04/2021
Ngày 22/4, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã công bố quyết định thành lập đoàn kiểm tra các cơ sở đào tạo, trung tâm sát hạch cấp giấy phép lái xe cơ giới thuộc thẩm quyền quản lý của sở.
-
Kinh tế & Xã hội
Lào Cai dừng xây dựng điểm check-in “tượng nữ thần tự do”
18:35' - 22/04/2021
Ngày 22/4, UBND thị xã Sa Pa đã ký quyết định yêu cầu chủ cơ sở tạm dừng xây dựng và đón khách tham quan, chụp ảnh tại điểm check-in (chụp ảnh) “tượng nữ thần tự do”.
-
Kinh tế & Xã hội
IOC ủng hộ kế hoạch của Nhật Bản ban bố tình trạng khẩn cấp tại Tokyo
18:03' - 22/04/2021
Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) Thomas Bach ngày 22/4 bày tỏ ủng hộ kế hoạch của Chính phủ Nhật Bản ban bố tình trạng khẩn cấp mới tại thủ đô Tokyo.
-
Kinh tế & Xã hội
Campuchia triển khai “chợ di động” để bán hàng cho người dân
17:55' - 22/04/2021
Chính quyền thủ đô của Campuchia đã cho phép Công ty Virak Buntham chuyển đổi đội xe buýt đang phải ngừng hoạt động của họ thành những “chợ di động” để cung cấp lương thực, thực phẩm.