Gỡ nút thắt giữa "siêu Ủy ban" với doanh nghiệp: Vướng mắc với các tập đoàn và DNNN
Những vướng mắc, khó khăn tồn đọng lâu dần thành những nút thắt khó gỡ khiến doanh nghiệp khó khăn và nhiều dự án lớn bị đình trệ. Mới đây, những khó khăn, vướng mắc lại được chỉ ra tại buổi làm việc giữa “siêu Ủy ban" này với Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình.
Điều này cho thấy, những vấn đề mà Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đang phải đối mặt, xử lý không phải là bài toán dễ tìm lời giải.
Nhận diện khó khăn, tồn đọng
Những con số được đưa ra trong báo cáo của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp( Ủy ban) trong buổi làm việc với Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình cho thấy, đơn vị này đã chỉ đạo, điều phối hoạt động của 19 tập đoàn, tổng công ty hoàn thành cơ bản các mục tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh đề ra.
Doanh thu đạt gần 1,5 triệu tỷ đồng, tăng 6,4% so với cùng kỳ; lợi nhuận đạt gần 100 nghìn tỷ đồng, tăng 17,6% so với kế hoạch; nộp ngân sách đạt trên 221 nghìn tỷ đồng, tăng 17,6% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, những khó khăn, vướng mắc đằng sau những con số nêu trên mới thực sự là vấn đề mà Ủy ban phải đối mặt. Hàng loạt vấn đề phát sinh như triển khai chậm tiến độ các dự án, vướng mắc trong triển khai đề án tái cơ cấu doanh nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn và tái cơ cấu doanh nghiệp; quyết định các dự án đầu tư; chuyển giao quyền và trách nhiệm của cơ quan chủ quản đối với dự án đầu tư công từ các bộ về Ủy ban.
Hiện nay, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) có 4 dự án đầu tư lớn có vướng mắc, khó khăn và chậm tiến độ gồm dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Thủy điện Luang Prabang (Lào), và dự án thăm dò khai thác dầu khí tại 4 lô – Khu tự trị Nhenhexky (Nga).
Theo đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), ngày 29/9/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 131/2018/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (UBQLVNN).
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai áp dụng Nghị định số 131/2018/NĐ-CP, còn những điểm chưa rõ ràng về quy định liên quan đến quyền và trách nhiệm của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Thực tế, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp mới được thành lập từ cuối tháng 9/2018 trong khi các quy định của pháp luật đều có trước đó, do đó, chưa quy định rõ ràng về vai trò, chức năng nhiệm vụ của đơn vị này.
Liên quan đến vướng mắc về đầu tư, đại diện Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho hay, từ khi chuyển về Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, VEC đang gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc về kế hoạch vốn, chủ trương đầu tư, thủ tục gia hạn thời gian thực hiện dự án, cũng như việc gia hạn các hiệp định vay vốn. Những vướng mắc này ảnh hưởng lớn đến các dự án, các nhà thầu thi công.
Đến nay, tại hai dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành và Đà Nẵng - Quảng Ngãi, tất cả các gói thầu gần như đã quá hạn và chưa được gia hạn.
Làm rõ hơn vấn đề này, đại diện VEC cho biết, sau khi chuyển giao từ Bộ Giao thông Vận tải sang Ủy ban, đến nay các cơ quan chưa thống nhất được về đơn vị chủ trì thực hiện xử lý/xin ý kiến về các vấn đề giao kế hoạch vốn đầu tư công; điều chỉnh dự án đầu tư; điều chỉnh hiệp định vay; xem xét đầu tư các hạng mục bổ sung sử dụng vốn dư; kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối vối gói thầu mới… dẫn đến một số nội dung VEC đề trình Bộ Giao thông Vận tải và Ủy ban nhưng không xác định được cơ quan chủ trì xử lý.
Một đơn vị khác của ngành Giao thông cũng gặp vấn đề, sau chưa đầy 2 năm chuyển giao phần vốn Nhà nước về Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, phương án chuyển Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) về lại Bộ Giao thông Vận tải lại được đưa ra xem xét.
Ông Đặng Sỹ Mạnh, Tổng giám đốc VNR đánh giá: “Việc thành lập Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp là chủ trương hoàn toàn phù hợp của Đảng và Nhà nước nhằm mục tiêu tách bạch việc quản lý Nhà nước ra khỏi chức năng chủ sở hữu vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam từ khi được chuyển về đã nảy sinh nhiều khó khăn, bất cập cần được các ngành, các cấp giải quyết”.
“Những khó khăn của Tổng công ty đang vướng xuất phát từ việc không thống nhất về quy định pháp luật giữa các Luật, Nghị định điều chỉnh, cụ thể là Luật Ngân sách Nhà nước 2015, Luật Đường sắt 2017 và một số văn bản pháp luật khác”, ông Đặng Sỹ Mạnh cho hay.
Liên quan đến vấn đề này, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 1128/VPCP – CN truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đánh giá toàn diện đề xuất điều chuyển Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) từ Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp về trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải.
Dưới góc nhìn của TS Nguyễn Đình Cung, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, hoạt động của doanh nghiệp khó khăn từ khi chuyển về Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước, vướng mắc đầu tiên vẫn là cơ chế chính sách.
Cho đến nay, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước vẫn thiên về đầu tư dự án, nên bất cứ dự án nào của doanh nghiệp vẫn phải xin đủ các ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước, đủ các cửa. Như vậy, quy trình vẫn mang tính quản lý hành chính nhà nước.
Chính vì vậy, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước nếu không tách bạch rõ vai trò của mình thì hoạt động quản lý sẽ không hiệu quả và trở nên không cần thiết. Vì nếu Ủy ban mang danh quản lý nhà nước thì trước nay vẫn thế.
Gỡ thế “mắc kẹt” ở “siêu Ủy ban”
Nhìn vào những vấn đề nảy sinh tại Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước trong báo cáo của đơn vị này có thể nhận thấy, đơn vị này đang phải tiếp tục xử lý nhiều vấn đề tồn đọng từ các bộ, ngành. Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh cho biết, Ủy ban phải tiếp tục xử lý 259 việc các bộ đang xử lý dở dang; trong đó có nhiều việc phức tạp, nhiều vướng mắc, khó khăn, tồn đọng qua nhiều năm; có việc liên quan đến thanh tra, kiểm tra, điều tra, xét xử, kỷ luật, thay thế cán bộ. Đến nay, Ủy ban đã chủ trì hoặc phối hợp với các bộ, cơ quan xử lý 201/259 việc.
Tuy nhiên, thực tế vấn đề mà dư luận quan tâm và được nêu ra tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2 hôm 3/3 là việc Ủy ban đang làm thế nào để tháo gỡ khó khăn vướng mắc của một số tập đoàn, tổng công ty khi chuyển về đơn vị này.
Xoay quanh chủ đề này, tại cuộc họp, bà Nguyễn Thị Phú Hà, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cho biết, thực hiện Nghị định 131/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp có hiệu lực từ ngày 29/9/2018 là 19 tập đoàn, tổng công ty được bàn giao nguyên trạng từ 5 bộ về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Trong quá trình thực hiện, Ủy ban nhận được biên bản bàn giao từ các bộ về có 259 nhiệm vụ dở dang; trong đó còn rất nhiều nhiệm vụ theo nguyên tắc phải thực hiện từ các cơ quan chủ sở hữu đã thông qua, phê duyệt trước năm 2017, tức là trước khi được chuyển về Ủy ban.
Trong năm 2019, có rất nhiều nhiệm vụ triển khai trước năm 2017 nhưng chưa được các cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện; trong đó có một số dự án lớn. Có dự án triển khai cách đây 10 năm, 20 năm, đến nay có vấn đề nảy sinh.
Theo bà Hà, hiện đang có 5 tập đoàn, tổng công ty sử dụng vốn ngân sách nhà nước như Tập đoàn Điện lực Việt Nam, thì hiện nay vốn ngân sách nhà nước vẫn đang giao về Tập đoàn để triển khai các dự án đầu tư cũng như các dự án liên quan đến chuyển tải, nối điện về nông thôn.
Đồng thời, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cũng vẫn bố trí vốn cho các dự án của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và một số dự án thuộc Tổng Công ty Thuốc lá về vốn giải phóng mặt bằng… thì không có vấn đề gì.
Tuy nhiên, theo bà Hà, có 2 đơn vị là Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam và Tổng Công ty Đường cao tốc Việt Nam, từ trước đến nay các dự án này được giao vốn qua Bộ Giao thông Vận tải, với các dự án có liên quan đến bảo trì, bảo dưỡng kết cấu hạ tầng đường sắt.
Về vận tải đường sắt, mặc dù Tổng Công ty đã về Ủy ban từ tháng 10/2018, nhưng kế hoạch năm 2019 về giao dự toán vẫn là do Bộ Giao thông Vận tải giao vốn bình thường.
Tuy nhiên, liên quan đến bảo trì kết cấu hạ tầng, yêu cầu đặt ra là theo cơ chế đặt hàng. Ở đây có 2 luồng ý kiến, một là vẫn triển khai như những năm trước và luồng thứ hai là theo cơ chế đặt hàng. Nhưng nếu thực hiện theo cơ chế đặt hàng theo Nghị định 32/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn vốn kinh phí chi thường xuyên, thì dù ở Ủy ban Quản lý vốn nhà nước hay Bộ Giao thông Vận tải vẫn phải thực hiện theo cơ chế chung.
Các bộ và cơ quan ngang bộ đều có quyền đặt hàng nhiệm vụ dịch vụ công ích, kể cả các cá nhân thực hiện việc này. Bà Hà cho biết Thủ tướng Chính phủ đã đề nghị Bộ Tư pháp, Bộ Giao thông Vận tải và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước họp xem xét lại câu chuyện hợp pháp lý.
Về vốn đường cao tốc Việt Nam, hiện nay Quốc hội đã giao dự toán ngân sách cho Tổng Công ty Đường cao tốc Việt Nam (VEC) nhưng hiện chưa có vốn giải ngân.
Theo bà Hà, trước kia VEC dự kiến vay lại toàn số vốn này để đầu tư các dự án đường cao tốc và không sử dụng vốn ngân sách nhà nước, nhưng sau 8 năm thực hiện thấy rằng nguồn thu sẽ không đủ bởi vốn cho các dự án cao tốc là rất lớn.
VEC đã có giải trình và Chính phủ đã quyết định cơ cấu lại vốn cho VEC. Tuy nhiên đến nay thực hiện theo Nghị quyết của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Quốc hội đang chưa cho phép chuyển nguồn vốn vay lại thành vốn cấp, đang phải xin các cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện nội dung này. Do vậy, từ năm 2019 VEC có về Ủy ban hay ở tại Bộ Giao thông Vận tải thì cũng không được giao vốn ngân sách nhà nước này.
Có một thực tế được TS Nguyễn Đình Cung chỉ ra, chức năng của Ủy ban cần tách khỏi các bộ quyền chủ sở hữu và chỉ chuyên trách tập trung chuyên nghiệp thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp với tư cách là người đầu tư vốn. Có như vậy mới giải quyết các bất cập hiện nay.
Từ góc độ doanh nghiệp, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng kiến nghị, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp xây dựng và trình Chính phủ ban hành quy chế phối hợp giữa Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và các bộ, ngành trong việc giải quyết các công việc có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhằm đảm bảo việc giải quyết đúng thẩm quyền, rút ngắn thời gian giải quyết công việc, giảm bớt chuyển văn bản qua lại giữa các cơ quan, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp triển khai nhiệm vụ được giao.
Trong buổi làm việc với Ủy ban hôm 19/3, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu Ủy ban sát cánh cùng các tập đoàn, tổng công ty trực thuộc, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành việc triển khai các Đề án cơ cấu lại các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đã được phê duyệt; tập trung cơ cấu lại toàn diện về sản xuất kinh doanh, tài chính, đầu tư, nhân sự và quản trị của tập đoàn, tổng công ty để nâng cao hiệu quả hoạt động, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động.
Phó Thủ tướng giao Bộ Giao thông Vận tải và các cơ quan liên quan, khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo Thường trực Chính phủ tại cuộc họp ngày 17/3/2020, báo cáo đề xuất Chính phủ để xem xét, quyết định đối với kinh phí quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia./.
Doanh nghiệp ngành giao thông “mắc kẹt” sau khi được chuyển về “siêu Ủy ban”
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tách bạch hóa quyền chủ sở hữu và quyền quản lý nhà nước của “siêu Ủy ban”
13:33' - 24/03/2020
Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước (Ủy ban) là một mô hình đặc thù với kỳ vọng để vốn nhà nước được quản lý và đầu tư hiệu quả, tách bạch chức năng quản lý nhà nước với chức năng kinh doanh.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp ngành giao thông “mắc kẹt” sau khi được chuyển về “siêu Ủy ban”
13:25' - 24/03/2020
Chưa đầy 2 năm chuyển giao 19 tập đoàn, TCty có vốn nhà nước về "siêu Ủy ban", nhiều đơn vị, trong đó có 5 doanh nghiệp của Bộ Giao thông Vận tải đang gặp những khó khăn, vướng mắc cần được tháo gỡ.
-
Doanh nghiệp
Bộ GTVT đề nghị tiếp tục giao vốn bảo trì cho Tcty Đường sắt Việt Nam
17:58' - 09/03/2020
Bộ Giao thông Vận tải đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về các phương án thực hiện việc giải ngân vốn bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia năm 2020.
-
Kinh tế Việt Nam
Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN sẽ nhận xử lý 12 dự án yếu kém ngành công thương
19:02' - 27/02/2020
Đó là nội dung tại Nghị quyết 18/NQ-CP vừa được Chính phủ ban hành sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 97/NQ-CP ngày 2/10/2017
-
Kinh tế Việt Nam
Tổ công tác của Thủ tướng làm việc với Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp
16:46' - 20/02/2020
Ngày 20/2, tại Hà Nội, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thông qua báo cáo đánh giá tác động môi trường cho hồ chứa nước chống hạn của Bình Thuận
13:05'
Theo UBND tỉnh Bình Thuận, đến nay một số công việc liên quan đến thực hiện Dự án Hồ chứa nước Ka Pét đã hoàn thành.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội: Đề xuất áp dụng mức thuế 10% cho các cơ quan báo chí
11:43'
Các đại biểu Quốc hội đề nghị Ban soạn thảo dự án Luật có những chính sách mạnh hơn cho các cơ quan báo chí, không chỉ giảm thuế xuống 10% với tất cả các loại hình báo chí mà có thể giảm xuống 5%.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông xe cầu Rạch Đỉa kết nối khu Nam Tp. Hồ Chí Minh
10:24'
Sáng 28/11, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Tp. Hồ Chí Minh và Sở Giao thông Vận tải tổ chức thông xe, đưa vào khai thác công trình cầu Rạch Đỉa, vượt tiến độ 1 tháng.
-
Kinh tế Việt Nam
Sản lượng lúa các tỉnh phía Bắc năm 2024 đạt trên 12,7 triệu tấn
10:12'
Năm 2025, các tỉnh phía Bắc đặt mục tiêu sản xuất khoảng 2,2 triệu ha lúa, năng suất đạt khoảng 58,8 tạ/ha, sản lượng đạt gần 13 triệu tấn
-
Kinh tế Việt Nam
Hàng Việt trước “làn sóng” thương mại điện tử xuyên biên giới
09:17'
Với sự phát triển của các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới như Shopee, Lazada, TikTok Shop cùng Temu và Shein của Trung Quốc... hàng Việt đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành công thương chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
18:53' - 27/11/2024
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện 9611/CĐ-BCT ngày 26/11 về việc chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội
18:47' - 27/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, thành phố tập trung đẩy mạnh triển khai các dự án lớn nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, tránh để tình trạng dự án chậm triển khai gây lãng phí lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Bàn giao xong cọc giải phóng mặt bằng và mốc lộ giới tuyến cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình
18:45' - 27/11/2024
Đến nay, các huyện đã thành lập Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng và Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển Khu Công nghệ cao Hòa Lạc
18:36' - 27/11/2024
Ban Chỉ đạo có 19 thành viên, trong đó, ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch UBND thành phố làm Trưởng Ban chỉ đạo.