Gỡ thẻ vàng IUU: Bảo vệ nguồn lợi và ổn định sinh kế cho ngư dân
Đã gần 5 năm kể từ ngày Ủy ban châu Âu (EC) cảnh báo thẻ vàng đối với hoạt động khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (gọi tắt là IUU) với Việt Nam.
Từ đó đến nay, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc quyết liệt chống khai thác IUU, nỗ lực gỡ "thẻ vàng" cho ngành thủy sản. Không ít chuyển biến tích cực được ghi nhận nhưng để đáp ứng được yêu cầu của EC, khắc phục được thẻ vàng IUU thì vẫn còn nhiều việc phải làm.
Xoay quanh vấn đề này, phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, Đại biểu Quốc hội Khóa XV, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nghề cá Việt Nam. Phóng viên: Sau 5 năm thực hiện các khuyến nghị của EC nhằm khắc phục thẻ vàng IUU, hoạt động khai thác hải sản của Việt Nam đã có những chuyển biến ra sao, thưa ông? PGS.TS Nguyễn Chu Hồi: Ngay từ khi EC cảnh báo thẻ vàng với Việt Nam hồi năm 2017, Chính phủ đã xác định đây là vấn đề hết sức nghiêm trọng và huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc. Đặc biệt, lần đầu tiên chúng ta đưa ngay được 14 quy định nhận diện về IUU vào trong Luật Thủy sản sửa đổi năm 2017. Sau 5 năm triển khai, sự thay đổi rõ nét nhất là nhận thức từ các cấp, ngành cho đến ngư dân, ai cũng đã hiểu rõ IUU là gì. Thêm nữa, trong 5 năm thực hiện khắc phục thẻ vàng, dù có đến 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, chúng ta vẫn cố gắng duy trì nhịp độ sản xuất ổn định. Bên cạnh đó, việc trang bị thiết bị định vị, liên lạc cho ngư và phân loại các nhóm tàu để nhận diện các đối tượng đánh bắt xa bờ đã được triển khai, giúp phân loại, quản trị nghề cá của các địa phương thuận lợi hơn. Phóng viên: Bên cạnh những chuyển biến tích cực trên, theo ông hiện giờ còn có những điểm gì cần phải lưu ý? PGS.TS Nguyễn Chu Hồi: Nhìn vào những tiêu chí EC yêu cầu và hướng dẫn khắc phục, chúng ta chỉ còn 4 tiêu chí khó. Tất nhiên số lượng nhiều ít không nói lên được độ khó mà chính 4 tiêu chí cuối cùng này mới là những tiêu chí khó chúng ta cần phải khắc phục. Các tiêu chí này liên quan đến bản chất nghề cá nước ta vốn đã quen làm ăn nhỏ lẻ nên để thay đổi thói quen cũng cần thời gian. Mặt khác, 14 quy định được đưa vào Luật Thủy sản sửa đổi năm 2017 chỉ là để nhận diện ra IUU chứ không phải là giải pháp mà người ngư dân có thể đọc, hiểu và thực hiện được ngay. Do đó vẫn còn một khoảng cách cần phải cụ thể hóa hơn. Chưa kể, khi người dân không còn đi đánh bắt xa bờ, không vi phạm IUU nữa trở về đánh bắt cá ở "ao nhà" thì lại chưa có cá, thêm giá xăng dầu tăng mạnh... Khó khăn chồng chất khó khăn. Do đó, để giải quyết vấn đề IUU phải đặt trong mối quan hệ liên ngành, liên vấn đề thì mới giải quyết toàn diện được. Nhà nước cần duy trì và thậm chí phải tăng cường, đồng bộ các chính sách khác. Trong đó đối với nghề cá nói chung, có 3 mảng vấn đề rất quan trọng cần phải giải quyết đồng bộ là: ngư nghiệp - kinh tế nghề cá; ngư trường - bảo vệ nguồn lợi, bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường biển để cá sống được và ngư dân. Phóng viên: Trước Việt Nam, một số nước ASEAN như Thái Lan hay Philippines cũng từng bị cảnh báo thẻ vàng IUU và rất nhanh chóng khắc phục để gỡ thẻ. Theo ông, Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì từ các nước bạn? PGS.TS Nguyễn Chu Hồi: Tại các nước, vai trò của cộng đồng và chính quyền địa phương hết sức quan trọng, tức là nhà nước và nhân dân cùng làm, cùng hưởng, cùng quản lý. Nên khi bị cảnh báo IUU, họ tự điều chỉnh hành vi và tăng cường năng lực để khắc phục. Do đó, bài học lớn nhất theo tôi là nghề cá cần được phân cấp quản lý. Và những hình thức quản lý mới đối với nghề cá có trách nhiệm cần phải áp dụng sớm và áp dụng thành công. Phóng viên: Ngoài những biện pháp đã triển khai, để phát triển nghề cá có trách nhiệm và bền vững còn cần những giải pháp nào thưa ông?PGS.TS Nguyễn Chu Hồi: Tôi cho rằng cần phải làm rất cụ thể việc bảo vệ nguồn lợi và duy trì môi trường biển tốt. Mọi nỗ lực của người ngư dân sẽ không thể có và những thành quả mà họ đạt được cũng có thể bị phủi sạch nếu môi trường biển tiếp tục xấu và bị đầu độc.
Ngoài ra, về chính sách, đã đến lúc nên có nghị quyết riêng của cấp cao về giải quyết đồng bộ 3 vấn đề ngư dân - ngư nghiệp - ngư trường trong khuôn khổ chống đánh bắt cá bất hợp pháp IUU. Đồng thời tiếp tục điều chỉnh lại chiến lược ưu tiên nuôi trên biển để giảm nhẹ sức ép lên thủy sản khai thác bởi nguồn lợi cá đang ngày càng ít dần, trữ lượng cá cũng giảm nhưng số lượng tàu thuyền vẫn nhiều... Hơn nữa, cũng phải tính đến việc hỗ trợ ngư dân không đi đánh bắt bất hợp pháp thì chuyển đổi nghề nghiệp như thế nào? Ngoài ra, đối với nghề cá ven bờ, nên tính đến việc phát triển nghề cá giải trí tại một số vịnh biển đẹp. Thay vì đánh cá đi bán, có thể phát triển câu cá giải trí, ngắm cá giải trí. Khi đó, cá vẫn còn nguyên mà nguồn lợi thu thu về cũng không nhỏ. Song song với đó, khi chuyển dần từ đánh bắt sang nuôi trồng phải ứng dụng nuôi công nghệ cao. Nghề cá phát triển ở ven bờ cửa sông phải đảm bảo lợi ích kép, gắn các khu bè nuôi trồng với mục đích du lịch. Như thế, ngoài ngư dân thì sắp tới cả các doanh nghiệp liên quan đến ngành thủy sản cũng phải tham gia vào phát triển. Họ chính là người vừa đầu tư vào công nghệ hiện đại, vừa là người đầu tư để ra xa bờ hơn, họ cũng là người hạn chế được những rủi ro… Phóng viên: Trân trọng cảm ơn ông!Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam khẳng định cam kết mạnh mẽ để khắc phục thẻ vàng IUU
21:17' - 28/10/2022
Việt Nam đã và đang nỗ lực cao nhất để giải quyết tốt nhất các nội dung kiến nghị của EC đối với việc đẩy lùi và chấm dứt khai thác IUU hướng tới phát triển ngành khai thác hải sản bền vững.
-
Kinh tế & Xã hội
Kiểm soát, xử lý tàu cá vi phạm quy định về chống khai thác IUU
08:03' - 18/10/2022
Thanh Hóa sẽ nỗ lực, tăng cường phối hợp với các tỉnh ven biển để thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU, với mong muốn gỡ "thẻ vàng" của EC đối với thủy sản Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Trị đồng bộ các giải pháp khắc phục "thẻ vàng" IUU
07:55' - 14/10/2022
Tỉnh Quảng Trị đã và đang thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp khắc phục chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Mỹ nhận định Việt Nam có cơ hội kinh doanh lớn trong thời gian tới
18:37' - 21/11/2024
Theo trang forbes.com (Mỹ), nhiều thập kỷ qua, Việt Nam đã mở cửa cho các tập đoàn lớn. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có cơ hội kinh doanh lớn hơn nữa dưới thời chính quyền Trump 2.0.
-
Ý kiến và Bình luận
Morgan Stanley: Chính sách thuế của Donald Trump sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ
06:00' - 21/11/2024
Ông Seth Carpenter, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng Morgan Stanley, cho rằng các mức thuế mà Tổng thống đắc cử Donald Trump đề xuất sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ vào năm 2026.
-
Ý kiến và Bình luận
Công nghệ AI dự báo sẽ tạo ra 680 tỷ USD cho ngành viễn thông
18:18' - 20/11/2024
Trong 15-20 năm tới, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) ước tính sẽ mang lại tới 680 tỷ USD cho ngành viễn thông.
-
Ý kiến và Bình luận
UNICEF cảnh báo 3 yếu tố đe dọa sức khỏe trẻ em
08:23' - 20/11/2024
Sự biến động về nhân khẩu học, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng và quá trình chuyển đổi công nghệ nhanh chóng có nguy cơ dẫn đến tương lai ảm đạm cho thanh thiếu niên vào giữa thế kỷ 21.
-
Ý kiến và Bình luận
Ukraine thông qua ngân sách 2025 với khoản chi kỷ lục cho quốc phòng
08:14' - 20/11/2024
Quốc hội Ukraine đã thông qua toàn bộ luật về ngân sách quốc gia năm 2025, trong đó chi ngân sách năm tới được quy định ở mức kỷ lục 3.940 tỷ hryvnia (hơn 95 tỷ USD).
-
Ý kiến và Bình luận
Australia: Dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế có nguy cơ thất bại
08:41' - 19/11/2024
Liên minh hai đảng Tự do và Quốc gia (Liên đảng) cùng đảng Xanh của Australia ngày 18/11 đã lên tiếng phản đối dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế.
-
Ý kiến và Bình luận
Mô hình nào cho phát triển kinh tế cửa khẩu?
20:41' - 18/11/2024
Thời gian tới cần định dạng lại mô hình khu kinh tế cửa khẩu thành mô hình khu kinh tế phát triển toàn diện đa chức năng.
-
Ý kiến và Bình luận
Albemarle: Phương Tây khó từ bỏ nguồn cung từ Trung Quốc
12:22' - 18/11/2024
Albemarle, nhà sản xuất lithium lớn nhất thế giới nhận định việc phương Tây xây dựng chuỗi cung ứng lithium riêng tại Bắc Mỹ và châu Âu để giảm lệ thuộc vào Trung Quốc là không khả thi về mặt kinh tế.
-
Ý kiến và Bình luận
APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO
08:33' - 18/11/2024
Các nhà lãnh đạo APEC đã thông qua “Tuyên bố Ichma về Diện mạo mới của Khu vực thương mại tự do” trong chương trình nghị sự châu Á-Thái Bình Dương.