Gỡ vướng chính sách để phát triển thêm nhiều công trình xanh
“Phát triển công trình xanh - Chuyển động từ chính sách đến hành động thực tiễn” là chủ đề chính của Phiên toàn thể Tuần lễ Công trình Xanh Việt Nam 2024 diễn ra ngày 4/10 tại Hà Nội. Sự kiện này do Bộ Xây dựng phối hợp với UBND TP Hà Nội tổ chức.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Minh Hà cho biết, những năm vừa qua, Việt Nam là một trong số các quốc gia luôn giữ được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Cùng với tăng trưởng kinh tế, quá trình đô thị hóa ở Việt Nam cũng diễn ra nhanh với mức tăng bình quân hàng năm trên 1%.Tuy nhiên, việc phát triển công trình xanh ở Việt Nam trong thời gian qua cũng còn gặp nhiều khó khăn, rào cản như thiếu các chứng nhận về vật liệu xanh, vật liệu tiết kiệm năng lượng, thiếu nguồn nhân lực có chất lượng và chuyên môn sâu về công trình xanh, nhận thức của một bộ phận chủ đầu tư, người sử dụng các sản phẩm, dich vụ về công trình xanh còn nhiều hạn chế, khả năng tiếp cận các nguồn vốn xanh cho các dự án công trình xanh hạn chế...
Để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc thúc đẩy phát triển công trình xanh, trong thời gian tới Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành: Nghiên cứu trình Chính phủ ban hành quy định về danh mục dự án xanh trong đó có các dự án công trình xanh; Quy định về danh mục dự án được tiếp cận nguồn tín dụng xanh; Nghiên cứu đề xuất quy định về dán nhãn năng lượng cho vật liệu xây dựng vào nội dung dự thảo Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong năm 2025.Đồng thời, Bộ Xây dựng tổ chức triển khai và hướng dẫn các địa phương, doanh nghiệp, chủ đầu tư trong việc áp dụng các tiêu chí công trình xanh trong quá trình đánh giá, phân loại đô thị, phân hạng nhà chung cư, phát triển các dự án nhà ở xã hội theo tiêu chí công trình xanh; Rà soát, sửa đổi QCVN 09:2017/BXD, tiếp tục nghiên cứu xây dựng và đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, công bố các tiêu chuẩn về tiết kiệm năng lượng; nghiên cứu để công bố suất vốn đầu tư cho đầy đủ các loại hình công trình để tạo điều kiện cho các chủ thể xác định chi phí đầu tư xây dựng công trình xanh.Theo ông Vũ Ngọc Anh - Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường (Bộ Xây dựng), thực tế trong giai đoạn 2014 – 2020, lượng phát thải khí nhà kính quá trình sản xuất vật liệu xây dựng (60,33 triệu tấn lên 95,95 triệu tấn) và quá trình tiêu thụ điện trong tòa nhà (38,01 triệu tấn lên 61,72 triệu tấn) tại Việt Nam đều tăng lên rất cao. Trong bối cảnh đó, Bộ Xây dựng đã vạch ra Kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính trong ngành.Đơn cử như lĩnh vực sản xuất xi măng, các giải pháp đề ra là tận dụng nhiệt thải phát điện; sử dụng máy nghiền hiệu suất cao; giảm tiêu thụ điện khác; tối ưu hóa quá trình đốt; giảm tỷ lệ clinker trong xi măng bằng việc sử dụng phụ gia khoáng hóa thiên nhiên và chất thải từ các ngành công nghiệp khác; sử dụng chất thải chứa năng lượng làm nhiên liệu thay thế nhiên liệu tự nhiên...Còn với quá trình vận hành tòa nhà, giải pháp là sử dụng thiết bị làm mát (điều hòa, tủ lạnh) hiệu suất cao; cải tạo, sửa chữa công trình theo hướng giảm phát thải khí nhà kính.Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn, Bộ Xây dựng sẽ tiến hành kiểm kê khí nhà kính theo quy định của pháp luật và xây dựng Báo cáo giảm nhẹ phát thải khí nhà kính…Chia sẻ về xu hướng xây dựng công trình xanh quốc tế, ông Douglas Snyder - Giám đốc Điều hành Hội đồng Công trình xanh Việt Nam cho biết, trên thế giới, số lượng chứng nhận công trình bền vững có sự khác biệt lớn trên toàn cầu, tiêu biểu như châu Phi có Nam Phi với 1.080 công trình, châu Mỹ có Hoa Kỳ với 85.495 công trình, châu Âu có Anh với 18.262 công trình… Nhiều Hội đồng công trình xanh và các quốc gia đã phát triển các hệ thống đánh giá phát thải ròng carbon bằng 0.
Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, số lượng công trình xanh tăng nhanh với sự tăng trưởng mạnh mẽ về chứng nhận công trình xanh, lành mạnh và hiệu quả về tài nguyên; trong đó Hàn Quốc dẫn đầu với 23.776 công trình. Về nguồn tài chính xanh, 75% chủ sở hữu đã áp dụng tài chính xanh với 21 tỷ USD từ trái phiếu xanh được phát hành cho các dự án bất động sản vào năm 2022 tại châu Á - Thái Bình Dương – chuyên gia này dẫn chứng.
Dưới góc nhìn khác, nhiều kiến trúc sư cho rằng, chuyển đổi xanh cần thực hiện từ giải pháp kiến trúc cho công trình xây dựng. Theo Tiến sỹ - Kiến trúc sư Phan Đăng Sơn, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam, trước đây, chuyển đổi xanh chỉ tập trung cho khu vực đô thị. Ngày nay, nông thôn đã tự do phát triển hỗn loạn và thiếu bài bản, chuyển nhanh từ “xanh” sang “xám”, chuyển đổi xanh ở vùng miền này cũng trở nên quan trọng không kém gì đô thị.Ông Phan Đăng Sơn cho rằng, chuyển đổi xanh công trình xây dựng cần phải được ráo riết thực hiện bằng những chương trình theo định hướng cụ thể, rõ ràng và có định lượng. Việc đánh giá phải được ràng buộc pháp lý chặt chẽ.Với công trình, tổ hợp công trình hình thành mới, cần xác định mục tiêu bền vững và cụ thể như lựa chọn khung đánh giá phù hợp; sử dụng công nghệ và sáng tạo; kiểm định, đánh giá liên tục quá trình triển khai; kiểm soát và vận hành kết nối liên hệ.Còn với công trình, tổ hợp đã hình thành từ trước khi chuyển đổi xanh, cần có sự đánh giá hiện trạng; sử dụng công nghệ và sáng tạo để triển khai. Cần có các bước kiểm soát suốt quá trình triển khai cũng như vai trò mới trong kết nối quy hoạch…Công trình xanh thì phải thỏa mãn những yếu tố thân thiện môi trường toàn diện hơn kiến trúc xanh. Trong điều kiện tự nhiên, khí hậu, thủy văn các vùng miền rất khác nhau, chịu ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu không giống nhau, bản sắc văn hóa khác nhau, con người lối sống khác nhau thì giải pháp kiến trúc xanh cần gắn chặt điều kiện cụ thể tại những vùng đó.Tin liên quan
-
Bất động sản
Tiềm năng phát triển công trình xanh còn rất lớn
16:47' - 26/09/2024
Hiện Việt Nam đã có gần 500 công trình xanh ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước... Điều này cho thấy, tiềm năng phát triển công trình xanh vẫn còn rất lớn...
-
Bất động sản
Bộ Xây dựng đề xuất 9 giải pháp giảm giá nhà, ổn định thị trường bất động sản
16:44' - 25/09/2024
Bộ Xây dựng xác định có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến mặt bằng giá đất, nhà ở và đề xuất thực hiện 9 giải pháp. Mục tiêu là giảm giá nhà ở, bất động sản và ổn định thị trường bất động sản.
-
Bất động sản
Giá chung cư tăng cao bất thường, Bộ Xây dựng yêu cầu kiểm soát biến động
11:52' - 12/09/2024
Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, tại Hà Nội, tình trạng giá căn hộ chung cư tại một số dự án và nhà ở riêng lẻ tại một số khu vực như Tây Hồ, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Hoài Đức… tăng cao bất thường.
-
Bất động sản
Đầu tháng 10 diễn ra Tuần lễ Công trình xanh Việt Nam 2024
12:11' - 05/09/2024
Dự kiến, các sự kiện tại Tuần lễ Công trình xanh Việt Nam năm 2024 sẽ thu hút trên 1.000 đại biểu đến từ các bộ, ngành, chính quyền đô thị, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
Tin cùng chuyên mục
-
Chính sách mới
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
16:10'
Chiều 21/11, với đại biểu 426 có mặt tán thành, chiếm 88,94% tổng số đại biểu, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
-
Chính sách mới
Quy hoạch Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng Bắc Trung Bộ
20:45' - 20/11/2024
Bộ Xây dựng vừa thẩm định và thông qua Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2045.
-
Chính sách mới
Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 – 2025
20:44' - 20/11/2024
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký Quyết định số 1437/QĐ-TTg ngày 20/11/2024 ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025.
-
Chính sách mới
Hà Nội chuyển đổi 50% xe buýt sang xe buýt điện vào năm 2035
18:03' - 20/11/2024
Giai đoạn 2026 - 2035, Hà Nội sẽ chuyển đổi 50% sang xe buýt điện; 50% xe buýt LNG/CNG.
-
Chính sách mới
Tổng cục Quản lý thị trường sẽ tuyển dụng 199 công chức
21:20' - 17/11/2024
Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) vừa ban hành Kế hoạch tuyển dụng công chức năm 2024, trong đó chỉ tiêu tuyển dụng là 199 công chức (51 chuyên viên và 148 kiểm soát viên thị trường).
-
Chính sách mới
Đức nới lỏng quy định về thị thực chuyên môn
21:07' - 17/11/2024
Ngày 17/11, chính phủ Đức cho biết sẽ tăng 10% số lượng thị thực chuyên môn trong năm 2024 sau khi nới lỏng một số quy định nhằm giải quyết tình trạng thiếu lao động.
-
Chính sách mới
Trao đổi cơ chế chính sách phát triển AI tại Việt Nam
13:13' - 15/11/2024
Để đưa Việt Nam trở thành một trong những trung tâm nghiên cứu và ứng dụng AI hàng đầu trong khu vực, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ đồng hành, ttham mưu các cơ chế, chính sách để phát triển công nghệ AI.
-
Chính sách mới
Bộ Tài chính hướng dẫn bổ sung thực hiện tổng kiểm kê tài sản công tại cơ quan Nhà nước
18:31' - 14/11/2024
Bộ Tài chính vừa có Công văn số 12370/BTC-QLCS hướng dẫn bổ sung thực hiện tổng kiểm kê tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư quản lý.
-
Chính sách mới
Phiên họp 39, Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Sắp xếp đơn vị hành chính 12 địa phương
12:31' - 14/11/2024
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2025 của 12 tỉnh, thành phố, trong đó có Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.