Gỡ vướng để thúc đẩy hợp tác công tư trong phát triển cơ sở hạ tầng
Sáng 23/2, tại Hà Nội, Cục Quản lý Đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hội thảo lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) và Nghị định số 30/2015/NĐ-CP ngày 17/3/2015 về quy định chi tiết một số Điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư.
Hội thảo nhằm tháo gỡ các vướng mắc khó khăn trong quá trình triển khai dự án PPP cũng như xử lý những nội dung còn chưa thống nhất với các quy định pháp luật có liên quan…; hoàn thiện các quy định của PPP và đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo hướng tiếp thu các bài học từ thực tiễn triển khai; đồng thời, đảm bảo sự phù hợp với thông lệ quốc tế trong bối cảnh hội nhập sâu rộng. Bà Vũ Quỳnh Lê, Cục phó Cục Quản lý Đấu thầu cho biết, sau 2 năm thực hiện Nghị định 15 và Nghị định 30, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tổng kết đánh giá tình hình thực hiện Nghị định. Các dự án PPP 2 năm qua chủ yếu trong giai đoạn chuyển tiếp giữa 2 khung pháp lý (trước đây là Nghị định 108/2009/NĐ-CP).Những dự án thực hiện theo khung pháp lý mới hầu hết đang trong giai đoạn chuẩn bị dự án – lập đề xuất, báo cáo nghiên cứu khả thi, lựa chọn nhà đầu tư. Các dự án đầu tư có sử dụng đất cũng đang dần được triển khai rộng rãi.
Tuy nhiên, khi vốn ngân sách Nhà nước hạn hẹp, để phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng và dịch vụ công thì PPP là xu thế tất yếu. Giai đoạn năm 2016 - 2020 có 598 dự án PPP được đăng ký trong kế hoạch đầu tư công trung hạn với tổng vốn đầu tư khoảng 250.000 tỷ đồng.Quy định về đấu thầu dự án có sử dụng đất cũng góp phần tăng nguồn thu ngân sách khi giao cho nhà đầu tư thực hiện tại những khu đất có giá trị thương mại cao.
Theo ông Trịnh Việt Dũng, Chánh Văn phòng Cục Quản lý đấu thầu, trong quá trình triển khai, các Bộ, ngành, địa phương đã phản ánh một số vướng mắc liên quan đến quy định của Nghị định 15 và 30. Những bất cập, khó khăn là bị điều chỉnh bởi nhiều luật trong quá trình thực hiện; một số quy định chưa phù hợp; chồng lấn với xã hội hóa.Bên cạnh đó, năng lực cán bộ thực hiện còn yếu kém, vốn ngân sách hạn hẹp, nguồn tín dụng thương mại có thời hạn ngắn hoặc đòi hỏi các cơ chế bảo lãnh.
Tại hội thảo, nhiều đại biểu cũng nêu lên những vướng mắc như trường hợp Nhà nước vẫn giao các đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp công ích thực hiện cung cấp dịch vụ công mà Nhà nước phải đảm bảo (thông qua các cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ) thì các đơn vị này có được coi là một bên ký kết hợp đồng với đối tác tư nhân được lựa chọn hay không. Quỹ đất giá trị thương mại cao ngày càng hạn chế nên một số địa phương đề nghị bổ sung phương thức thanh toán khác như: nhượng quyền khai thác quảng caó, tạo điều kiện kinh doanh các công năng bổ sung của công trình, cho phép khai thác thương mại các công trình/dự án khác. Trên thực tế, nhiều dự án do Nhà đầu tư đề xuất vẫn cần vốn đầu tư của Nhà nước để đảm bảo tính khả thi. Trong khi Nghị định 15 chưa có quy định về chế tài xử lý vi phạm trong quá trình triển khai dự án PPP nên chưa có chế tài xử lý đối với các trường hợp như nhà đầu tư góp vốn chủ sở hữu không đúng tiến độ, nhà đầu tư chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng dự án quá sớm... dẫn tới việc triển khai dự án không hiệu quả... - một số đại biểu nêu ý kiến. Ông Vũ Tuấn Anh, Phó Vụ trưởng Vụ đối tác công tư, Bộ Giao thông Vận tải cho rằng, vay vốn huy động trong nước của các nhà thầu hiện gặp nhiều khó khăn vướng mắc. Nhà nước cần tạo hành lang pháp lý cho các nhà thầu được vay tín dụng dài hạn nước ngoài; trong quá trình duyệt báo cáo tiền khả thi, các cơ quan xét duyệt chỉ cần xem xét đánh giá sơ bộ về tác động đánh giá môi trường của dự án - ông Tuấn Anh kiến nghị. Các đại biểu còn tập trung thảo luận một số vấn đề liên quan đến quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của dự án PPP và dự án đầu tư có sử dụng đất; quy trình, thủ tục thực hiện; lĩnh vực, loại hợp đồng; nguồn vốn hỗ trợ thực hiện dự án; ưu đãi, hỗ trợ đầu tư; tiêu chí và hình thức lựa chọn nhà đầu tư; sự tương thích giữa các quy trình chấp thuận chủ trương, đấu thầu hay đấu giá.../.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi doanh nghiệp Nhật đầu tư vào các dự án PPP
12:54' - 17/01/2017
Sáng 17/1, tiếp tục các hoạt động trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã cùng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Tọa đàm Doanh nghiệp Việt Nam – Nhật Bản.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo PPP
19:57' - 23/11/2016
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Trưởng ban Ban Chỉ đạo về đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) vừa ký Quyết định ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo này.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc cấp ngân sách hỗ trợ các dự án đầu tư PPP
18:55' - 13/10/2016
Uỷ ban Phát triển và Cải cách Quốc gia Trung Quốc (NDRC) vừa phân bổ khoản ngân sách trị giá 500 triệu NDT tới các địa phương để hỗ trợ các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP).
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ GTVT khai trương trang tin điện tử về các dự án PPP
20:18' - 12/09/2016
Chiều 12/9, tại Hà Nội, Bộ Giao thông Vận tải chính thức khai trương Cổng thông tin điện tử về các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) tại địa chỉ http://ppp.mt.gov.vn .
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn tiếp Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam
16:41'
Việt Nam sẵn sàng đàm phán nhằm đưa mức thuế nhập khẩu về 0% đối với hàng hóa Hoa Kỳ, tăng cường mua sắm các mặt hàng Hoa Kỳ có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo Chính phủ: Giữ vững bản lĩnh, chủ động ứng phó với các chính sách thuế quan
16:25'
Tại hội nghị Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cần thực hiện, trong đó tập trung việc ứng phó với chính sách của các nước, nhất là chính sách về thuế quan của Hoa Kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Chuỗi cung ứng có bị đứt gãy vì thuế đối ứng 46%?
14:08'
Nhiều hiệp hội, ngành hàng của Việt Nam đã bày tỏ quan ngại về khả năng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu sau khi Tổng thống Mỹ tuyên bố áp thuế đối ứng 46%.
-
Kinh tế Việt Nam
“Đi từng dự án, xuống từng địa phương” thúc giải ngân vốn đầu tư công
13:40'
7 Tổ công tác do Thủ tướng Chính phủ thành lập đang “đi từng dự án, xuống từng địa phương” nhằm tháo gỡ khó khăn, khơi thông nguồn lực đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần phát huy các động lực tăng trưởng khác ngoài xuất khẩu
13:38'
Tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, động lực xuất khẩu là quan trọng nhưng không phải là duy nhất, cần phát huy các động lực tăng trưởng khác.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phải xử lý linh hoạt, hiệu quả, đảm bảo các mục tiêu phát triển
13:35'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, việc Hoa Kỳ áp dụng chính sách thuế quan mới cũng là cơ hội để chúng ta cơ cấu lại nền kinh tế, cơ cấu lại thị trường, sản xuất và xuất khẩu.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam xuất siêu 3,16 tỷ USD trong quý I
11:27'
Trong tháng 3, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 75,39 tỷ USD, tăng 18,2% so với tháng trước và tăng 16,6% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng đứng đầu, Cao Bằng “đội sổ” bảng xếp hạng PAR Index 2024
10:58'
Hải Phòng đứng đầu, còn Cao Bằng “đội sổ” Bảng xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính năm 2024 của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR Index 2024).
-
Kinh tế Việt Nam
Vốn FDI vào Việt Nam tăng gần 35%
10:40'
Theo số liệu mới nhất từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Tài chính, đến hết tháng 3/2025, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 10,98 tỷ USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm 2024.