Hà Nội đặt mục tiêu đứng đầu cả nước về thương mại điện tử
Bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, năm 2021, Hà Nội sẽ đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử, coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm phát triển kinh tế Thủ đô; đồng thời, phấn đấu đưa Hà Nội trở thành địa phương đứng đầu cả nước về thương mại điện tử.
Hiện, thành phố Hà Nội có 330.000 doanh nghiệp; trong đó, chiếm 95% là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hiện nay, tỷ trọng các doanh nghiệp vừa và nhỏ xuất khẩu chiếm khoảng từ 25 – 30% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội. Do đó, thương mại điện tử là rất phù hợp với loại hình doanh nghiệp này, nhất là xuất khẩu qua hệ thống Amazon. Theo các chuyên gia kinh tế, xu hướng hiện nay, nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp thì thương mại điện tử xuyên biên giới đang trở thành công cụ không thể thiếu được đối với doanh nghiệp để mở rộng kinh doanh, xuất khẩu hàng hóa, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Thương mại điện tử từng bước thay đổi thói quen của người tiêu dùng và phương thức kinh doanh của doanh nghiệp. Việc bán hàng qua các sàn thương mại điện tử cũng là một trong những cách nhanh nhất để các doanh nghiệp có thể xây dựng thương mại riêng để từ đó, đưa hàng hóa xuất khẩu ra toàn cầu. Bởi lẽ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể mở rộng kinh doanh nhưng không mất nhiều chi phí đầu tư, chi phí liên quan đến việc xúc tiến thương mại truyền thống như: tham gia hội chợ, triển lãm, thiết lập văn phòng tại các thị trường mục tiêu. Nhiều năm qua, Hà Nội luôn xếp thứ hai cả nước về Chỉ số thương mại điện tử. Trong năm 2020, mặc dù, bị ảnh hưởng của dịch COVID-19 nhưng thương mại điện tử trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn tăng trưởng 30% với 12.359 website/ứng dụng, đóng góp 8% trong tổng mức bán lẻ của thành phố; hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, góp phần phòng, chống dịch COVID-19. Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp thông qua kênh thương mại điện tử xuyên biên giới, Hà Nội đã đưa ra nhiều giải pháp từ việc hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ, thanh toán không dùng tiền mặt ở các lĩnh vực, đến xây dựng các trang thương mại điện tử tiêu thụ nông sản… Đặc biệt, một số giải pháp nổi bật có thể kể tới là Sở Công Thương Hà Nội phối hợp Bộ Công Thương thông tin, chuyển giao công nghệ, kết nối doanh nghiệp với các trang thương mại điện tử xuyên biên giới nhằm xuất khẩu hàng hóa. Để ứng phó với dịch bệnh và thông qua các chương trình kích cầu, các doanh nghiệp đã phát triển mạnh mẽ ứng dụng bán hàng, thanh toán trực tuyến. Ngoài ra, Sở Công Thương Hà Nội đã phối hợp với các sở, ngành đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trung tâm logistics, trung tâm tiếp vận, hệ thống kho hàng hóa… hỗ trợ thương mại điện tử phát triển. Bà Trần Thị Phương Lan cho biết, tới đây, Sở Công Thương Hà Nội sẽ tổ chức một cuộc xúc tiến riêng các mặt hàng thủ công mỹ nghệ và làng nghề của Hà Nội vào kênh thương mại điện tử xuyên biên giới Amazon.Sở cũng rất kỳ vọng qua các đợt hỗ trợ như tổ chức các buổi hội thảo, các lớp tập huấn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ của thành phố Hà Nội sẽ hiểu rõ và nắm bắt được những quy trình, thủ tục, các quy định. Đồng thời, được tư vấn để thường xuyên làm mới sản phẩm của mình trên hệ thống. Từ đó, có thể gây được sự chú ý và phản hồi tích cực của người tiêu dùng trên thị trường thế giới./.
- Từ khóa :
- Hà Nội
- thương mại điện tử
- kinh tế Hà Nội
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Thương mại điện tử: Kênh đưa hàng Việt ra thế giới
09:02' - 09/05/2021
Trong lúc các doanh nghiệp Việt gặp khó do dịch COVID-19 gây ra, thương mại điện tử xuyên biên giới được coi là "cứu cánh" giúp các doanh nghiệp xoay chuyển tình thế.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành công thương chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
18:53'
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện 9611/CĐ-BCT ngày 26/11 về việc chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội
18:47'
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, thành phố tập trung đẩy mạnh triển khai các dự án lớn nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, tránh để tình trạng dự án chậm triển khai gây lãng phí lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Bàn giao xong cọc giải phóng mặt bằng và mốc lộ giới tuyến cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình
18:45'
Đến nay, các huyện đã thành lập Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng và Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển Khu Công nghệ cao Hòa Lạc
18:36'
Ban Chỉ đạo có 19 thành viên, trong đó, ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch UBND thành phố làm Trưởng Ban chỉ đạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Dương ước giải ngân vốn đầu tư công tăng trên 30% kế hoạch
18:26'
Hải Dương ước giải ngân cả năm 2024 là trên 9.163 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 97% so với tổng kế hoạch vốn thanh toán và bằng 132,2% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (6.931,7 tỷ đồng).
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà: Chưa sáp nhập các tỉnh, thành phố ngay
18:03'
Những ngày gần đây, có thông tin đồn thổi về việc nhiều tỉnh, thành phố tiến hành sắp xếp, sáp nhập, đổi tên.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng tốc thi đua hoàn thành cao tốc Cao Lãnh - An Hữu
16:30'
UBND tỉnh Đồng Tháp vừa triển khai thực hiện đợt thi đua đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu giai đoạn 1.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng
16:24'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 121/CĐ-TTg ngày 26/11/2024 về việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Mỗi doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần phải là một "hạt nhân đổi mới"
16:22'
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, mỗi doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần phải là một "hạt nhân đổi mới", tạo động lực mới cho nền kinh tế, khẳng định trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam trên trường quốc tế.