Hà Nội di dời các hộ dân ra khỏi khu vực di tích: Bài 1 - Nhiều di tích bị xâm hại
Bài 1: Nhiều di tích bị xâm hại
Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cho biết: Hiện trên địa bàn Thủ đô, tại 104 di tích (đã được xếp hạng) đang có trên 1.200 hộ dân sinh sống và 11 cơ quan ở nhờ tại khu vực 1 của di tích. Nếu tính cả khu vực 2 của di tích thì Hà Nội có tới 166 di tích có hộ dân sinh sống...
Tại một số di tích như Chùa Đồng Quang (quận Đống Đa) có tới 15 – 16 hộ sinh sống, cụm chùa Quang Hoa –Thiền Quang – Pháp Hoa (quận Hai Bà Trưng) có trên 40 hộ, hay chùa Liên Phái (quận Hai Bà Trưng), chùa Ngũ Xã (quận Ba Đình), chùa Quang Minh (quận Đống Đa), chùa quán Huyền Thiên (quận Hoàn Kiếm) cũng có rất nhiều hộ dân sinh sống.
Thực trạng này được các nhà quản lý văn hóa và các cấp chính quyền địa phương giải thích là do lịch sử để lại, xảy ra từ hàng chục năm nay.
Vào những năm 60 của thế kỷ trước, một số người trở về từ những vùng kinh tế mới, do không có đất ở nên họ đã vào chùa sinh sống. Một số nữa là người dân ngoài bãi sông Hồng, chạy lụt trong những năm 1971 – 1972 vào ở nhờ trong di tích.
Ngoài ra, một số người là con cháu, người quen của người trông nom di tích đến ở và có cả những người tự ý vào ở. Chưa kể, một số trụ sở UBND phường, xã, các trường học, hợp tác xã không có địa điểm hoạt động cũng đặt nhờ trong khu vực di tích.
Các hộ dân ở lâu ngày rồi tự ý xây nhà, sinh con đẻ cái nên số hộ và số nhân khẩu tăng lên. Chính quyền phường biết, quận biết, thành phố cũng biết, nhưng do tình trạng này tồn tại quá lâu nên rất khó khăn trong việc trả lại không gian cho di tích.
Theo ông Trương Minh Tiến, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, từ trước khi Hà Nội được mở rộng địa giới hành chính, lãnh đạo thành phố đã nhiều năm chỉ đạo khoanh vùng, di dời các hộ dân trong di tích nhưng do số lượng quá lớn nên phải thực hiện từng bước một.
Đến đình Hà Vỹ, số 11 Hàng Hòm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) nhiều người không nhận ra đó là một di tích vì cổng vào đã bị nhà dân xây gần hết, chỉ chừa một lối đi rộng vài chục phân. Sân đình bị quán ăn trước cổng chiếm dụng để xoong nồi, bàn ghế, bát đũa, xô chậu; thậm chí đồ đạc còn bày kín cả trước lầu cô, lầu cậu.
Chỉ khi cửa đình mở ra, hé lộ khu nội tự bên trong, người ta mới biết đó là di tích. Ông Vũ An Toàn, người trông coi đình cho biết, trước kia, một vài hộ dân vào ở nhờ di tích rồi ở luôn từ đó đến nay. Có hộ còn xây nhà vệ sinh ngay sát đình.
Hiện trong khuôn viên đình có 4 hộ nhưng các gia đình này đều chuyển đi nơi khác ở, khóa cửa để không. Hai cửa hàng phía mặt đường Hàng Hòm được người ta cho thuê lại bán sơn cồn và cơm bình dân.
Ông Vũ An Toàn cho biết thêm, vào ngày rằm, mùng một, người dân đến thắp hương ở đình rất khó khăn khi đi vào di tích. Ông Toàn đã nhiều lần nhắc nhở chủ quán dọn dẹp nhưng chỉ được thời gian ngắn, tình trạng lộn xộn lại diễn ra ngay sau đó. Mặc dù rất trăn trở với không gian thờ ông Tổ nghề sơn, nhưng người trông nom di tích này "lực bất tòng tâm" và rất mong chờ quận Hoàn Kiếm sớm giải tỏa các hộ dân ra khỏi di tích.
Đình Trung Yên, ngõ Trung Yên (quận Hoàn Kiếm) cũng đang xảy ra tình trạng người dân sống cùng di tích, ảnh hưởng đến không gian tôn nghiêm của di tích. Dù là di tích cấp quốc gia, song đình Trung Yên thờ tiến sĩ thời nhà Mạc lại ở trên tầng hai, còn tầng dưới là nơi 3 hộ dân sinh sống. Lối lên đình bị người dân chiếm dụng để bán rau.
Do diện tích chật hẹp nên ngay các gia đình ở phía dưới di tích cũng sống rất chen chúc nhau, mỗi hộ chỉ rộng vài mét vuông, chật chội, ẩm thấp, mất vệ sinh.
Cụm chùa Quang Hoa - Thiền Quang - Pháp Hoa (quận Hai Bà Trưng) cũng là điển hình cho tình trạng di tích bị chiếm dụng làm nhà ở với số hộ dân ở đây lên tới hơn 40 hộ. Những hộ này thuộc diện đi kinh tế mới về hoặc là người quen của người trông nom di tích và có cả những hộ sau khi giải tỏa xây dựng công viên Thống Nhất đã đến ở.
Sư trụ trì chùa Quang Hoa, Thích Đàm Nghiêm cho biết, khuôn viên chùa trước kia rất rộng nhưng do bị xây lấn nên đến giờ cứ hẹp dần; phía trước Tam Bảo cũng có 3 - 4 hộ dân sinh sống, nếu muốn lên Tam Bảo đành phải đi cửa ngách. Mỗi lần mưa xuống, sân chùa lại bị nước xung quanh dồn về gây úng ngập.
hùa Đồng Quang (quận Đống Đa) trước kia rộng tới hàng chục ha nhưng nay đã bị thu hẹp rất nhiều do người dân vào ở nhờ. Hiện nay, trong khuôn viên di tích có tới 15 – 16 hộ dân với gần 100 nhân khẩu đang sinh sống.
Sư trụ trì chùa Đồng Quang cho biết, nhà chùa đã phải mua lại của hai hộ dân sống ngay khu Tam Bảo để giải tỏa không gian di tích. Còn trước kia, người ta xây nhà ngay trước hè, sát cột đồng trụ, làm nhà vệ sinh sát mép tường chùa. Ngay cả nhà Mẫu cũng bị người dân vào ở, mãi sau này họ mới trả lại nhà chùa./.
(còn nữa)
Xem tiếp>>> Hà Nội di dời các hộ dân ra khỏi khu vực di tích: Bài 2 - Trả lại không gian đẹp và tôn nghiêm
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội: Khu vực nội đô lịch sử không được xây dựng vượt quá 39 tầng
16:17' - 27/05/2016
Theo Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội, trong khu vực nội đô lịch sử, tầng cao tối đa các công trình xây dựng không vượt quá 39 tầng, chiều cao tối đa các công trình xây dựng không vượt quá 140m.
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội sẽ phát triển du lịch khu vực hồ Tây và sông Hồng
08:46' - 18/05/2016
Từ nay đến cuối năm 2016, ngành du lịch kêu gọi nhà đầu tư chiến lược tham gia phát triển du lịch khu vực hồ Tây, sông Hồng và hai bên sông Hồng, đặc khu du lịch tại Đông Anh.
-
Kinh tế & Xã hội
Tu bổ một số di tích liên quan đến Nhà nước Đại Cồ Việt
21:43' - 19/04/2016
Thủ tướng vừa phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Bảo quản, tu bổ, tôn tạo và mở rộng phạm vi một số di tích nhằm phát huy giá trị lịch sử - văn hóa Cố đô Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố quy hoạch chi tiết khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long
18:18' - 19/04/2016
Ngày 19/4, UBND thành phố Hà Nội và Bộ Xây dựng đã công bố Quy hoạch chi tiết "Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội" (tỷ lệ 1/500).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Vỉa hè, lòng đường ở Hà Nội vẫn liên tục bị lấn chiếm
15:32'
Hà Nội đã nhiều lần ra quân với mục đích "giành" lại vỉa hè, lòng đường, lập lại trật tự đô thị, nhưng chỉ một thời gian ngắn, tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, vẫn tái diễn.
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội khắc phục tình trạng "tranh suất" cho con vào trường
15:29'
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố cho biết, năm nay ngành sẽ kiên quyết không để xảy ra tình trạng phụ huynh xếp hàng từ 2 - 3 giờ, thậm chí xô đổ cổng trường để tranh suất cho con vào trường.
-
Kinh tế & Xã hội
Sau phản ánh của TTXVN, tỉnh Bình Định chỉ đạo khắc phục công trình 37 tỷ đồng bỏ hoang
15:18'
Sau khi TTXVN có bài viết “Xây dựng công trình tưới nước tiết kiệm 37 tỷ đồng rồi bỏ hoang”, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đã chỉ đạo các đơn vị liên quan khắc phục để công trình sớm đưa vào sử dụng.
-
Kinh tế & Xã hội
Phi đội trực thăng tập luyện trình diễn kéo cờ chào mừng 50 năm thống nhất đất nước
15:11'
Ngày 9/4, Phi đội trực thăng của Không quân Việt Nam gồm 10 chiếc bắt đầu tập luyện kéo cờ Tổ quốc và cờ Đảng trên bầu trời Đồng Nai và các vùng lân cận.
-
Kinh tế & Xã hội
NASA ưu tiên sứ mệnh đưa người Mỹ lên Sao Hỏa
14:47'
Tỷ phú công nghệ Jared Isaacman, người được Tổng thống Trump đề cử làm người đứng đầu NASA, khẳng định sứ mệnh đưa phi hành gia Mỹ đặt chân lên Sao Hỏa sẽ là ưu tiên hàng đầu trong nhiệm kỳ của ông.
-
Kinh tế & Xã hội
Ngày đầu tiên thực hiện đấu giá biển số xe mô tô: Đấu giá thành công 474 biển số, tổng giá trị hơn 16,9 tỷ đồng
11:27'
Theo thông tin từ Cục Cảnh sát giao thông ngày 8/4, ngày đầu tiên thực hiện đấu giá biển số xe mô tô, xe gắn máy, đã có 474 biển số đấu giá thành với tổng giá trị tài sản hơn 16,9 tỷ đồng.
-
Kinh tế & Xã hội
Chủ nhân Giải thưởng VinFuture được vinh danh ở Giải thưởng Breakthrough 2025
11:15'
Được mệnh danh là “Giải Oscar của Khoa học”, Giải thưởng Breakthrough được khởi xướng bởi các nhà lãnh đạo doanh nghiệp từ Thung lũng Silicon nhằm tôn vinh những phát kiến khoa học đột phá.
-
Kinh tế & Xã hội
Diễu binh, diễu hành ngày 30/4 tại TP. Hồ Chí Minh: Lịch trình và gợi ý vị trí quan sát
10:27'
Theo Ban Tổ chức, Lễ diễu binh, diễu hành cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước chính thức diễn ra vào 6h30 ngày 30/4/2025, cùng thời điểm với lễ kỉ niệm.
-
Kinh tế & Xã hội
TP. HCM bắn pháo hoa dịp 30/4: Thời gian, địa điểm chi tiết
10:19'
Thành phố Hồ Chí Minh dự kiến bắn 1 điểm tầm cao tại Công viên bờ sông Sài Gòn, thành phố Thủ Đức vào 2 đêm cuối tuần (thứ Bảy) ngày 19 và 26/4. Thời gian bắn từ 21h30 - 21h40.