Hà Nội: Đối thoại gỡ khó cho hoạt động của các làng nghề
Sáng 5/7, UBND thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Phát biểu khai mạc tại hội nghị, ông Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết, làng nghề có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế nói chung và phát triển kinh tế nông thôn nói riêng. Hà Nội xác định làng nghề là điểm nhấn trong thập kỷ Công nghiệp văn hóa; là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương; đồng thời là điểm đến không thể thiếu được đối với du khách trong nước và quốc tế khi thăm Thủ đô. Sản phẩm làng nghề là thông điệp của nét văn hóa, lịch sử, con người của Thủ đô tới công chúng tiêu dùng trong nước và quốc tế.
Hiện nay, Hà Nội có 1.350 làng nghề và làng có nghề; trong đó có 331 làng nghề, nghề truyền thống và làng nghề truyền thống được UBND thành phố công nhận. Hà Nội có 47/52 nghề trong tổng số nghề truyền thống của cả nước. Giá trị sản xuất của các làng nghề Hà Nội hiện nay đạt trên 24.000 tỷ đồng. Những năm gần đây, các làng nghề truyền thống của thành phố Hà Nội có sức hấp dẫn du khách trong và ngoài nước bởi những giá trị văn hóa lâu đời và sự sáng tạo của những nghệ nhận, thợ lành nghề qua từng sản phẩm đặc trưng như: sản phẩm mây tre đan Phú Vinh, Chương Mỹ; nón Chuông, Thanh Oai, sơn mài Hạ Thái, thêu Quất Động, Thường Tín; hoa Tây Tựu, Bắc Từ Liêm; lụa Vạn Phúc, Hà Đông; gốm sứ Bát Tràng, Gia Lâm; tò he Xuân La, Phú Xuyên; cốm Mễ Trì, Nam Từ Liêm,... làng có nghề như quạt Chàng Sơn, chuồn chuồn tre Thạch Xá, Thạch Thất; rối nước Đào Thục, Đông Anh; đúc đồng Ngũ Xã, Ba Đình; đậu bạc Định Công, Hoàng Mai,…Mỗi làng nghề đều mang một bản sắc riêng, tạo ra những sản phẩm độc đáo, tinh xảo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, mang lại hiệu quả kinh tế ngày càng cao cho lao động nông thôn. Các làng nghề đã, đang góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế nông thôn, tạo tiền đề thực hiện thành công chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố.
Hội nghị đã nhận được 70 ý kiến của 59 doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ thể sản xuất được tổng hợp theo 15 cụm câu hỏi thuộc 3 nhóm vấn đề một là quy hoạch, hạ tầng, du lịch và môi trường làng nghề; cơ chế chính sách hỗ trợ làng nghề; khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại, thương hiệu và liên kết vùng nguyên liệu. Nghệ nhân Nguyễn Văn Tĩnh, Giám đốc Công ty TNHH mây tre đan Việt Quang-huyện Chương Mỹ (Hà Nội) cho biết, việc Hà Nội thành lập 2 đồ án: Đồ án Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065. Theo đó, có những định hướng mới, điều chỉnh về phạm vi phát triển đô thị và nông thôn, phương án tổ chức lãnh thổ khu vực nông thôn có ảnh hưởng rất lớn đến bảo tồn các di sản, làng nghề, làng truyền thống, các di tích văn hóa lịch sử, cảnh quan tự nhiên, giá trị kinh tế, gắn với du lịch, dịch vụ thương mại. Bởi làng nghề là dòng chảy văn hóa, nhất là trong thời kỳ đô thị hóa hiện nay. Hình thành mô hình “làng trong phố”, mô hình làng truyền thống Bắc bộ, mô hình không gian văn hóa làng nghề, bảo tồn văn hóa truyền thống… Liên quan đến vấn đề xúc tiến thương mại, ông Nguyễn Ánh Dương, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP. Hà Nội (HPA) cho biết: công tác hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm để doanh nghiệp, cơ sở sản xuất được giao lưu, xúc tiến thương mại là một trong những nhiệm vụ quan trọng được UBND thành phố giao HPA. Đầu năm 2024, HPA đã tổ chức hội chợ xúc tiến tại Lào, gần chục sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Hà Nội đã tham gia và được giới thiệu, quảng bá đến nhân dân Lào. “Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ báo cáo thành phố Hà Nội để tiếp tục được tổ chức các chương trình hội chợ tương tự để các sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề của các cơ sở, doanh nghiệp được đến tay người tiêu dùng”, ông Nguyễn Ánh Dương nói. Tại hội nghị, nhìn chung các đại biểu cho rằng, các làng nghề vẫn chỉ sản xuất ở quy mô nhỏ lẻ, manh mún, tự phát, không tập trung, thiết bị sản xuất chủ yếu thủ công, lạc hậu, năng lực trình độ tổ chức quản lý các cơ sở sản xuất kinh doanh còn hạn chế, tính cạnh tranh của một số sản phẩm làng nghề chưa cao, tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của Thủ đô. Ngoài ra, một số chính sách còn bất cập so với thực tiễn cho nên khi triển khai có nhiều hạn chế; việc tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi và nguồn vốn vay của các ngân hàng thương mại gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, vấn đề ô nhiễm môi trường tại các làng nghề vẫn chưa mấy cải thiện, bao bì mẫu mã, nhãn mác sản phẩm làng nghề còn đơn giản, chưa bắt mắt, nhiều làng nghề đã bị mai một mất đi...Kết luận hội nghị, ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đánh giá cao những ý kiến chia sẻ của các doanh nghiệp, HTX làng nghề. Hiện riêng doanh thu của các làng nghề Hà Nội đạt khoảng 1 tỷ USD, chiếm 1/50 giá trị thành phố Hà Nội sản xuất ra. Đặc biệt là tạo công ăn việc làm cho hàng trăm ngàn lao động ở khu vực nông thôn. Quan trọng hơn là nơi chúng ta lưu giữ, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của Việt Nam; mang văn hóa ra thế giới, giao lưu với thế giới.
Ông Trần Sỹ Thanh cũng khẳng định vai trò tầm quan trọng của làng nghề trong việc lưu giữ, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của Việt Nam, mang văn hóa ra thế giới, giao lưu với thế giới được các cấp ủy, cả hệ thống chính quyền từ thành phố đến quận huyện đều rất quan tâm.Tuy nhiên, vẫn còn có những nơi chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm khiến làng nghề còn gặp nhiều khó khăn; vẫn chưa đạt được kết quả như kỳ vọng, với thế mạnh vốn có của các làng nghề và lợi thế của Thủ đô…
Hiện nay, thành phố đang tập trung triển khai thực hiện Luật Thủ đô sửa đổi. Đây là cơ hội để ban hành những cơ chế, chính sách đặc thù, đủ mạnh của Thành phố để thúc đẩy bảo tồn và phát triển làng nghề trên địa bàn Thủ đô bền vững...
- Từ khóa :
- Hà nội
- làng nghề
- làng nghề ở hà nội
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội: Rà soát, tháo gỡ khó khăn để chủ động thực hiện Luật Đất đai 2024
13:01' - 05/07/2024
Thành ủy Hà Nội đang chỉ đạo các cấp, ngành, quận, huyện rà soát, chuẩn bị các điều kiện để chủ động thực hiện Luật Đất đai 2024 khi có hiệu lực.
-
Tài chính
Hà Nội bố trí ngân sách chi trả mức lương cơ sở mới
10:41' - 05/07/2024
Sở Tài chính Hà Nội vừa đề nghị các sở, ban, ngành,... chủ động sử dụng quỹ tiền lương năm 2024 và nguồn cải cách tiền lương để thực hiện chi trả theo mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng từ ngày 01/7.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
PTC3 sẵn sàng các phương án vận hành an toàn, ổn định trong cao điểm mùa khô
15:38' - 01/04/2025
PTC3 đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp kỹ thuật, quản lý và vận hành, thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của EVNNPT để đáp ứng nhu cầu điện gia tăng, nhất là trong giai đoạn cao điểm.
-
Doanh nghiệp
Hoàn thành dự án hiệu chỉnh mạch sa thải đặc biệt trên đường dây 500kV Bắc - Trung
15:21' - 01/04/2025
Dự án có sự tham gia của nhiều đơn vị như: Nhà thầu thi công: Công ty CP Đầu tư và Dịch vụ Công nghệ (ITS). Tư vấn giám sát: Công ty CP Tổng hợp Phú Tài Phát.
-
Doanh nghiệp
Làn sóng thuế mới của Mỹ đe dọa xuất khẩu Hàn Quốc
14:54' - 01/04/2025
Trong ngành công nghiệp nặng, các sản phẩm thép và nhôm của Hàn Quốc, hiện đang chịu mức thuế 25% từ ngày 12/3, dự kiến sẽ đối mặt với áp lực chi phí lớn hơn do thuế đối ứng từ các quốc gia khác.
-
Doanh nghiệp
Johnson & Johnson thất bại trong nỗ lực dàn xếp vụ kiện phấn rôm 10 tỷ USD
14:38' - 01/04/2025
J&J phải đối mặt với các vụ kiện từ hơn 60.000 người khiếu nại cáo buộc rằng phấn rôm trẻ em và các sản phẩm chứa bột Talc khác của công ty có chứa amiăng và gây ra ung thư buồng trứng.
-
Doanh nghiệp
Intel kết nối nhà cung ứng linh kiện chiến lược tại Việt Nam
12:41' - 01/04/2025
Nhà máy Intel tại Việt Nam sẽ chạm mốc 4 tỷ sản phẩm xuất xưởng vào tháng tư, một dấu ấn khẳng định vai trò của nhà máy lắp ráp và kiểm định của Intel tại Việt Nam trong chuỗi vận hành toàn cầu.
-
Doanh nghiệp
Vietnam Airlines báo lãi cao nhất trong lịch sử hoạt động
11:03' - 01/04/2025
Mức lợi nhuận đạt được chủ yếu đến từ việc phục hồi ấn tượng của thị trường hàng không quốc tế, đàm phán thành công với đối tác xóa khoản nợ...
-
Doanh nghiệp
Ngành than đặt mục tiêu sản xuất hơn 10 triệu tấn than trong quý II
09:46' - 01/04/2025
Tập đoàn Công công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam phấn đấu quý II/2025 sẽ sản xuất 10,1 triệu tấn than, lũy kế 6 tháng đầu năm, các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh đạt trên 50% kế hoạch năm.
-
Doanh nghiệp
Pháp phạt Apple 150 triệu euro vì lạm dụng vị thế thống trị
09:10' - 01/04/2025
Ngày 31/3, cơ quan chống độc quyền của Pháp phạt Apple 150 triệu euro (162 triệu USD) với cáo buộc lạm dụng vị thế thống trị để quảng cáo từ năm 2021 đến năm 2023 nhờ công cụ kiểm soát quyền riêng tư.
-
Doanh nghiệp
Phú Mỹ được bình chọn “hàng Việt Nam chất lượng cao” năm thứ 22 liên tiếp
21:28' - 31/03/2025
Hai sản phẩm chủ lực của Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo - Phú Mỹ) là Đạm Phú Mỹ và NPK Phú Mỹ tiếp tục được người tiêu dùng bình chọn là "Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao".