Hà Nội đưa vào sử dụng Nhà máy nước sạch lớn nhất miền Bắc
Dự án bao gồm 02 hợp phần chính gồm Công trình thu – trạm bơm nước thô, nhà máy nước được quy hoạch trên diện tích gần 61,5 ha tại khu vực xã Phù Đổng và xã Trung Mầu (huyện Gia Lâm) và tuyến ống truyền dẫn nước sạch dài 76km phân bố trên huyện Gia Lâm; Long Biên; Sóc Sơn; Đông Anh; Hoàng Mai, Thanh Trì và khu vực Hưng Yên.
Theo quy hoạch và kế hoạch mở rộng Nhà máy Nước mặt Sông Đuống đến năm 2019 sẽ đạt công suất 300.000 m3/ngày đêm, chia thành hai kỳ đầu tư: Kỳ 1 đến năm 2018, vận hành kinh doanh nước sạch với công suất 150.000 m3/ngày đêm và kỳ 2 đến năm 2019, vận hành kinh doanh nước sạch với công suất 300.000 m3/ ngày đêm. Đến năm 2023 sẽ đạt công suất 600.000 m3 ngày đêm và công suất đạt 900.000 m3/ ngày đêm trong tương lai.
Khi đi vào vận hành, Nhà máy nước mặt sông Đuống đảm bảo đủ cung cấp nguồn nước sạch cho 1/3 dân số Hà Nội (khoảng 3 triệu dân, tại 168 xã, phường thuộc 8 quận, huyện ở khu vực Đông Bắc và phía Nam thành phố Hà Nội, các khu đô thị, khu công nghiệp trên đường 179 và một số vùng phụ cận như Bắc Ninh, Hưng Yên…) và dần thay thế nguồn nước ngầm đã và đang có nguy cơ ô nhiễm cao.
Chủ tịch Hội đồng quản trị Nhà máy nước mặt Sông Đuống - Đỗ Thị Kim Liên cho biết, hiện tại, đây là công trình đầu tiên tại Việt Nam thực hiện kỹ thuật đánh chìm đường ống cỡ lớn và với quy mô lớn nhất, đoạn đánh chìm qua lòng sông Đuống có chiều dài trên 200 m và qua lòng sông Hồng dài trên 500 m. Toàn bộ quá trình thi công được tiến hành hết sức cẩn trọng, chính xác, bảo đảm trong mọi điều kiện và địa hình, đường ống không thể bị vỡ hoặc rò rỉ.
Đối với hạng mục Nhà máy nước; Nhà máy nước mặt sông Đuống được thiết kế vận hành tự động hóa hoàn toàn; áp dụng công nghệ xử lý nước tiên tiến nhất trên thế giới; công nghệ xuất xứ từ châu Âu cho hiệu quả xử lý cao nhất; tái sử dụng nước sản xuất và không xả thải ra môi trường; thiết bị sử dụng có xuất xứ từ G7 và châu Âu có chất lượng; hiệu xuất cao; vận hành ổn định; tuổi thọ lâu dài và tiết kiệm năng lượng.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, Nguyễn Đức Chung cho rằng, việc đưa vào sử dụng Nhà máy nước mặt sông Đuống có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng vao tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch. Ngoài việc, cung cấp cho người dân Hà Nội, Nhà máy còn cung cấp nước sạch cho các địa phương lân cận của tỉnh Bắc Ninh.
Chủ tịch UBND thành phố Hà cũng yêu cầu các sở, ngành liên quan hướng dẫn các đơn vị, người dân đấu nối và sử dụng nước sạch từ Nhà máy nước mặt sông Đuống, dần thay thế cho việc sử dụng nước ngầm như hiện nay. Đồng thời, chủ đầu tư cần khẩn trương triển khai giai đoạn 2 của dự án.
Ngay sau khi khánh thành Nhà máy nước mặt sông Đuống và phát nước giai đoạn 1, Dự án gấp rút khởi công thi công xây dựng các hạng mục giai đoạn 2./.
>>> Không đủ nước ngầm cung cấp cho các nhà máy nước trên đảo Phú Quý
Tin liên quan
-
Đời sống
"Khát" nước sạch dù sống ngay cạnh trạm cấp nước tiền tỷ
14:38' - 25/09/2018
Hơn một tháng nay, gần 200 hộ dân thôn Hòa Mỹ và khu vực lân cận thuộc xã Xuân Cảnh, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên phải chịu cảnh thiếu nước sạch để sinh hoạt.
-
Kinh tế & Xã hội
Chương trình nước sạch nông thôn tại Hưng Yên còn gặp khó
19:39' - 21/09/2018
Do các doanh nghiệp tự bỏ vốn, không có hỗ trợ vay vốn ưu đãi từ phía nhà nước nên việc huy động nhân dân đóng góp đầu tư cụm đồng hồ còn gặp nhiều khó khăn.
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2020 có thể sử dụng nước sạch uống ngay tại vòi
14:32' - 22/06/2018
Thành phố Hà Nội xác định coi việc đẩy nhanh cung cấp nước sạch là một trong những giải pháp nâng cao chất lượng đời sống nhân dân.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư toàn diện, tạo luồng sinh khí mới cho các vùng quê
08:20'
Dự kiến đến hết năm 2024, Vĩnh Phúc sẽ hoàn thành 100% mục tiêu kế hoạch về xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa kỹ thuật mới vào khai thác tiềm năng hải sản nước mặn
08:08'
Để hỗ trợ bà con nuôi thủy sản thành công, địa phương đặc biệt chú trọng tập huấn, hội thảo, chuyển giao kỹ thuật, kết hợp với xây dựng những mô hình nuôi phù hợp, hiệu quả
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
20:42' - 25/11/2024
Chiều tối 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
20:41' - 25/11/2024
Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai
20:27' - 25/11/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 128/QĐ-TCT ngày 25/11/2024 về phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Ericsson
19:46' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Borje Ekholm, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Ericsson (Thụy Điển) đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgari Rumen Radev
19:40' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo hành lang pháp lý mạnh mẽ cho hoạt động quảng cáo trên mạng internet
19:18' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
17:52' - 25/11/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25/11/2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.