Hà Nội gặp khó khăn khi ứng dụng công nghệ cao vào chăn nuôi
Với lợi thế giao thương thuận lợi lại có điều kiện tự nhiên phong phú với 150 nghìn ha đất đồi gò; 125 nghìn ha đất bãi phù sa, 35 nghìn ha đất đồng bằng và còn lại là đất trũng, Hà Nội đang hướng tới mô hình nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, sinh thái để đảm bảo phát triển chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường.
Mục tiêu đến năm 2030, giảm tỷ lệ chăn nuôi nhỏ, chăn nuôi nông hộ xuống chỉ còn từ 15-20% (hiện quy mô chăn nuôi nông hộ là 54,7%). Mặc dù vậy, việc phát triển ứng dụng công nghệ cao vào chăn nuôi hiện nay tại Hà Nội cũng còn gặp nhiều khó khăn.
Theo ông Nguyễn Ngọc Sơn, nguyên Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội, hiện nay việc ứng dụng công nghệ cao vào chăn nuôi chưa đồng bộ, toàn phần, mà chủ yếu ứng dụng một hoặc vài khâu trong sản xuất, sơ chế, chế biến. Vì vậy, việc chứng nhận mô hình công nghệ cao còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó là những hạn chế trong xây dựng và triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Đồng quan điểm này, ông Nguyễn Văn Chí, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, còn nhiều khó khăn trong việc triển khai, áp dụng các chính sách hỗ trợ nông nghiệp công nghệ cao vào thực tế. Đến nay, thành phố vẫn chưa triển khai được các nội dung hỗ trợ theo quy định tại Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.Các tiêu chí sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã ban hành tại Quyết định số 3215/QĐ-UBND ngày 19/6/2019 của UBND thành phố Hà Nội cũng khó thực hiện, đặc biệt là tiêu chí về diện tích đất quá lớn, không phù hợp với địa phương.
“Thực tế, các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của Hà Nội về cơ bản có quy mô nhỏ. Mặt khác, đến nay, thành phố Hà Nội cũng chưa có cơ chế về quy trình, thủ tục hướng dẫn các định mức kỹ thuật chi tiết theo danh mục công nghệ cao ứng dụng trong nông nghiệp”, ông Nguyễn Văn Chí cho hay. Ông Tạ Văn Tường, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho rằng, để đẩy mạnh phát triển chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao cần quy hoạch khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để tích hợp vào các quy hoạch phân khu, quy hoạch chung của thành phố. Đồng thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các cơ chế, chính sách về hỗ trợ phát triển ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Cùng với đó, tổ chức tập huấn kỹ thuật sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; phát triển thị trường, dịch vụ hỗ trợ hoạt động công nghệ cao trong nông nghiệp. Để phát huy lợi thế trên địa bàn thành phố có nhiều cơ quan chuyên môn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, học viện, các trường đại học đóng trên địa bàn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã tham mưu cho UBND thành phố Hà Nội đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; hợp tác trong đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển, quản lý chuỗi sản xuất và cung cấp sản phẩm. Hiện nay, Hà Nội có 162 xã chăn nuôi trọng điểm; trong đó có 15 xã chăn nuôi bò sữa, 39 xã chăn nuôi bò thịt, 48 xã chăn nuôi lợn, 60 xã chăn nuôi gia cầm, với 6.381 trang trại chăn nuôi. Cụ thể, tính đến 6 tháng đầu năm 2023, đàn bò có 129,6 nghìn con, giảm 0,2%; đàn lợn có 1,46 triệu con, tăng 4,4% so với cùng kỳ, đàn gia cầm đạt 40,8 triệu con, tăng 3,6%.Sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng 6 tháng đầu năm 2023 ước đạt 1.035 tấn, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước; thịt bò đạt 5.411 tấn, tăng 0,1%; thịt lợn đạt 124 nghìn tấn, tăng 8%; thịt gia cầm đạt 80,5 nghìn tấn, giảm 0,3%; trứng gia cầm đạt 1.398 triệu quả, tăng 4,2%...
Bên cạnh đó, Hà Nội cũng có 160 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; trong đó 39 mô hình thuộc lĩnh vực chăn nuôi. Mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có mặt ở hầu hết quận, huyện có sản xuất nông nghiệp, tập trung nhiều ở các huyện như: Mê Linh, Gia Lâm, Thường Tín, Đông Anh, Thanh Oai, Đan Phượng... Hiện có 9 doanh nghiệp chăn nuôi, thủy sản, sơ chế - tiêu thụ nông sản (Jafa, CP, Dabaco, CJ Việt Nam, Minh Long, Công ty Giống gia súc Hà Nội...) đã tham gia đầu tư vào nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Các hợp tác xã đã phát huy được vai trò chủ đạo trong thúc đẩy ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất tại cơ sở. Số hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất là 122; trong đó có 3 hợp tác xã chăn nuôi, chiếm 2,5% số hợp tác xã sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn thành phố. Ngoài ra, 100% sản phẩm chăn nuôi từ các trang trại lớn, quy mô công nghiệp đều có hàm lượng công nghệ cao, do những trang trại chăn nuôi lợn, gà, trâu bò đều có ứng dụng ít nhất một biện pháp kỹ thuật công nghệ cao. Hà Nội là một thị trường tiêu thụ lớn, với lợi thế là hơn 10 triệu dân nhưng ngành nông nghiệp Thủ đô mới chỉ đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu lương thực thực phẩm, còn lại vẫn phải nhập từ các địa phương khác. Đó vừa là lợi thế nhưng cũng là thách thức với ngành nông nghiệp Hà Nội. Bởi vì thị trường lớn, nhu cầu tiêu dùng của người dân Thủ đô lại rất cao, đòi hỏi sản phẩm muốn tiêu thụ được trên thị trường phải đáp ứng các tiêu chí ngon - bổ - rẻ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.Trong khi đó, các mặt hàng nông lâm thủy sản tươi ngon của các vùng miền đều tập trung tại Hà Nội. Vì vậy, sản phẩm nông nghiệp của Hà Nội phải cạnh tranh với sản phẩm trong nước và cả nước ngoài./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh cấm đầu tư vào công nghệ cao tại Trung Quốc
07:54' - 10/08/2023
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Tổng thống Joe Biden ngày 9/8 đã ký một sắc lệnh hành pháp cấm một số khoản đầu tư nhất định của Mỹ vào công nghệ nhạy cảm ở Trung Quốc.
-
Kinh tế & Xã hội
Phát huy thế mạnh, đón đầu làn sóng đầu tư
13:58' - 08/08/2023
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh Nguyễn Thanh Ngọc, địa phương đang thực hiện nhiều chính sách ưu đãi đặc biệt nhằm mở lối cho tập đoàn, doanh nghiệp lớn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao.
-
Kinh tế & Xã hội
Ứng dụng hiệu quả công nghệ cao tại các hợp tác xã Hà Nội
15:38' - 03/08/2023
Nhiều hợp tác xã trên địa bàn Hà Nội đã ứng dụng công nghệ cao vào quy trình sản xuất, tạo ra hàng hóa có năng suất vượt trội, giá trị gia tăng cao, an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo tổ chức bộ máy mới đi vào hoạt động từ 1/3/2025
14:26'
Chính phủ yêu cầu khẩn trương hoàn thành việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy Chính phủ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước theo Nghị quyết số 18-NQ/TW.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng đề nghị ngành Ngân hàng thực hiện 8 nhiệm vụ, giải pháp cùng đất nước phát triển
14:21'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị ngành Ngân hàng thực hiện 8 nhiệm vụ, giải pháp cùng đất nước phát triển.
-
Kinh tế Việt Nam
Trình thông qua dự án đầu tư xây dựng 3 cây cầu lớn bắc qua sông Hồng
13:52'
UBND thành phố Hà Nội đã tiến hành xem xét thông qua Tờ trình của UBND thành phố trình HĐND thành phố đối với các dự án đầu tư xây dựng 3 cây cầu lớn bắc qua sông Hồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Đa dạng hóa thị trường trước việc Mỹ áp thuế lên sản phẩm thép và nhôm
13:35'
Nhiều ý kiến lo ngại về việc Mỹ áp thuế tăng thêm 25% cho tất cả sản phẩm thép và nhôm nhập khẩu vào nước này sẽ khiến ngành thép và nhôm Việt Nam bị ảnh hưởng.
-
Kinh tế Việt Nam
Tiếp đà phát triển kinh tế cửa khẩu
13:08'
Lạng Sơn đã tích cực hiện đại hóa trong hoạt động thương mại biên giới, nhất là thông quan xuất nhập khẩu hàng hóa tại một số cửa khẩu.
-
Kinh tế Việt Nam
Lâm Đồng thu gần 40 triệu USD nhờ xuất khẩu nông sản
11:18'
Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng cho biết, chỉ trong một tháng đầu tiên của năm 2025, tỉnh Lâm Đồng đã thu gần 40 triệu USD nhờ xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực của địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng làm việc với các ngân hàng thương mại để thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát
10:57'
Sáng 11/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các ngân hàng thương mại để tăng tốc, bứt phá, thúc đẩy tăng trưởng và kiểm soát lạm phát.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với ngành ngân hàng thương mại
09:02'
Sáng 11/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các ngân hàng thương mại để bàn giải pháp tăng tốc, bứt phá, thúc đẩy tăng trưởng và kiểm soát lạm phát.
-
Kinh tế Việt Nam
Bài 4: “Mỏ vàng” tín chỉ carbon
22:03' - 10/02/2025
Với các lĩnh vực như chăn nuôi, trồng trọt, trồng rừng đều có triển vọng chuyển hướng canh tác, nông nghiệp Đông Nam Bộ đang có cơ hội tham gia thị trường tín chỉ carbon.