Hà Nội giảm chi thường xuyên gần 5%
Chiều 27/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ dẫn đầu Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Nhà nước về đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập đã có buổi làm việc với UBND thành phố Hà Nội.
Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Doãn Toản đã báo cáo với Đoàn công tác về việc thực hiện đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính, hệ thống tổ các đơn vị sự nghiệp thuộc thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2016.
Trên cơ sở chỉ đạo của Trung ương tại Nghị quyết 39-NQ/TW về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, thành phố Hà Nội đã tập trung chỉ đạo, đẩy mạnh việc sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập.
Đến nay, Hà Nội đã sắp xếp, kiện toàn các đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở, ban, ngành, giảm từ 401 đơn vị xuống còn 280 đơn vị; các đơn vị sự nghiệp công lập cấp huyện giảm từ 206 đơn vị còn 96 đơn vị.
Thành phố cũng thực hiện sáp nhập Trung tâm sát hạch lái xe thuộc Sở Giao thông Vận tải vào Tổng Công ty Vận tải và đang chỉ đạo thực hiện sáp nhập Nhà khách UBND thành phố vào Tổng Công ty Du lịch Hà Nội.
Sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ - CP của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn thành phố, kết quả cơ bản phù hợp với yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập của thành phố.
Số lượng đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên tăng từ 55 đơn vị năm 2011 lên 70 đơn vị năm 2016, như vậy ngân sách Nhà nước không phải cấp chi thường xuyên cho 15 đơn vị sự nghiệp…
Đến nay, Hà Nội cơ bản hoàn thành công tác rà soát, xây dựng danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước. UBND thành phố đã ban hành Quyết định phê duyệt danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước ở 6/12 lĩnh vực; trong đó có 3 lĩnh vực là giao thông vận tải, tài nguyên và môi trường, xây dựng không phát sinh dịch vụ công sử dụng ngân sách Nhà nước; 3 lĩnh vực còn lại là văn hóa thể thao, dạy nghề, công thương đang trình thành phố phê duyệt trong tháng 5/2017.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ cho rằng: Hà Nội đã báo cáo rất đầy đủ về việc thực hiện đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính, hệ thống tổ các đơn vị sự nghiệp thuộc thành phố. Thực tế cho thấy, Hà Nội đã làm rất tốt và có những bài học kinh nghiệm, thành phố đã sắp xếp lại bộ máy, tinh gọn, có kế hoạch bài bản, trong khi một số địa phương, bộ, ngành chưa làm tốt.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đề nghị, Hà Nội cần làm rõ thêm hiệu quả sau khi sắp xếp lại; cần hoàn thiện báo cáo sâu hơn nữa về vấn đề này gửi Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Nhà nước về đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập trong thời gian tới.
Báo cáo Phó Thủ tướng về cách làm cụ thể của Hà Nội, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết: Hà Nội đã rà soát rất kỹ các đơn vị cùng chức năng, nhiệm vụ để sáp nhập, tinh gọn. Sau sáp nhập, thành phố chọn lãnh đạo có năng lực bổ nhiệm tiếp.
Các trường hợp khác cho cơ chế giữ nguyên lương trong 24 tháng, nếu có nhu cầu thực tiễn của đơn vị sẽ tiếp tục bổ nhiệm, trường hợp nào tự nguyện xin về hưu trước được hỗ trợ... Nhờ vậy, đã tạo sự đồng thuận, thu nhập người lao động được đảm bảo. Sau sáp nhập, thành phố cũng thu hồi hơn 100 địa điểm, bổ sung vào quỹ đất để tiến hành đấu giá, bổ sung nguồn thu phục vụ đầu tư phát triển.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung khẳng định, việc tinh gọn, sắp xếp lại bộ máy phải thể hiện rõ bằng giảm chi thường xuyên. Năm 2016, sau khi sắp xếp lại các đơn vị, Hà Nội đã giảm chi thường xuyên gần 5%, phấn đấu 5 năm tới giảm 10%.
Hà Nội đặt mục tiêu hoàn thành việc chuyển đổi mô hình tự chủ tài chính đối với 5 đơn vị trong năm 2017 gồm: Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Đức Giang, Bệnh viện Mắt Hà Nội, Trung tâm hoạt động Văn hóa khoa học Văn Miếu Quốc Tử Giám (Sở Văn hóa và Thể thao), Tạp chí Giáo dục Thủ đô (Sở Giáo dục và Đào tạo).
Cũng theo Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung, các đơn vị sự nghiệp công lập muốn tự chủ cần có quy định giá dịch vụ. Hà Nội sẽ đi theo hướng chuyển mô hình các đơn vị công lập thành doanh nghiệp, Nhà nước chỉ quản lý về cơ chế, chính sách.
Đơn cử như mô hình trung tâm hành chính công, đầu tư lớn nhưng tập trung một chỗ cũng sẽ vẫn quá tải trong khi xu hướng là dịch vụ công phát triển theo mô hình Chính phủ điện tử, cung cấp tối đa các dịch vụ qua mạng internet và hướng đó đã được thành phố thực hiện hiệu quả.
Thời gian tới, khi hoàn thiện các hồ sơ điện tử, chữ ký số, các dịch vụ công của Hà Nội sẽ được cung cấp tốt hơn, phục vụ nhân dân hiệu quả hơn nữa./.
>>> Bộ Nội vụ: Sáp nhập quận, bộ máy chính quyền tinh gọn, hoạt động hiệu quả hơn
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Bồ Đào Nha
11:04' - 27/05/2017
Ngày 26/5, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Augusto Santos Silva.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ thị thực hiện nghiêm quy định số lượng thành viên UBND các cấp
21:27' - 26/05/2017
Thủ tướng Chính phủ chỉ thị chính quyền địa phương các cấp phải bảo đảm thực hiện đúng số lượng, cơ cấu thành viên UBND các cấp.
-
Chuyển động DN
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: PVEP tập trung tái cấu trúc nâng cao năng lực cạnh tranh
21:08' - 26/05/2017
Trong 10 năm qua, PVEP đã đạt kỷ lục với 46 phát hiện dầu khí mới giúp gia tăng trữ lượng dầu khí 230,5 triệu tấn dầu quy đổi.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương
09:31'
Với 458/461 đại biểu tán thành (chiếm 95,62% tổng số đại biểu Quốc hội), Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương đã được Quốc hội thông qua sáng 30/11.
-
Kinh tế Việt Nam
Tỉnh Điện Biên ký thỏa thuận hợp tác với thành phố lớn thứ hai LB Nga
08:49'
Từ năm 2020, khi Việt Nam trở thành quốc gia định hướng ưu tiên đầu tiên trong hoạt động đối ngoại của Saint Petersburg, thành phố đã càng mở rộng các mối quan hệ với các địa phương của Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngày làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
08:18'
Ngày làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 8 (ngày 30/11), Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
-
Kinh tế Việt Nam
Yên Bái trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khu công nghiệp hơn 2.000 tỷ đồng
21:41' - 29/11/2024
Tỉnh Yên Bái đã trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Trấn Yên (giai đoạn 1) cho Tổng Công ty Viglacera – CTCP.
-
Kinh tế Việt Nam
Sự kiện mua sắm Hà Nội đêm không ngủ thu hút 200 doanh nghiệp tham gia
21:38' - 29/11/2024
Sự kiện thu hút hơn 200 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tham gia và gần 10 địa điểm siêu thị, trung tâm thương mại lớn của các Tập đoàn bán lẻ, hệ thống phân phối, kinh doanh thương mại .
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024
21:23' - 29/11/2024
Trong không khí mua sắm trực tuyến sôi động vào dịp cuối năm, Bộ Công Thương cũng khuyến khích doanh nghiệp Việt, thương hiệu hàng Việt tham gia mạnh mẽ hơn vào thị trường thương mại điện tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp tác quốc tế trong đào tạo nhân lực ngành bán dẫn cho Việt Nam
21:04' - 29/11/2024
Biên bản ghi nhớ giữa hai bên đề xuất hàng loạt sáng kiến nhằm củng cố hệ sinh thái bán dẫn của Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Một số quy định mới liên quan đến đất đai chưa “khớp” với hoạt động ngân hàng
21:00' - 29/11/2024
Mặc dù đã được lấy ý kiến góp ý, bổ sung và tiếp thu, tuy nhiên vẫn còn nhiều nội dung mà 3 bộ luật mới liên quan đến vấn đề đất đai vẫn chưa “khớp” với Luật các Tổ chức tín dụng.
-
Kinh tế Việt Nam
Năm 2025, Đồng bằng sông Cửu Long bảo đảm cấp nước cho sản xuất nông nghiệp lên 90%
19:37' - 29/11/2024
Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ hướng tới mục tiêu tăng tần suất bảo đảm cấp nước lên 90% vào năm 2025 mà còn tiến xa hơn trong việc xây dựng một vùng nông nghiệp bền vững.