Hà Nội hối thúc tháo gỡ khó khăn trong đầu tư công trung hạn
Đây là lĩnh vực được thành phố Hà Nội rất quan tâm và thực tế có nhiều sự nỗ lực từ các đơn vị, các địa phương.
Từ đó đã có thêm nhiều dự án được phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án, hoàn thành đưa vào sử dụng.
Tuy nhiên, UBND thành phố Hà Nội đã thẳng thắn nhìn nhận đến nay tiến độ thực hiện và kết quả giải ngân của một số dự án không đạt như kế hoạch đề ra.Một số dự án dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2016-2020 khi sử dụng kế hoạch vốn năm 2020 kéo dài nhưng thực tế lại không hoàn thành và bị hủy vốn.
Nhu cầu vốn trung hạn thì rất lớn, nhiều dự án đề xuất bổ sung vào trung hạn, một số dự án có nhu cầu điều chỉnh tăng kế hoạch vốn, trong khi việc giải ngân kế hoạch vốn hàng năm lại rất thấp.
Vào tháng 3/2022, UBND thành phố Hà Nội đã có văn bản yêu cầu các sở ngành, quận huyện và các chủ đầu tư rà soát, cập nhật và điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021- 2025 cấp thành phố. Mặc dù các đơn vị đã báo cáo, nhưng theo UBND thành phố Hà Nội, phương án đề xuất của một số đơn vị còn chưa bám sát yêu cầu và theo tinh thần chỉ đạo của UBND thành phố như: Chưa thuyết minh được căn cứ pháp lý và thực tiễn để xuất bổ sung danh mục dự án chuyển tiếp, dự án mới; chưa đầy đủ căn cứ để hoàn trả ngân sách các quận, huyện đã ứng để thực hiện các nhiệm vụ chi cấp thành phố; chưa hoàn thành đầy đủ yêu cầu để xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư. Để tiếp tục chấn chỉnh hoạt động lĩnh vực này với tinh thần quyết liệt hơn, UBND thành phố Hà Nội vừa tiếp tục chỉ đạo các sở, ngành, quận huyện đôn đốc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để thúc đẩy triển khai kê hoạch. UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các cấp nỗ lực cố gắng, có giải pháp căn cơ để thúc đẩy việc thực hiện các dự án trong từng khâu của dự án, chuẩn bị đầu tư, lập thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư, thiết kế bản vẽ - thi công, lựa chọn nhà thầu, giải phóng mặt bang, thi công, quyết toán, hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng. Thành phố đề nghị bố trí đủ vốn cho các dự án chuyển tiếp để hoàn thành dự án; rà soát, đánh giá, đề xuất đình, giãn, hoãn tiến độ đối với các công trình có khó khăn, vướng mắc kéo dài nhiều năm, không triển khai được trong giai đoạn 2021-2025. Việc triển khai dự án mới cần phải đảm bảo khả năng cân đối nguồn lực của thành phố. Để thực hiện tốt yêu cầu đặt ra, thành phố đề ra các nhiệm vụ; trong đó, các cấp cần nâng cao trách nhiệm, tính chủ động, quyết liệt của các chủ đầu tư; nâng cao tính chủ động trong việc phối hợp giữa các sở ngành và quận huyện để kịp thời tháo gỡ khó khăn. Đối với các dự án mới đã được phê duyệt chủ trương đầu tư cần khẩn trương hoàn thành thủ tục phê duyệt dự án, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công - dự toán để đủ điều kiện bố trí vốn và khởi công công trình. Sở Xây dựng Hà Nội cần khẩn trương phối hợp với các sở chuyên ngành và các đơn vị liên quan báo cáo UBND thành phố Chuyên đề về đánh giá thực trạng và đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đẩy nhanh các thủ tục đầu tư.Đồng thời, nâng cao chất lượng, khắc phục tình trạng đề xuất chủ trương đầu tư dàn trải và dự kiến tổng mức đầu tư chưa chính xác. Sở Xây dựng và các sở liên quan chỉ trình cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư khi đã thẩm định, làm rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn cho từng dự án.
Ngay từ khâu giao chuẩn bị đầu tư cho các dự án, cần phải rà soát, tính toán kỹ lưỡng về khả năng cân đối nguồn vốn cho các dự án để triển khai các bước tiếp theo, tránh hiện tượng lãng phí đầu tư.
Đặc biệt, UBND thành phố Hà Nội cũng vừa chỉ đạo tập trung tháo gỡ khó khăn, đặc biệt là các nút thắt trong giải phóng mặt bằng từ thành phố đến các quận huyện. UBND thành phố chỉ đạo các địa phương phối hợp chặt chẽ với các chủ đầu tư thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư công. UBND thành phố cũng yêu cầu các đơn vị liên quan báo cáo đầy đủ, chính xác về nợ đọng xây dựng cơ bản và nhu cầu vốn để thực hiện thanh quyết toán dự án hoàn thành trong giai đoạn 2021-2025./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng kiểm tra, "thúc" tiến độ tuyến đường sắt đô thị đoạn Nhổn - ga Hà Nội
14:20' - 07/08/2022
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, thực chất dự án đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội là một trong những dự án tồn đọng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ 7
09:45'
Hoa Kỳ hiện đang là đối tác thương mại lớn thứ hai, là thị trường xuất khẩu lớn nhất và là một trong những nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Điện lực (sửa đổi) cần giải quyết kịp thời, đồng bộ nhiều vấn đề
07:38'
Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) đã được đưa ra thảo luận, lấy ý kiến, hoàn thiện và dự kiến sẽ trình Quốc hội biểu quyết thông qua trong vòng 1 kỳ họp tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang diễn ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Thêm một công ty Việt Nam mở rộng hợp tác lao động với Đức
21:08' - 26/11/2024
Dự án cam kết cung cấp các chương trình đào tạo chất lượng cao cho học viên Việt Nam, đảm bảo hỗ trợ toàn diện từ thủ tục hành chính, nơi ở, đến việc làm sau tốt nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nam trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án khu công nghiệp hơn 2.600 tỷ đồng
20:46' - 26/11/2024
Dự án được triển khai tại xã Thanh Nguyên và xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày được Nhà nước cho thuê đất.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ
19:08' - 26/11/2024
ại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Oai (Hà Nội) phát triển đô thị xanh, sinh thái ở cửa ngõ phía Nam Thủ đô
19:07' - 26/11/2024
Thanh Oai có vị trí chiến lược trong phát triển phía Tây Nam Hà Nội. Địa phương "cửa ngõ" của Thủ đô được định hướng sẽ trở thành quận xanh, sinh thái đến khoảng năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động chiến lược quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
18:46' - 26/11/2024
Với 97% tổng số doanh nghiệp Việt Nam hiện đang ở quy mô nhỏ, vừa và siêu nhỏ, khu vực này hiện đang đóng góp khoảng 60%GDP của cả nước và tạo ra khoảng 30% việc làm cho toàn xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo đảm sự linh hoạt thực hiện dự án đầu tư xây dựng đô thị và nông thôn
18:11' - 26/11/2024
Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn gồm 5 chương, 59 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi
16:19' - 26/11/2024
Nhiều tỉnh đã từng có dịch bệnh rất nghiêm trọng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh… nhưng sau 1-2 tháng sử dụng vaccine, dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế tốt.