Hà Nội: Khai thác tối đa lợi ích của thương mại điện tử, kích cầu tiêu thụ nông sản
Để nông sản, đặc sản địa phương đến được với người tiêu dùng Thủ đô, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã đã kết hợp vừa bán hàng truyền thống vừa bán hàng online trên các sàn thương mại điện tử, đồng thời đẩy mạnh liên kết, xúc tiến thương mại… giúp tiêu thụ sản phẩm.
Ông Nguyễn Ánh Dương, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Đầu tư, Du lịch Hà Nội cho biết, người tiêu dùng hiện nay không chỉ mua hàng qua kênh thương mại truyền thống mà còn đẩy mạnh tiêu dùng trên nền tảng thương mại điện tử, mạng xã hội…
Vì vậy, tại các hội chợ, phiên chợ nông sản với điểm nhấn là hoạt động livestream bán nông sản, đặc sản, sản phẩm OCOP trên nền tảng TikTok và các nền tảng mạng xã hội.
Từ đó, các sản phẩm nông đặc sản các tỉnh, thành phố sẽ tạo được sự lan tỏa rộng khắp đến người tiêu dùng cả nước. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Ánh Dương thì các hợp tác xã và bà con cần phải đổi mới tư duy để có thể tận dụng được hết mức các lợi ích của thương mại điện tử.
Do kinh doanh qua sàn thương mại điện tử không chỉ dừng lại ở thu hoạch và bán hàng mà cần có sự đầu tư vào khâu đóng gói, bao bì, mẫu mã, hậu cần, vận chuyển hay làm hình ảnh quảng bá để cải tiến cách làm và phát triển sản xuất kinh doanh một cách tối ưu.
Theo ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh văn phòng Chương trình Điều phối xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã tiêu thụ nông sản sạch, có nguồn gốc xuất xứ, với giá cả hợp lý đến người tiêu dùng, nhất là các sản phẩm trái cây theo mùa vụ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã mở nhiều hội chợ, phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền; đồng thời kết nối cung cầu giữa các địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã với siêu thị, cửa hàng thực phẩm, hệ thống bán lẻ hiện đại tại các thành phố lớn trong cả nước theo chuỗi giá trị nông sản với hệ sinh thái đầy đủ, khép kín, minh bạch từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, thương mại và phân phối tới tay người tiêu dùng.
Bà Vũ Thị Lệ Thủy, Giám đốc Hợp tác xã 3T nông sản Cao Phong (huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình) cho biết, hiện là đơn vị duy nhất tại Hòa Bình có dây chuyền sơ chế sau thu hoạch sản phẩm cam tươi, sản lượng bình quân hàng năm khoảng trên 300 tấn. Giá bán bình quân cao hơn mặt bằng chung thị trường khoảng 20%. Giá bao tiêu cho thành viên hợp tác xã cao hơn mặt bằng chung thị trường thấp nhất là 10%.
Cùng với kênh bán hàng truyền thống, Hợp tác xã 3T nông sản Cao Phong cũng phát triển kênh thương mại điện tử. Sau mỗi lần livestream, hợp tác xã đã kết nối với các cơ sở sản xuất, nhà phân phối, chốt được các đơn hàng trên kênh của mình.
Bà Vũ Thị Lệ Thủy cho biết thêm, có thời điểm đơn vị chốt bán được 3 tấn cam/ngày nhờ livestream. Ngoài ra kênh facebook với hơn 1.000 người theo dõi giúp hợp tác xã giới thiệu sản phẩm đến đông đảo người tiêu dùng.Bên cạnh đó, hợp tác xã đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng mối liên kết bền vững với người tiêu dùng thông qua các chương trình giáo dục, các buổi trải nghiệm thực tế truyền thông về lợi ích của sản phẩm nông nghiệp bền vững; phát triển các mô hình kinh doanh sáng tạo, như cửa hàng nông sản sạch, trang trại tham quan và học tập, nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng và thúc đẩy tiêu dùng xanh…
Theo bà Vũ Lệ Thủy, làm hàng nông sản, đặc sản địa phương, theo các hợp tác xã, việc đảm bảo nguồn nguyên liệu sản xuất sạch, bền vững không làm khó họ. Nhưng việc tiêu thụ sản phẩm lại là bài toán khó không chỉ đối với các doanh nghiệp nhỏ mà ngay cả các doanh nghiệp lớn cũng vậy.
Trên thực tế nhiều hợp tác xã dù đã tiếp cận với bán hàng online nhưng tỷ lệ hàng hóa bán theo hình thức này vẫn chưa cao. Điều này được các chuyên gia lý giải là vì mối liên kết giữa hợp tác xã với các sàn thương mại điện tử vẫn chưa chặt chẽ. Đặc biệt, khi đưa hàng lên các sàn thương mại điện tử, hợp tác xã cũng chịu sự phụ thuộc nhất định vào đơn vị lưu trữ hàng hóa, làm sao bảo đảm mức chiết khấu phù hợp cho người mua.
Cho nên việc tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp nói chung và thương mại điện tử trong lĩnh vực nông sản nói riêng là một hành trình đầy thử thách và đòi hỏi nhiều nguồn lực cũng như sự kiên nhẫn.
Bởi bán sản phẩm nông sản tươi là một bài toán khó đối với ngành nông nghiệp, nhất là sản phẩm rau ăn lá, người bán hàng thường nói "sáng rau chiều rác," đó là vì thời gian từ khi nhập hàng đến khi bán ra rất ngắn. Nếu kéo dài thời gian này, chất lượng của sản phẩm sẽ giảm đi. Để giải quyết vấn đề này, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị, từ nhà cung ứng đến các đơn vị vận chuyển.
Đồng hành đưa sản phẩm nông sản, đặc sản địa phương đến gần hơn với người tiêu dùng, ông Nguyễn Thế Hiệp, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết trong thời gian qua, Sở Công Thương Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp, đồng hành cùng doanh nghiệp, hợp tác xã, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông sản, đặc sản các địa phương vào hệ thống các siêu thị.
Đồng thời, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất và tiêu thụ sản phẩm OCOP như triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc, trưng bày, kết nối trên các sàn giao dịch thương mại điện tử... cho các sản phẩm OCOP.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Đà Nẵng xử phạt gần 1,5 tỷ đồng vi phạm trong thương mại điện tử
11:35' - 10/12/2024
Sau 2 năm thực hiện Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025 của Thủ tướng Chính phủ, Cục Quản lý thị trường Đà Nẵng đã xử phạt gần 1,5 tỷ đồng vi phạm.
-
Chuyển động DN
Kiểm soát hàng hóa nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử
18:29' - 04/12/2024
Tổng cục Hải quan yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát đối với hàng hóa nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử.
-
DN cần biết
Việt Nam có thể dẫn đầu Đông Nam Á về thương mại điện tử
17:30' - 02/12/2024
IMARC ngày 1/12 cho biết, Việt Nam có tiềm năng trở thành cường quốc thương mại điện tử khu vực Đông Nam Á, khi ngành này đang có sự tăng trưởng mạnh và góp phần thúc đẩy chuyển đổi kinh tế quốc gia.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Cá ngừ tăng thị phần tại nhiều thị trường
10:45'
Sau thời gian sụt giảm xuất khẩu do tác động của các chính sách liên quan đến kích cỡ cá ngừ, cũng như biến động thị trường, cá ngừ Việt Nam đang lấy lại vị trí và tăng thị phần tại nhiều thị trường.
-
Thị trường
Cây mít giống tăng giá vào cuối vụ
09:20'
Hiện nay, giá mít giống tăng cao gấp đôi so với đầu vụ, mít ruột đỏ (loại ruột lá bầu) có giá từ 45.000 - 65.000 đồng/cây (tùy kích cỡ), mít siêu sớm có giá từ 30.000 - 50.000 đồng/cây (tùy kích cỡ).
-
Thị trường
Đức thiếu hơn nửa triệu lao động lành nghề phục vụ chuyển đổi năng lượng
08:03'
Nhiều doanh nghiệp Đức cho rằng quá trình chuyển đổi năng lượng sẽ mất nhiều thời gian hơn do thiếu lao động lành nghề.
-
Thị trường
Lượng hàng nhập khẩu vào Mỹ trên đà tăng lên mức kỷ lục
15:12' - 10/12/2024
Hiệp hội Bán lẻ Quốc gia (NRF) ngày 9/12 cho biết các cảng bận rộn của Mỹ đã tăng cường hoạt động trong tháng 11 và tháng 12/2024, khi lượng hàng nhập khẩu có thể đạt kỷ lục mới.
-
Thị trường
Tiềm năng phát triển chợ vùng biên
17:29' - 09/12/2024
Cả 3 tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Lào và Việt Nam - Campuchia đều có sự tăng trưởng về kim ngạch xuất nhập khẩu biên mậu.
-
Thị trường
Mủ cao su được giá giúp nông dân thu đến 90 triệu đồng/ha
16:23' - 09/12/2024
Hiện mủ cao su đang được thương lái, các doanh nghiệp thu mua với giá 18.000-22.000 đồng/kg, điều này đang giúp người dân có thêm thu nhập từ trồng cây cao su.
-
Thị trường
Quản lý chặt hoạt động sản xuất, buôn bán giống cây trồng
16:11' - 09/12/2024
Tỉnh Tiền Giang hiện có 480 cơ sở sản xuất, buôn bán giống cây trồng, trong đó có 350 cơ sở buôn bán giống cây trồng đã thông báo thông tin về đăng ký buôn bán giống cây trồng về Sở.
-
Thị trường
Xuất khẩu gạo đạt kỷ lục trên 5,3 tỷ USD
17:21' - 08/12/2024
Xuất khẩu gạo 11 tháng đã đạt những kỷ lục mới với gần 8,5 triệu tấn với 5,31 tỷ USD.
-
Thị trường
Bùng nổ AI, quy mô thị trường deepfake ước vượt 6 tỷ USD vào năm 2032
19:45' - 07/12/2024
Theo báo cáo của Global Market Insights Inc, thị trường AI deepfake được dự báo sẽ đạt 6,22 tỷ USD vào năm 2032.