Hà Nội: Nhiều hàng quán không chấp hành quy định phòng dịch COVID-19
Trước những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, từ 0 giờ ngày 16/2, UBND thành phố Hà Nội đã yêu cầu đóng cửa tất cả các quán ăn đường phố, trà đá vỉa hè, cà phê và tạm thời dừng việc mở cửa các cơ sở di tích, đình chùa để phòng, chống dịch bệnh lây lan ra cộng đồng.
Sau một tuần thực hiện chỉ đạo này, bên cạnh những hàng quán thực hiện tốt quy định về phòng chống dịch, hiện nay vẫn còn xuất hiện nhiều hàng quán và người dân lơ là, chủ quan, không thực hiện biện pháp phòng dịch như: không đeo khẩu trang và tụ tập đông người.
Theo ghi nhận của phóng viên TTXVN, tại phố Hàng Bún, Thụy Khuê, Nguyễn Đình Thi, Quán Thánh, Phan Đình Phùng...có rất nhiều quán trà đá đang hoạt động.
Khi thấy lực lượng chức năng, chủ quán thu dọn bàn ghế rất nhanh nhưng qua thời điểm kiểm tra chỉ vài phút, họ lại mang ra bán tiếp như chưa có chuyện gì xảy ra.
Một số quán cà phê mặc dù bên ngoài treo biển chỉ bán mang về nhưng bên trong vẫn có khách.
Điều đáng lo ngại là các quán cà phê này đều đông khách, ngồi san sát nhau, cửa đóng giữa chừng để “che mắt” lực lượng chức năng và khi bị phát hiện sẽ lập tức đóng được ngay.
Tại Hàng Chiếu (quận Hoàn Kiếm), cả người dân và người bán hàng ăn đều không tuân thủ giãn cách, bày bàn ghế ra vỉa hè ngồi.
Tương tự, tại quận Long Biên, vào thời điểm không có sự kiểm tra của lực lượng chức năng phường, các hàng quán ăn uống tại phố Ngọc Lâm vốn bày bán trong nhà nay lấn chiếm cả vỉa hè để bán cho khách.
Tình trạng này thường diễn ra vào buổi sáng và buổi trưa, khi lượng người tới các quán ăn rất đông. Hầu như các quán lấn chiếm vỉa hè thường không đảm bảo an toàn, giữa người với người và giữa các bàn không có sự giãn cách tối thiểu.
Hay tại một quán bia đông khách trên phố Bồ Đề, các bàn ăn không có vách ngăn và mỗi bàn lại có 5 đến 7 người...
Có thể thấy, bên cạnh không ít chủ hàng quán đường phố và người dân chưa có ý thức, trách nhiệm và còn chủ quan trước nguy cơ lây lan của dịch bệnh, việc người dân trên địa bàn Thủ đô đang tập trung đông người để mua hàng “cứu trợ” tại các địa điểm bán nông sản giúp bà con vùng dịch Hải Dương cũng đang là vấn đề lo ngại về việc không đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19.
Chị Nguyễn Thanh Tâm (trú tại phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ: Nhìn những khu bán hàng nông sản “cứu trợ” đông nghịt người (có điểm bán hàng lên tới hàng trăm người đứng xếp hàng san sát nhau để chờ mua rau củ), tôi thấy không ổn chút nào.
Vì bà con vùng dịch, ai cũng sẵn lòng tương trợ mua cả chục cân xu hào, cà rốt, cà chua, bắp cải… Tuy nhiên, việc tập trung đông người sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Ý kiến của chị Tâm cũng như nhiều người dân khác cho rằng, bao tiêu nông sản, chia sẻ khó khăn với bà con lúc này cũng cần kíp và khẩn trương như chống dịch.
Song, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh này, rất cần có cách tổ chức tiêu thụ nông sản vùng dịch bài bản, chuyên nghiệp. Đấy phải là những điểm bán hàng sạch, nông sản được kiểm nghiệm và việc mua bán cần được tiến hành trong giãn cách an toàn.
“Cứu trợ an toàn thực sự là vấn đề lúc này. Có an toàn cho bản thân, cho cộng đồng, không để dịch bệnh bùng phát mới có điều kiện để lo và giúp cho bà con vùng dịch chống dịch hiệu quả”, anh Vũ Chung (sống tại quận Cầu Giấy, Hà Nội) bày tỏ quan điểm.
Cũng theo ghi nhận thực tế của phóng viên, sau 1 tuần thực hiện chỉ đạo của thành phố Hà Nội, các cơ sở di tích, đình chùa đã tạm thời dừng việc mở cửa cho phật tử và du khách vào lễ đầu Xuân.
Để thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, các chủ đình, đền, chùa… đều phải ký cam kết với chính quyền địa phương về các phương án phòng dịch, đặc biệt là không được tự ý mở cửa các cơ sở tín ngưỡng, cho tập trung đông người khi chưa có quyết định mới của thành phố.
Việc làm này đã hạn chế rất nhiều tình trạng cố tình vi phạm quy định. Một số người dân chưa biết các quy định nên đến cửa chùa cũng chỉ thành tâm vái vọng vào bên trong, hạn chế rất nhiều số lượng người dân cố đi lễ bằng mọi cách.
Trước thông tin về tình trạng “cò” chèo kéo khách đi lễ “chui” tại Chùa Hương, lãnh đạo Sở Văn hóa và Thông tin Hà Nội cho biết, Sở đã đề nghị UBND huyện Mỹ Đức, Ban Quản lý danh thắng Hương Sơn phải tăng cường công tác tuyên truyền, giám sát, nhắc nhở nhân dân nâng cao hơn nữa ý thức phòng, chống dịch; không vì thu lợi của bản thân để xảy ra hậu quả lây lan dịch cho cộng đồng.
Trong thời gian tới, dự báo tình hình dịch bệnh sẽ còn diễn biến phức tạp, kéo dài, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tiếp tục giao Thanh tra Sở thường xuyên kiểm tra việc chấp hành chỉ đạo của Trung ương và thành phố trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại các di tích; chủ động nắm bắt thông tin qua các phương tiện thông tin truyền thông, mạng xã hội và đường dây nóng của Sở về việc chấp hành các quy phòng, chống dịch bệnh để kịp thời xử lý đối với các cơ sở tín ngưỡng cố tình vi phạm./.
- Từ khóa :
- Hà Nội
- dịch COVID-19
- giãn cách
- dịch COVID-19 tại hà Nội
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội: Chỉ còn 4 khu vực bị phong tỏa, cách ly vì dịch COVID-19
19:11' - 22/02/2021
Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, thành phố đã giải tỏa 14/18 khu vực bị phong tỏa, cách ly vì dịch COVID-19; hiện chỉ còn lại 4 khu vực.
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội yêu cầu xử lý nghiêm người khai báo y tế gian dối
18:54' - 19/02/2021
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng cho biết, các trường hợp gian dối trong khai báo y tế, xét nghiệm nếu bị phát hiện sẽ xử lý nghiêm theo quy định.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Nâng cao chất lượng đào tạo, thu hút nhân lực công nghệ thông tin
10:46'
Với mục tiêu xây dựng thành phố thông minh, Đà Nẵng đang triển khai các giải pháp đột phá để nâng cao chất lượng đào tạo và thu hút nguồn nhân lực công nghệ thông tin.
-
Kinh tế & Xã hội
Bắc Kinh dỡ bỏ một số biện pháp kiểm soát dịch COVID-19
09:34'
Với việc số ca mắc mới COVID-19 giảm trong 6 ngày liên tiếp, chính quyền thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc quyết định dỡ bỏ một số biện pháp kiểm soát dịch bắt đầu từ ngày 29/5.
-
Kinh tế & Xã hội
Dồn điền đổi thửa để sản xuất tập trung và tiêu thụ theo chuỗi giá trị
09:24'
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi, việc dồn điền đổi thửa đã từng bước hình thành vùng sản xuất tập trung và tiêu thụ theo chuỗi giá trị.
-
Kinh tế & Xã hội
Quảng Ninh: Xe bán tải đâm liên hoàn nhiều xe đỗ bên đường hư hỏng nặng
09:23'
Sáng 29/5, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, một xe bán tải đã bất ngờ đâm liên hoàn khoảng 10 xe ô tô đang đỗ bên đường khiến khiến nhiều xe hư hỏng nặng.
-
Kinh tế & Xã hội
Phim "Triangle of Sadness" được trao giải Cành cọ Vàng
07:54'
Bộ phim "Triangle of Sadness" của đạo diễn người Thụy Điển Ruben Ostlund đã được vinh danh ở giải thưởng danh giá nhất Cành cọ vàng (Palm d'Or).
-
Kinh tế & Xã hội
Cháy rừng lan rộng tại Đông Bắc Hàn Quốc
20:54' - 28/05/2022
Ngày 28/5, một đám cháy rừng đã xảy ra và lan nhanh ở quận Uljin, miền Đông Bắc Hàn Quốc.
-
Kinh tế & Xã hội
Trung tâm dạy nghề kiểu mẫu xây gần 10 năm chưa hoàn thành
19:20' - 28/05/2022
Dự án Trung tâm dạy nghề kiểu mẫu Sơn Tịnh (gọi tắt là Trung tâm), thôn Phong Niên Thượng, xã Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi được triển khai xây dựng từ năm 2012.
-
Kinh tế & Xã hội
Ngày 28/5, cả nước có 1.114 ca nhiễm COVID-19, giảm 125 ca so với ngày trước
18:28' - 28/05/2022
Tính từ 16h ngày 27/5 đến 16h ngày 28/5, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 1.114 ca nhiễm mới, giảm 125 ca so với ngày trước đó.
-
Kinh tế & Xã hội
Đã vá xong lỗ thủng đường xe thô sơ cầu Long Biên
17:33' - 28/05/2022
Chiều 28/5, diện Công ty cổ phần Đường sắt Hà Hải, đơn vị duy tu cầu Long Biên (Tổng công ty Đường sắt Việt Nam) cho biết, đơn vị đã khắc phục xong mặt đường bộ cầu Long Biên bị thủng trong sáng 28/5.