Hà Nội thu hút 1,6 tỷ USD vốn FDI
Theo UBND thành phố Hà Nội, trong tháng 10/2024, thành phố Hà Nội thu hút 58,4 triệu USD vốn FDI; trong đó, 25 dự án được cấp phép mới với tổng vốn đăng ký đạt 13 triệu USD; có 13 dự án được điều chỉnh tăng vốn đầu tư với số vốn đăng ký tăng thêm đạt 4,5 triệu USD; nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần 12 lượt, đạt 40,6 triệu USD.
Tính chung 10 tháng năm 2024, toàn Thành phố thu hút 1,6 tỷ USD vốn FDI, trong đó, đăng ký cấp mới 233 dự án với số vốn đạt trên 1,1 tỷ USD; 160 lượt tăng vốn đầu tư với 184 triệu USD; 192 lượt nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần đạt 208 triệu USD.Đối với việc thành lập doanh nghiệp, trong tháng 10 thành phố Hà Nội đã cấp giấy chứng nhận cho 2.318 doanh nghiệp thành lập mới, giảm 20,6% so với cùng kỳ năm trước; vốn đăng ký đạt 20,6 nghìn tỷ đồng, giảm 12,3%; 926 doanh nghiệp hoạt động trở lại, tăng 44,6%; 1.544 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, tăng 25,2%; 483 doanh nghiệp giải thể, tăng 59,3%; 601 doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thể, tăng 45,1%.
Tính chung 10 tháng năm 2024, Thành phố đã cấp giấy chứng nhận cho 24,9 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với vốn đăng ký 228,3 nghìn tỷ đồng, giảm 5,7% về số lượng doanh nghiệp và giảm 11,8% vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước; 8,6 nghìn doanh nghiệp hoạt động trở lại, tăng 15,1%; 21,8 nghìn doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, tăng 20,1%; 3,9 nghìn doanh nghiệp giải thể, tăng 28,0%; 4,8 nghìn doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thể, tăng 27,1%. Tỷ lệ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng được duy trì 100%, đảm bảo chất lượng và đúng hạn. Nhìn vào những số liệu nêu trên, có thể thấy hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn Thủ đô đang hoạt động trong điều kiện kinh tế khá khó khăn, số doanh nghiệp thành lập mới và số vốn đăng ký đều giảm. Trong lúc đó, số doanh nghiệp quay lại hoạt động chưa lớn, cũng như vẫn còn nhiều doanh nghiệp đang chờ thủ tục hoặc là đã phá sản, giải thể. Vì vậy, mảng lao động việc làm ảnh hưởng ít nhiều liên quan đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội. Lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tháng 10/2024 tăng 0,5% so với tháng trước và tăng 0,7% so với cùng kỳ năm trước. Thế nhưng, tính chung 10 tháng năm 2024, chỉ số sử dụng lao động của các doanh nghiệp công nghiệp giảm 0,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, lao động đang làm việc trong doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nước giảm 4,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 0,7%; khu vực Nhà nước tăng 1,7%. Chia theo ngành kinh tế, lao động đang làm việc trong ngành chế biến, chế tạo giảm 1,3% (trong đó: sản xuất chế biến thực phẩm giảm 18%; dệt giảm 9,1%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ giảm 7,3%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế giảm 5,5%); ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt giảm 0,4%; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 2,1%; ngành khai khoáng tăng 19,3%. Theo Báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội, trong tháng 10, toàn Thành phố giải quyết việc làm cho hơn 17,5 nghìn lao động; trong đó, 1,3 nghìn lao động được tạo việc làm từ nguồn vốn ngân sách Thành phố ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội với số tiền là 104 tỷ đồng; 1,9 nghìn lao động nhận được việc làm sau khi phỏng vấn tại các phiên, sàn giao dịch việc làm; trên 14,3 nghìn lao động được giải quyết việc làm qua hình thức xuất khẩu lao động, cung ứng dịch vụ việc làm của các doanh nghiệp và qua các hình thức khác. Cũng trong tháng 10, Thành phố Hà Nội ra quyết định trợ cấp Bảo hiểm thất nghiệp cho 5,6 nghìn người với số tiền hỗ trợ 180 tỷ đồng. Tính chung 10 tháng năm 2024, Thành phố giải quyết việc làm cho 196,3 nghìn lao động, đạt 118,9% kế hoạch năm và tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2023; quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho 64,5 nghìn người với số tiền hỗ trợ 1.978 tỷ đồng, trong đó hỗ trợ học nghề để tìm việc mới cho hơn 0,9 nghìn người với số tiền 3,7 tỷ đồng. Ông Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết, nhờ thực hiện rất quyết tâm, quyết liệt vào cuộc của cả hệ thống nền kinh tế Thủ đô vẫn đà tăng trưởng. Có được điều này do thành đặc biệt quan tâm thu hút đầu tư, tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp trong và ngoài nước có cơ hội đầu tư, hợp tác, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn.Thành phố thường xuyên đổi mới, cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường thông thoáng và kịp thời tháo gỡ khó khăn khi doanh nghiệp đề nghị. Vì vậy, lượng doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn vẫn tiếp tục giữ vững, hàng hóa xuất nhập khẩu trên địa bàn Thủ đô vẫn phát triển khá sôi động.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV: Vốn FDI là cơ hội nhưng không phải động lực chính cho kỷ nguyên vươn mình
10:18' - 05/11/2024
Sáng 5/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp FDI - những công dân danh dự của thành phố Cảng
11:57' - 13/10/2024
Hải Phòng luôn coi các doanh nghiệp FDI là một phần quan trọng của cộng đồng doanh nghiệp thành phố, và các nhà đầu tư nước ngoài vừa là bạn, là đối tác và là những công dân danh dự của thành phố.
-
Kinh tế Việt Nam
Vốn FDI đổ vào Bắc Ninh tăng hơn 82%
15:55' - 08/10/2024
Các nhà đầu tư chủ yếu đến từ Trung Quốc với 218 dự án; Hong Kong (Trung Quốc) 37 dự án; Singapore 36 dự án.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm hơn 64% tổng vốn FDI đăng ký cấp mới
12:53'
Đến ngày 31/10, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần đạt 27,26 tỷ USD, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước
-
Kinh tế Việt Nam
CPI tháng 10 tăng 0,33% so với tháng trước
12:51'
CPI tháng 10/2024 đạt mức tăng 0,33% so với tháng trước; trong đó, có 10 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng và 1 nhóm hàng có chỉ số giá giảm.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Trưởng Nguyễn Chí Dũng: Nâng quy mô vốn dự án quan trọng quốc gia lên 30.000 tỷ đồng để phân cấp mạnh hơn
12:21'
Việc nâng quy mô vốn đầu tư công dự án quan trọng quốc gia lên 30.000 tỷ đồng để phân cấp mạnh hơn trong quản lý đầu tư công, bảo đảm tính ổn định trong thực hiện luật, tránh điều chỉnh thường xuyên.
-
Kinh tế Việt Nam
Đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian thực hiện các dự án
11:16'
Tiếp tục chương trình làm việc, sáng 6/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo “đột phá” trong giải phóng mặt bằng dự án đầu tư công
11:04'
Một điểm “đột phá” quan trọng trong dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) là cho phép tách công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập đối với tất cả các nhóm dự án.
-
Kinh tế Việt Nam
Ông Trần Huy Tuấn được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái
10:40'
với số phiếu tín nhiệm tuyệt đối của 100% đại biểu có mặt, ông Trần Huy Tuấn được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tín nhiệm bầu giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Bà Rịa - Vũng Tàu: Kim ngạch xuất khẩu có nhiều tín hiệu lạc quan
09:55'
Theo Sở Công Thương tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, tính đến nay, kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh đạt hơn 6,4 tỉ USD, tăng 11,71% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Việt Nam
Hàn Quốc - Việt Nam đàm phán về phòng vệ thương mại
09:53'
Ủy ban Thương mại thuộc Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc (MoTIE) và Cục Phòng vệ Thương mại Việt Nam đã tổ chức "Hội nghị hợp tác phòng vệ thương mại Hàn Quốc - Việt Nam lần thứ 8".
-
Kinh tế Việt Nam
Bổ sung nhân lực thiếu hụt cho đăng kiểm
09:00'
Phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Phương, Trưởng phòng Kiểm định xe cơ giới, Cục Đăng kiểm Việt Nam về giải pháp căn cơ trước thực trạng thiếu hụt đăng kiểm viên hiện nay.