Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp
Năm 2021, dự báo vẫn còn nhiều khó khăn thách thức do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, nhưng ngành nông nghiệp Hà Nội đặt mục tiêu tăng trưởng đạt từ 4% trở lên; số xã được công nhận đạt tiêu chí nông thôn mới tăng thêm 14 xã.
*Vượt khó, tăng trưởng ấn tượng
Ngành nông nghiệp Hà Nội bước vào thực hiện kế hoạch năm 2020 với nhiều thách thức, khó khăn. Quý I/2020, tăng trưởng của nông nghiệp Hà Nội âm 1,17%, nhiều nông sản ế ẩm do ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến cho mục tiêu 4% tưởng như xa vời.
Ngoài ra, bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện trên diện rộng năm 2019, mặc dù Hà Nội đã từng bước khống chế, nhưng vẫn còn xuất hiện rải rác ổ dịch trong quý I và đầu quý II/2020; bệnh cúm gia cầm H5N6 xuất hiện trong quý I và quý II/2020...
Với quyết tâm chính trị cao, cùng với sự vào cuộc tích cực của người dân Thủ đô, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2020 đã đạt được những kết quả nổi bật.
Theo đó, tăng trưởng ngành nông nghiệp ước đạt 4,2% - cao nhất trong nhiều năm trở lại đây, tiếp tục khẳng định vai trò trụ đỡ một số ngành kinh tế; tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản trên địa bàn thành phố ước đạt 38.093 tỷ đồng, tăng 4,5% so với năm 2019, giá trị sản xuất bình quân/ha canh tác đạt 280 triệu đồng/ha.
Hà Nội có 164 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Trong đó, có 109 mô hình thuộc lĩnh vực trồng trọt, 40 mô hình thuộc lĩnh vực chăn nuôi, 15 mô hình thuộc lĩnh vực thủy sản. Về trồng trọt đã có sự chuyển dịch cơ cấu mạnh, trong sản xuất lúa, chủ lực là giống chất lượng cao còn cây lâu năm thì là đặc sản như cam Canh, bưởi Diễn, nhãn, cây cảnh giá trị kinh tế cao.
Cơ cấu nội ngành chuyển dịch tích cực theo hướng kinh tế hàng hóa, tạo việc làm và thu nhập tại chỗ cho nông dân. Phát triển nông nghiệp hàng hóa, công nghệ cao và an toàn thực phẩm được chú trọng; hình thành nhiều vùng sản xuất chăn nuôi quy mô lớn.
Về chăn nuôi, thời điểm thành phố rải rác có dịch tả lợn châu Phi, ba đoàn làm việc của Sở đã tích cực đi các huyện để cùng bàn giải pháp phòng chống, giúp giữ ổn định đàn trâu bò, phát triển đàn gia cầm, bù đắp sự thiếu hụt nguồn cung thịt lợn trong lúc chờ tổng đàn lợn của toàn thành phố phục hồi theo hướng chăn nuôi an toàn sinh học đạt 1,4 triệu con.
Chương trình xây dựng huyện nông thôn mới đã có 7 đơn vị được công nhận đạt chuẩn, các huyện khác như Thường Tín, Thạch Thất, Phúc Thọ, Thanh Oai, Sóc Sơn đã hoàn thiện hồ sơ trình Hội đồng thẩm định xem xét còn Phú Xuyên đã được thẩm định, hiện đang hoàn thiện hồ sơ.
Về xây dựng xã nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao, đến nay toàn thành phố có 355/382 xã (chiếm 92,9%) được công nhận đạt chuẩn, 13 xã được công nhận xã đạt chuẩn nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 55 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn còn 0,37%.
*Hai mũi nhọn đột phá
Năm 2021, ngành nông nghiệp Thủ đô nói riêng cũng như ngành nông nghiệp cả nước nói chung còn đứng trước những thách thức, khó khăn như: ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi diễn biến phức tạp, nhất là bệnh dịch tả lợn châu Phi chưa có vắc xin phòng, chống, diễn biến của dịch COVID- 19 tác động khó lượng đối với nền kinh tế.
Ông Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết, thành phố đã quyết tâm cao, chủ động giao nhiệm vụ cụ thể cho ngành nông nghiệp.
Theo đó, tăng trưởng ngành nông nghiệp năm 2021 đạt từ 4% trở lên; số xã được công nhận đạt tiêu chí nông thôn mới tăng thêm 14 xã (tổng số đạt 100% số xã); số xã được công nhận đạt tiêu chí nông thôn mới nâng cao tăng thêm 20 xã (tổng số đạt 43 xã); 5 xã được công nhận đạt tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu; thu nhập của nông dân khu vực nông thôn Thủ đô đạt 58 triệu đồng/người; diện tích gieo trồng cả năm 232.000 ha; đàn bò 145 nghìn con; sản lượng thịt hơi xuất chuồng 13 nghìn tấn; đàn lợn đạt khoảng 1,8 triệu con; gia cầm khoảng 38-40 triệu con; diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 24.000ha.
Nông nghiệp vẫn là lĩnh vực chịu nhiều rủi ro, dễ bị tổn thương bởi yếu tố thời tiết, dịch bệnh... Để bảo đảm sự phát triển bền vững, ông Chu Phú Mỹ, Giám Đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho hay, Hà Nội sẽ chú trọng phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao. Bên cạnh đó, Hà Nội cũng sẽ đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ có công nghệ cao hỗ trợ trong khâu tạo giống, làm đất, bón phân, bảo vệ thực vật... để cho năng suất, chất lượng tốt nhất.
Để đạt được mục tiêu đề ra, ngành nông nghiệp Hà Nội sẽ tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu, trong đó tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, chuyên canh tập trung, giá trị cao, bền vững gắn với kết hợp du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm. Cùng với đó, phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững, an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn dịch bệnh gắn với xây dựng các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm có công nghệ tiên tiến, hiện đại.
Mặt khác, ngành nông nghiệp Thủ đô sẽ tăng cường liên kết với các trường đại học, viện nghiên cứu để đào tạo cán bộ chuyên sâu về kỹ thuật nông nghiệp, khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp hữu cơ...
Đặc biệt, ngành nông nghiệp tập trung vào sản xuất giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao phục vụ nhu cầu của thành phố và làm trung tâm cung cấp con giống (bò thịt, lợn, gia cầm) cho các địa phương khác...
Ngoài ra, Hà Nội cũng tập trung đầu tư các công trình đê điều, thủy lợi quan trọng như: Cụm công trình đầu mối Liên Mạc; cải tạo, nâng cấp Trạm bơm tưới Phù Sa; dự án cải tạo, khôi phục sông Tích... để bảo đảm tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Hà Nội sẽ chú trọng phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt trên 50% trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp toàn thành phố./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
6 tháng năm 2020: Kinh tế Hà Nội tăng 3,39%
14:22' - 04/07/2020
6 tháng năm 2020, tổng sản phẩm trên địa bàn Hà Nội (GRDP) tăng 3,39% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Hà Nội nêu giải pháp "xương sống" thúc đẩy kinh tế thủ đô
18:01' - 06/05/2020
Nhấn mạnh nhiệm vụ cải cách hành chính và cho rằng đây là giải pháp "xương sống" để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu phải đẩy mạnh phải tháo gỡ mọi khó khăn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Cả nước có 184 đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV
13:31'
Hội đồng Bầu cử Quốc gia ban hành Nghị quyết về số đơn vị bầu cử, danh sách các đơn vị bầu cử và số lượng đại biểu Quốc hội được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiều cầu dân sinh ở miền núi Thừa Thiên - Huế xuống cấp
11:12'
Nhiều cây cầu dân sinh từ nguồn vốn tài trợ được xây dựng ở huyện miền núi A Lưới, tỉnh Thừa Thiên – Huế từ năm 2018 đến nay đang bị hư hỏng nặng.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thành giải phóng mặt bằng dự án trên Quốc lộ 25 qua Phú Yên trước ngày 31/3
10:03'
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phú Yên Lê Tấn Hổ chỉ đạo các đơn vị phải hoàn thành giải phóng mặt bằng dự án cải tạo, nâng cấp các đoạn xung yếu trên Quốc lộ 25 trước ngày 31/3/2021.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và bổ sung hạ tầng các khu công nghiệp
06:30'
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 289/QĐ-TTg chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Phố Nối A mở rộng diện tích 92,5 ha.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh quy hoạch cấp nước vùng đồng bằng sông Cửu Long
19:47' - 03/03/2021
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã ký quyết định điều chỉnh cục bộ quy hoạch cấp nước vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định số 2140/QĐ-TTg ngày 8/11/2016.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện dự thảo chính sách đặc thù đối với Thừa Thiên Huế
19:45' - 03/03/2021
Thủ tướng Chính phủ đồng ý với nội dung Tờ trình của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành một số cơ chế, chính sách đặc thù đối với Thừa Thiên Huế.
-
Kinh tế Việt Nam
Thường trực Chính phủ họp về các dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả của ngành công thương
19:30' - 03/03/2021
Chiều nay (3/3), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về các dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả của ngành công thương.
-
Kinh tế Việt Nam
Những chính sách mới về kinh tế có hiệu lực từ tháng 3/2021
18:18' - 03/03/2021
Những điểm đáng chú ý về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới; Quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay; ... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 3/2021.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương đứng đầu cả nước về xuất khẩu gỗ
17:52' - 03/03/2021
Theo Hiệp hội Chế biến gỗ tỉnh Bình Dương (BIFA), ngành sản xuất, chế biến sản phẩm gỗ của tỉnh đang chiếm kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của ngành gỗ cả nước.