Hà Nội xây dựng 3 kịch bản tăng trưởng xuất khẩu
Trong bối cảnh dịch COVID-19 đang gây ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển kinh tế của cả nước nói chung và của thành phố Hà Nội nói riêng, phát biểu tại Hội nghị tập trung bàn các giải pháp thúc đẩy phát triển ngành Công Thương trong điều kiện dịch do Sở Công Thương Hà Nội tổ chức chiều ngày 5/3, ông Lê Hồng Thăng, Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội khẳng định, Hà Nội tiếp tục đồng hành cùng các doanh nghiệp ứng phó trước tác động của dịch COVID-19 (virus corona), phấn đấu hoàn thành mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu trên 8%.
Ba kịch bản cho sản xuất kinh doanh
Theo báo cáo của Sở Công Thương Hà Nội, kim ngạch xuất khẩu 2 tháng đầu năm 2020 của thành phố Hà Nội đạt 1.728 triệu USD, giảm 19%; trong đó, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc giảm 18% và Hàn Quốc giảm 35,5%.
Kim ngạch nhập khẩu 2 tháng đầu năm 2020 của thành phố đạt 3.711 triệu USD, giảm 20,7% so với cùng kỳ năm 2019; trong đó nhập khẩu từ Trung Quốc giảm 20,9% và Hàn Quốc giảm 15,8%.
Bà Trần Thị Phương Lan, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, trong bối cảnh nền kinh tế bị ảnh hưởng tiêu cực của dịch COVID-19, mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu trên 8% của Hà Nội là một thách thức lớn đối với ngành công thương.
Để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế, Sở Công Thương Hà Nội đã tham mưu UBND thành phố xây dựng 3 kịch bản tăng trưởng xuất khẩu năm 2020.
Cụ thể, nếu dịch bệnh được kiểm soát hoàn toàn trong quý I, quý II lấy lại đà tăng trưởng và quý III, IV bứt tốc để cả năm hoàn thành chỉ tiêu đề ra; dự kiến kim ngạch xuất khẩu quý I giảm 20%; quý II tăng 13,5%; quý III tăng 15%; quý IV tăng 14,5%, cả năm tăng 8% (đạt chỉ tiêu kế hoạch).
Nếu quý I kiểm soát được dịch nhưng vẫn ảnh hưởng sang các quý sau, tăng trưởng không thể bứt tốc và cả năm đạt thấp hơn kế hoạch; dự kiến kim ngạch xuất khẩu quý I giảm 20%; quý II tăng 11%, quý III tăng 13%, quý IV tăng 12%, cả năm tăng 6,5% (thấp hơn kế hoạch 1,5%).
Nếu dịch bệnh kéo dài đến quý II và còn ảnh hưởng sang các quý tiếp theo, năm 2020 tăng trưởng thấp, không đạt kế hoạch; dự kiến kim ngạch xuất khẩu quý I giảm 20%; quý II tăng 4%, quý III tăng 6%, quý IV tăng 4,8%, cả năm bằng với năm 2019 (thấp hơn kế hoạch 8%).
Theo ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội, trước những thông tin về tình hình của dịch COVID-19 diễn ra hiện nay, khiến cộng đồng doanh nghiệp Thủ đô không khỏi lo lắng.
Bởi, những ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh đối với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh thương mại và đầu tư trong nước.
Trong đó, tác động lớn nhất đối với các doanh nghiệp sản xuất khi tình hình nguyên vật liệu để sản xuất như da giầy, may mặc,… đang có nguy cơ thiếu hụt, do đa phần phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc,…
Mặc dù, Sở Công Thương đã xây dựng 3 kịch bản, tại Hội nghị các chuyên gia kinh tế của Viện Kinh tế xã hội Hà Nội cho rằng, với nhiệm vụ đặt ra là tăng trưởng xuất khẩu đạt trên 8% như kịch bản 1, đòi hỏi, trong thời gian tới, Sở Công Thương cần phối hợp với các Sở, ngành, Hiệp hội thông tin đến doanh nghiệp về tình hình thị trường xuất khẩu tiềm năng thay thế thị trường Trung Quốc cũng như những lợi ích mà các hiệp định thương mại tự do (FTA) mang lại, đặc biệt là các Hiệp định thế hệ mới (CPTPP, EVFTA).
Qua đó, xây dựng kế hoạch chuẩn bị khai thác và tận dụng hiệu quả lợi ích mang lại ngay khi các Hiệp định có hiệu lực.
Cái khó doanh nghiệp cần hỗ trợ
Tại hội nghị, các doanh nghiệp cho rằng, để vượt qua được "bão" COVID-19, Sở Công Thương Hà Nội và các ban ngành liên quan cần lập ngay Cổng thông tin trực tuyến nhằm thu thập, nắm bắt các khó khăn của doanh nghiệp để tháo gỡ kịp thời; tiếp tục có các chương trình giảm giá, kích cầu những mặt hàng thiết yếu; miễn thuế, phí, xem loại phí nào có thể giảm cho doanh nghiệp thì nên giảm ngay; đồng thời, hỗ trợ thanh khoản, duy trì cho vay, miễn giảm lãi suất cho vay, khoanh nợ, giãn nợ, nới lỏng các điều khoản trả nợ, đẩy nhanh quá trình và thời gian xem xét các đơn xin vay và giải ngân các khoản vay, miễn lãi quá hạn các khoản vay…
Ông Phạm Khắc Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ và làng nghề Hà Nội chia sẻ, đối với làng nghề dùng nguyên liệu trong nước thì không ảnh hưởng nhiều do dịch COVID-19 nhưng các làng nghề nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Quốc thì bị ảnh hưởng rất nhiều. Điển hình làng nghề da giày Phú Xuyên chỉ còn nguyên liệu sản xuất cho khoảng 2 tháng nữa.
Bên cạnh đó, một số làng nghề xuất khẩu như: làng nghề mây tre đan Phú Vinh, làng nghề gốm Bát Tràng,... gần như bị đình lại, với năng lực sản xuất, nhất là nhân công lao động bị giảm bớt, do đó các doanh nghiệp này cũng phải sản xuất cầm chừng.
Một số doanh nghiệp chủ yếu về kinh doanh cũng bị hạn chế, do khách đến tham quan mua sắm giảm đến 80% như: làng nghề Vạn Phú, làng nghề Đa Sỹ...
Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ và làng nghề Hà Nội kiến nghị tăng cường các hoạt động xúc tiến trong và ngoài nước sau khi kết thúc dịch bệnh; tổ chức các chương trình kích cầu tiêu dùng, nhất là kết hợp với các đơn vị du lịch lữ hành; hỗ trợ vay vốn với lãi suất thấp để doanh nghiệp có cơ hội tiếp tục sản xuất trong thời gian tới.
Đối với các Trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị do dịch COVID-19 nên người tiêu dùng cũng e ngại không muốn đến và chuyển sang hình thức mua hàng online.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Dung, Giám đốc vận hành của Vinmart miền Bắc cho biết, số lượng khách hàng đến các cửa hàng, siêu thị giảm do tâm lý khách hàng không muốn tiếp xúc nơi đông người.
Hiện nay, lượng hàng hóa tiêu dùng cũng như các thiết bị y tế của đơn vị như nước rửa tay, khẩu trang vải,… đáp ứng được nhu cầu người dân.
Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng rất mong các phương tiện thông tin đại chúng tiếp tục tuyên truyền về dịch bệnh để người dân hiểu và ổn định tâm lý. Về phía Sở Công Thương và các ban, ngành cần tiếp tục tổ chức các chương trình kích cầu để thị trường mua sắm được hưng phấn hơn; nhất là trong thời gian này cần khởi động sớm chiến dịch Tháng an toàn vệ sinh thực phẩm…
Đồng quan điểm này, ông Khúc Tiến Hà, Giám đốc Big C Thăng Long chia sẻ, dịch COVID-19 ảnh hưởng rất nhiều đến các công ty, doanh nghiệp; trong đó có các doanh nghiệp phân phối hàng hóa với Big C.
Qua đó kiến nghị các cơ quan, ban, ngành của thành phố Hà Nội cần đẩy mạnh tuyên truyền; hỗ trợ kết nối các doanh nghiệp vào hệ thống bán lẻ hiện đại; có nhiều nhà cung cấp uy tín mới, giúp người dân có thể yên tâm về nguồn cung hàng hóa, đặc biệt trong giai đoạn thị trường có nhu cầu cao này.
Trước những kiến nghị của các doanh nghiệp, Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Lê Hồng Thăng cho biết, thời gian tới, Sở Công Thương Hà Nội sẽ đẩy mạnh việc phối hợp chặt chẽ với Cục Xuất nhập khẩu và các đơn vị của Bộ Công Thương, 57 Thương vụ Việt Nam trên toàn thế giới tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp tìm nguồn nhập khẩu hàng hóa, nguyên liệu, vật tư, linh phụ kiện đầu vào sản xuất để thay thế trong trường hợp nguồn cung bị ảnh hưởng của dịch bệnh (nhất là các nguyên liệu ngành dệt may, da giày, điện tử, ...).
Bên cạnh đó, rà soát, tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu (như thị trường Nga, châu Mỹ Latinh, châu Phi), giảm phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.
Đồng thời, hướng dẫn doanh nghiệp các tiêu chuẩn, quy cách, đóng gói, bảo quản, bao bì nhãn mác phù hợp với yêu cầu của thị trường xuất khẩu.
Sở Công Thương Hà Nội cũng sẽ phối hợp với các Sở, ngành, các Hiệp hội ngành hàng tăng cường nắm bắt tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn trong các lĩnh vực: hải quan, thuế, đất đai, ngân hàng.
Đặc biệt, Sở sẽ tiếp tục đồng hành cùng các doanh nghiệp tăng cường trao đổi thông tin với Sở Công Thương các tỉnh, thành phố khác để giới thiệu, kết nối các doanh nghiệp Hà Nội với doanh nghiệp các tỉnh, thành nhằm hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau.
Về phía các doanh nghiệp cần đẩy mạnh liên kết, hỗ trợ lẫn nhau, sử dụng sản phẩm của nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh để giảm mức phụ thuộc vào nguồn lực từ bên ngoài./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Dịch COVID-19: Gỡ khó cho doanh nghiệp nhập khẩu trứng tằm giống
17:11' - 03/03/2020
Do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19, người nuôi tằm không thể nhập giống tằm lưỡng hệ kén trắng phục vụ cho sản xuất, nên gặp rất nhiều khó khăn và bị thiệt hại lớn về kinh tế trong đầu tư cho trồng dâu.
-
Doanh nghiệp
Cơ hội để tái cơ cấu thị trường hàng không
07:34' - 03/03/2020
Dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona (SARS-CoV-2) đã khiến nhiều ngành kinh tế của Việt Nam bị ảnh hưởng; trong số này có ngành hàng không.
-
Doanh nghiệp
Dịch COVID-19: Tìm hướng gỡ khó cho ngành thép
17:10' - 02/03/2020
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, dịch COVID-19 do virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) đã tác động đến ngành thép trong nước ở cả chiều sản xuất và tiêu thụ.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Vượt chỉ tiêu lợi nhuận 2024, VIMC đặt mục tiêu doanh thu hơn 20.700 tỷ đồng năm 2025
19:26'
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) tổ chức hôm nay (9/7) đã thông qua mục tiêu doanh thu hơn 20.700 tỷ đồng trong năm 2025.
-
Doanh nghiệp
Chuyển giao quyền điều khiển lưới điện tại Lâm Đồng và Khánh Hòa từ ngày 28/7
12:11'
Từ 28/7/2025, quyền điều khiển lưới điện khu vực thuộc tỉnh Đăk Nông và Ninh Thuận cũ sẽ được chuyển giao giữa CSO và SSO, đảm bảo vận hành an toàn, liên tục, đúng quy định.
-
Doanh nghiệp
Vietnam Airlines đón hành khách thứ 350 triệu sau 30 năm thành lập
12:09'
Vietnam Airlines tiếp tục mở rộng mạng bay, nâng cấp dịch vụ và thúc đẩy các sáng kiến phát triển bền vững.
-
Doanh nghiệp
EVN tập trung nguồn lực hoàn thành và khởi công các công trình trọng điểm
11:31'
Về đầu tư xây dựng, EVN tập trung nguồn lực để hoàn thành và khởi công các công trình trọng điểm hướng tới kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9.
-
Doanh nghiệp
HD Hyundai cung cấp công nghệ đóng tàu cho nhà máy đóng tàu lớn nhất Ấn Độ
07:18'
HD Hyundai cho hay công ty này sẽ cung cấp công nghệ đóng tàu cho nhà máy đóng tàu nhà nước lớn nhất Ấn Độ, Cochin Shipyard, nhằm mở rộng khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Doanh nghiệp
Jeju Air mở loạt đường bay mới tới Trung Quốc
07:13'
Theo Global Times, hãng hàng không Hàn Quốc Jeju Air có kế hoạch mở rộng các tuyến bay từ nhiều sân bay Hàn Quốc đến Trung Quốc khi nhu cầu du lịch dự kiến gia tăng.
-
Doanh nghiệp
Số vụ phá sản tại Nhật Bản chạm mức cao nhất 11 năm
18:59' - 08/07/2025
Kết quả khảo sát của công ty nghiên cứu tín dụng Tokyo Shoko Research công bố ngày 8/7 cho thấy, số vụ phá sản doanh nghiệp tại Nhật Bản trong 6 tháng qua lên tới 4.990 vụ, mức cao nhất trong 11 năm.
-
Doanh nghiệp
ByteDance không đồng ý bán TikTok cho liên doanh Mỹ
18:32' - 08/07/2025
Công ty công nghệ ByteDance của Trung Quốc vừa lên tiếng bác bỏ các báo cáo cho rằng họ đã đồng ý bán cổ phần kiểm soát mạng xã hội TikTok cho một liên doanh của Mỹ, do Oracle dẫn đầu.
-
Doanh nghiệp
EVN thúc đẩy hợp tác với doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc
16:34' - 08/07/2025
Giải pháp cung cấp điện bằng tàu phát điện nổi được đại diện của Công ty Karpowership (Thổ Nhĩ Kỳ) giới thiệu khi đến làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) mới đây.