Hà Nội xử lý hiệu quả các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng
Chiều 3/7, tại buổi giao ban báo chí Thành ủy thường kỳ, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Nội chính Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thế Toàn cho biết, thời gian qua, thực hiện Chương trình 07-CTr/TU của Thành uỷ Hà Nội về “Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giải đoạn 2016-2020”, các cơ quan chức năng phòng, chống tham nhũng của thành phố Hà Nội đã kiên quyết, kiên trì phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ, khoa học, chủ động tham mưu xử lý có hiệu quả các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng.
Các cơ quan tư pháp của thành phố đã tập trung giải quyêt các vụ án tham nhũng đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và làm oan người vô tội.
Nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp do các cơ quan Trung ương chuyển đến được các cơ quan tiến hành tố tụng của thành phố giải quyết kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật. Do đó, tình hình tham nhũng, lãng phí đã được kiềm chế, từng bước được ngăn chặn.
Báo cáo của Ban Nội chính Thành ủy Hà Nội cũng cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2018, Ủy ban Kiểm tra các cấp đã kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với 69 tổ chức đảng và 181 đảng viên.Qua kiểm tra đã kết luận 30 tổ chức đảng và 107 đảng viên có vi phạm. Các cơ quan thanh tra thành phố, sở, ngành, quận, huyện... đã triển khai 211 cuộc thanh tra, trong đó có 83 cuộc đột xuất.
Qua thanh tra đã kiến nghị thu hồi trên 8,3 tỷ đồng, xử phạt vi phạm hành chính hơn 22 tỷ đồng, kiến nghị xử lý 3,3 ha đất, kiểm điểm trách nhiệm 9 tập thể và 41 cá nhân vi phạm.
Còn trong năm 2017, thành phố giải quyết được 82/200 vụ việc phức tạp (chiếm 41%), đưa 37 vụ việc ra khỏi danh sách vụ việc tồn đọng phức tạp cần theo dõi, chỉ đạo, giải quyết.
Qua giải quyết khiếu nại, tố cáo đã kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước hơn 6,1 tỷ đồng và trên 27.000 m2 đất; hoàn trả cho công dân 8,79 tỷ đồng và trên 2.200 m2 đất; kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm 132 tập thể, 202 cá nhân để xảy ra sai phạm, kiến nghị chuyển cơ quan điều tra 15 vụ.
Cùng với việc thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, Thành ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội còn quan tâm chỉ đạo tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các chủ trương của Đảng, quy định pháp luật của Nhà nước về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp và cán bộ, công nhân viên chức, người lao động trên địa bàn thành phố.
Kết quả nổi bật là Hà Nội đã thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tiết giảm trong công tác lập thẩm định, phê duyệt, phân bổ dự toán, sử dụng kinh phí và quyết toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước được hơn 14.000 tỷ đồng.
Trong đó bao gồm: hơn 13.000 tỷ đồng là tiết kiệm, tiết giảm theo điều hành của Chính phủ, của thành phố và phân bổ dự toán, 1.2000 tỷ đồng là tiết kiệm, tiết giảm trong sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước hơn 1.200 tỷ đồng và 506 triệu đồng tiết kiệm khác.
Ngoài ra, tiết kiệm 10% chi thường xuyên để thực hiện cải cách tiền lương với tổng kinh phí tiết kiệm trên 876 tỷ đồng.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Nội chính Thành uỷ cũng thẳng thắn nêu một số hạn chế, tồn tại như vẫn còn một số cấp uỷ chưa nhận thức đầy đủ về công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí; chưa coi trọng đến công tác thông tin tuyên truyền, giáo dục về phòng chống tham nhũng, lãng phí nên việc tuyên truyền còn hình thức, chưa đi vào chiều sâu.
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong việc nắm, dự báo tình hình ở một số lĩnh vực có lúc chưa sâu, chưa kịp thời...
Thời gian tới, để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên toàn địa bàn thành phố, các cơ quan chức năng phòng, chống tham nhũng của thành phố Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, chủ trương chính sách pháp luật của đảng và nhà nước về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Bên cạnh đó, Hà Nội cần tăng cường vai trò giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, trách nhiệm của các cơ quan thông tấn báo chí với công tác phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí... góp phần xây dựng chính quyền minh bạch, Thủ đô văn minh, đẹp giàu./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống tham nhũng
10:27' - 25/06/2018
Sáng 25/6, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng tổ chức Hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống tham nhũng.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần mở rộng phạm vi phòng, chống tham nhũng trong khu vực tư
12:42' - 13/06/2018
Theo chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội dành cả ngày 13/6 để thảo luận về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Kết quả kiểm tra, giám sát phòng chống tham nhũng tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
21:33' - 14/05/2018
Từ năm 2016 đến ngày 30/9/2017, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tiến hành 19 cuộc thanh tra về công tác quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng, mua sắm trang thiết bị.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chính sách áp dụng tại Trung tâm tài chính quốc tế không rập khuôn, có chọn lọc
21:04'
Chiều 17/4, tại Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị thượng đỉnh P4G: Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên đối thoại các nhà lãnh đạo với doanh nghiệp
20:43'
Phiên Đối thoại giữa các nhà lãnh đạo với cộng đồng doanh nghiệp với chủ đề “Hợp tác công – tư thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững” do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: CCSEZR đưa ra những khuyến nghị hữu ích cho Chính phủ Việt Nam
20:42'
Chiều 17/4, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng đã làm việc với Giáo sư Đào Nhất Đào, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đặc khu kinh tế (CCSEZR), Đại học Thâm Quyến (tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc).
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu bế mạc Hội nghị thượng đỉnh P4G lần thứ tư
20:23'
Sau bốn ngày làm việc, Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư năm 2025 đã kết thúc thành công tốt đẹp.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam sẵn sàng đăng cai tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng UNCTAD 16
19:51'
Ngày 17/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp bà Rebeca Grynspan, Tổng Thư ký Cơ quan Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thành dứt điểm mục tiêu ổn định dân cư vùng tái định cư Thủy điện Sơn La
18:46'
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, việc phát triển, nâng cao đời sống cho đồng bào di dân nhường đất cho dự án thủy điện Sơn La là nhiệm vụ ưu tiên.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành Dầu khí tiếp tục phát huy truyền thống của người đi tìm lửa
18:40'
Chiều 17/4, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt Đoàn đại biểu người lao động tiêu biểu của ngành Dầu khí..
-
Kinh tế Việt Nam
Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Tạo bứt phá trong quản lý doanh nghiệp nhà nước
18:21'
Chiều 17/4, tại Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã chủ động bước lên tuyến đầu thúc đẩy phát triển bền vững
18:07'
Giáo sư Reena Marwah thuộc Đại học Delhi (Ấn Độ), đã có bài phân tích về việc Việt Nam tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) năm 2025.