Hạ viện Mỹ yêu cầu các văn phòng nghị sĩ không sử dụng Deepseek
Các văn phòng Hạ nghị sĩ Mỹ được khuyến cáo không sử dụng ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) của công ty khởi nghiệp DeepSeek, viện dẫn quan ngại về nguy cơ phát tán phần mềm độc hại.
Trang tin tức Axios của Mỹ ngày 30/1 dẫn thông báo của Giám đốc Hành chính Hạ viện Mỹ (CAO) gửi đến các văn phòng nghị sĩ Hạ viện Mỹ nêu rõ: “Thời điểm hiện tại, CAO đang đánh giá mô hình AI giá rẻ của DeepSeek và mô hình này chưa được cấp phép sử dụng chính thức tại Hạ viện”.CAO cũng cảnh báo DeepSeek có thể bị kẻ xấu lợi dụng để phát tán phần mềm độc hại và lây nhiễm các thiết bị.
Thông báo có đoạn: "Nhằm hạn chế những mối nguy hiểm như vậy, Hạ viện Mỹ đã áp dụng các biện pháp an ninh như hạn chế hoạt động của DeepSeek trên tất cả các thiết bị do Hạ viện cấp. Các nhân viên bị cấm cài đặt ứng dụng AI của DeepSeek trên điện thoại, máy tính để bàn và máy tính bảng tại văn phòng".
Giới chức Hạ viện Mỹ chưa bình luận về thông tin trên.Tuần trước, công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực AI của Trung Quốc là DeepSeek đã công bố mô hình AI "R1" có tính năng tương tự như ChatGPT - mô hình AI tạo sinh của công ty OpenAI. Trong khi OpenAI và Meta phải mất hàng tỷ USD để phát triển mô hình AI của mình thì DeepSeek chỉ tốn 5,6 triệu USD. Do không thể nhập chip bán dẫn đời mới đắt đỏ của NVIDIA, công ty khởi nghiệp của Trung Quốc phải thay thế bằng chip bán dẫn đời cũ giá rẻ. Sự xuất hiện của ứng dụng này đã gây chấn động làng công nghệ toàn cầu trong những ngày gần đây và thậm chí còn tác động lên cả các cổ phiếu công nghệ của Mỹ.
Có một số ý kiến cho rằng mô hình AI giá rẻ của Trung Quốc có thể sẽ đe dọa sự thống trị của Mỹ trong ngành này. Ít nhất có 2 Hạ nghị sĩ Mỹ đang kêu gọi chính quyền Tổng thống Donald Trump xem xét các biện pháp hạn chế xuất khẩu chip AI của Nvidia, do có thông tin cho rằng DeepSeek đang sử dụng các chip của Nvidia để phát triển công nghệ AI tiên tiến. Hai nghị sĩ này là ông John Moolenaar của đảng Cộng hòa và Raja Krishnamoorthi của đảng Dân chủ. Cả hai đều là thành viên cấp cao của Ủy ban Hạ viện về Trung Quốc.
Trong thư gửi Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Michael Waltz đề ngày 29/1, hai nghị sĩ đề nghị xem xét kiểm soát xuất khẩu chip H20 của Nvidia và các sản phẩm tương tự.
Chíp H20 hiện không nằm trong danh mục kiểm soát xuất khẩu của Mỹ. Hai nghị sĩ Moolenaar và Krishnamoorthi lo ngại những tiến bộ nhanh chóng của Trung Quốc trong lĩnh vực AI, nhất là sau vụ DeepSeek ra mắt trợ lý AI miễn phí có hiệu suất cao nhưng với chi phí thấp, có thể ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của Mỹ trong lĩnh vực này.Trong một thông báo, Nvidia khẳng định các sản phẩm của họ tuân thủ đầy đủ các quy định của Chính phủ Mỹ và công ty sẵn sàng hợp tác với chính quyền trong việc xây dựng chính sách AI phù hợp.
Trong khi đó, Bộ Thương mại và Bộ Ngoại giao Mỹ đang trong tiến trình rà soát theo chỉ đạo của Tổng thống Trump nhằm đánh giá hệ thống kiểm soát xuất khẩu của Mỹ trước những diễn biến liên quan đến các đối thủ chiến lược. Một nguồn thạo tin cho biết Bộ Thương mại cũng đang điều tra xem liệu DeepSeek có sử dụng chip của Mỹ bị cấm xuất khẩu sang Trung Quốc hay không.
- Từ khóa :
- Deepseek
- hạ viện mỹ
- trí tuệ nhân tạo
Tin liên quan
-
Thị trường
Thông tin về DeepSeek và nguồn cung gia tăng đẩy giá dầu đi xuống
19:15' - 29/01/2025
Giá dầu giảm trong phiên giao dịch chiều ngày 29/1 tại thị trường châu Á, xóa bớt đà tăng của phiên trước, do lo ngại về việc dự trữ dầu thô của Mỹ tăng và nguồn cung từ Libya ổn định trở lại.
-
Kinh tế Thế giới
Sau màn "chào sân" của DeepSeek, chỉ số Nasdaq dẫn đầu đà tăng trên Phố Wall
11:59' - 29/01/2025
Sau màn "chào sân" của DeepSeek, chỉ số Nasdaq dẫn đầu đà tăng trên Phố Wall
-
Chứng khoán
"Bom tấn" DeepSeek tiếp tục chi phối thị trường châu Á
17:37' - 28/01/2025
Chiều 28/1, thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều sau đợt bán tháo trên Phố Wall, khi DeepSeek làm dấy lên những nghi ngờ về các khoản đầu tư khổng lồ của các tập đoàn công nghệ Mỹ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Giáo sư Đặng Hoàng Linh: Đức coi ASEAN là trụ cột tăng trưởng, hợp tác
22:07' - 15/04/2025
Chính phủ Đức được kỳ vọng sẽ thúc đẩy Quốc hội Đức hoàn tất quá trình phê chuẩn EVIPA, đồng thời hỗ trợ thực thi hiệu quả, tạo điều kiện cho doanh nghiệp vừa và nhỏ của Đức đầu tư tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản xem xét lại các rào cản phi thuế quan đối với ô tô, nông sản
16:16' - 15/04/2025
Nhật Bản bắt đầu xem xét lại các rào cản thương mại phi thuế quan mà Tổng thống Mỹ Donald Trump phản đối, gồm ô tô, nông sản, vì Tokyo hy vọng sẽ cải thiện được khả năng đàm phán thuế với Washington.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành đồ chơi Trung Quốc: Sự "lột xác" bạc tỷ
15:40' - 15/04/2025
Ngành công nghiệp đồ chơi thiết kế đang trở thành biểu tượng cho sự “lột xác” của hàng hóa Trung Quốc khi có sự kết hợp giữa công nghệ, văn hóa và thiết kế hiện đại.
-
Kinh tế Thế giới
Các công ty Nhật Bản kêu gọi cải thiện phân phối gạo dự trữ
13:25' - 15/04/2025
Các nhà bán buôn và bán lẻ gạo Nhật Bản ngày 14/4 đã kêu gọi cải thiện những gì họ cho là sự phân phối không cân bằng gạo dự trữ của chính phủ được giải phóng vào tháng trước để kiềm chế giá tăng cao.
-
Kinh tế Thế giới
Hé lộ các đối tác ưu tiên đàm phán thuế quan của Mỹ
09:58' - 15/04/2025
Bộ trưởng Tài chính Mỹ ưu tiên đàm phán thỏa thuận thương mại với một số nước đã nỗ lực điều hướng hoạt động xuất nhập khẩu theo danh sách thuế quan mới mà Tổng thống Donald Trump công bố.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ cân nhắc tạm ngừng áp thuế ô tô
08:36' - 15/04/2025
Ngày 14/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump để ngỏ khả năng tạm ngừng áp thuế đối với ngành ô tô nhằm tạo điều kiện để các nhà sản xuất có thêm thời gian điều chỉnh, tái cấu trúc chuỗi cung ứng.
-
Kinh tế Thế giới
Anh tạm dừng thuế nhập khẩu 89 mặt hàng đến tháng 7/2027
08:23' - 15/04/2025
Việc dừng đánh thuế sẽ được áp dụng cho nhiều mặt hàng, từ các mặt hàng thiết yếu hằng ngày như mì ống, nước ép trái cây, gia vị và dầu dừa, đến các vật liệu công nghiệp.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ ủng hộ kế hoạch cải cách kinh tế táo bạo của Argentina
08:03' - 15/04/2025
Ngày 14/4, trong chuyến thăm Argentina, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent bày tỏ sự ủng hộ đối với chính sách cải cách kinh tế của Chính phủ Tổng thống cực hữu Javier Milei.
-
Kinh tế Thế giới
IMF: Căng thẳng thương mại đe dọa gây ra "cú sập" của thị trường chứng khoán
20:36' - 14/04/2025
Ngày 14/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ các sự kiện rủi ro địa chính trị lớn, đặc biệt là căng thẳng thương mại, có thể kích hoạt đợt điều chỉnh trên thị trường chứng khoán.