Hàn Quốc ghi nhận chỉ số chứng khoán ở mức thấp kỷ lục trong vòng 2 năm qua
Đây là ngày thứ hai liên tiếp chỉ số KOSPI của Hàn Quốc đóng cửa ở mức thấp kỷ lục, chính thức rơi khỏi mốc 2.400 điểm sau 1 năm 7 tháng kể từ ngày 4/11/2020 khi đóng cửa ở mức 2.357,35 điểm.
Mặc dù chỉ số KOSPI của Hàn Quốc ở phiên mở cửa lạc quan ở mức 2.449,89 điểm (tăng 8,93 điểm so với ngày hôm trước), song ngay lập tức quay đầu giảm mạnh. Giữa phiên giao dịch cùng ngày có lúc chỉ số KOSPI đã rơi xuống ngưỡng 2.372,35 điểm.
Cùng ngày, chỉ số sàn giao dịch KOSDAQ ở Hàn Quốc cũng giảm 28,77 điểm (tương đương 3,6%), đóng cửa phiên giao dịch ở mức 769,92 điểm, mức thấp nhất kể từ đầu năm 2022.
Khối lượng giao dịch ở Hàn Quốc cũng duy trì ở mức vừa phải với khoảng 583 triệu cổ phiếu trị giá khoảng 9 nghìn tỷ won (7 tỷ USD), với số mã giảm nhiều hơn số mã tăng. Người nước ngoài đã bán ròng 662 tỷ won, trong khi các tổ chức mua 446 tỷ won và các nhà đầu tư bán lẻ mua 183 tỷ won. Sau một khởi đầu yếu, chỉ số KOSPI của Hàn Quốc ngày càng đánh mất vị thế, dẫn đầu là các nhà sản xuất chip và các đối thủ nặng ký khác trên thị trường.Nhà phân tích Park Gwang-nam của Công ty chứng khoán Mirae Asset Securities (Hàn Quốc) cho biết: “Lập trường diều hâu của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã khiến tâm lý nhà đầu tư nói chung trở nên yếu ớt”.
Giá cổ phiếu của Công ty Điện tử Samsung (Samsung Electronics) có giá trị vốn hóa cao nhất đã giảm 1,84% xuống mức thấp nhất hàng năm là 58.700 won/cổ phiếu trong khi giá cổ phiếu của nhà sản xuất chip số 2 Hàn Quốc là SK hynix đã giảm 1,97% xuống còn 94.500 won/cổ phiếu.
Còn giá cổ phiếu của Hãng pin khổng lồ LG Energy Solution (Hàn Quốc) cũng ghi nhận giảm 3,29% xuống còn 411,500 won/cổ phiếu.
Giá cổ phiếu của “gã khổng lồ” Cổng thông tin Internet Naver giảm 1,47% xuống còn 234.000 won/cổ phiếu, trong khi giá cổ phiếu của Samsung Biologics giảm 1,2% xuống 822.000 won/cổ phiếu.Trong số các mã tăng chỉ có cổ phiếu của nhà sản xuất ô tô hàng đầu Hàn Quốc là Hyundai Motor tăng 0,29% lên 170.500 won/cổ phiếu.
Trên thị trường ngoại hối Seoul, tỷ giá giữa đồng won/USD đóng cửa ở mức 1.292,4 won/ USD, tăng 5,1 won và là mức cao kỷ lục mới. Ở thời điểm 11 giờ 35 cùng ngày, tỷ giá hối đoái won/USD đạt 1.295 won đổi một USD, cao hơn 7,7 won so với mức giá đóng cửa phiên giao dịch một ngày trước đó và phá vỡ mức cao kỷ lục 1.293,2 won trong phiên giao dịch ngày 15/6 vừa qua. Ngày càng có nhiều lo ngại rằng tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc sẽ chững lại do ngân hàng trung ương của các nền kinh tế lớn như Mỹ, Vương quốc Anh và Thụy Sỹ tăng lãi suất khiến người dân có xu hướng “trú ẩn” vào các kênh tài sản an toàn.Theo nhận định của các nhà theo dõi lĩnh vực này cho biết một đợt bán tháo (dẫn đầu bởi các nhà đầu tư nước ngoài, những người nắm giữ gần 1/3 số lượng cổ phiếu ở Hàn Quốc) đã thúc đẩy “lộ trình thị trường” mới nhất có quy mô lớn thứ ba kể từ hai cuộc suy thoái kinh tế trước đó vào năm 2007-2008 và 2018-2019.
Hwang Sei-woon, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Thị trường vốn Hàn Quốc (KCMI), nhấn mạnh rằng Hàn Quốc sẽ không được chứng kiến những nhà đầu tư nước ngoài quay trở lại trừ khi có được mức chênh lệch lãi suất rõ ràng so với Mỹ nhất là khi Chính phủ Mỹ dự kiến sẽ còn triển khai thêm nhiều đợt tăng lãi suất mạnh để đưa biên độ lên 3,4% vào cuối năm nay.Trong khi đó, Hàn Quốc, nước hiện đang đặt lãi suất cơ bản ở mức 1,75% và thường chỉ thay đổi theo mức tăng 25 điểm phần trăm mỗi lần nên sẽ không đạt được mục tiêu của Fed nếu vẫn thực hiện theo truyền thống tại 4 cuộc họp ấn định lãi suất còn lại trong năm 2022.
Ông nói thêm: “Với khoảng cách giữa hai tỷ giá trên, chỉ số KOSPI của Hàn Quốc trong năm 2022 có thể xuống thấp tới ngưỡng 2.300 điểm, giảm 30% so với mức 3.305 điểm của năm 2021 (mức cao nhất mọi thời đại)”. Các doanh nghiệp môi giới ở Hàn Quốc cũng đưa ra một ước tính tương tự khi cho rằng chỉ số KOSPI có thể chạm đáy xung quanh phạm vi 2.400 điểm.
Theo một số nhà phân tích khác, các nhà đầu tư nước ngoài có thể tiếp tục kéo bảng điều khiển chính xuống khi họ tăng tốc bán ròng. Lượng bán ròng của khối ngoại đã tăng lên 25,7 nghìn tỷ won (199,9 tỷ USD) vào năm 2021 (từ mức 24,8 nghìn tỷ won vào năm 2020). Cho đến thời điểm hiện tại, lượng bán ròng của khối ngoại ở Hàn Quốc đã đứng đầu với 18,2 nghìn tỷ won. Sự biến thiên theo chu kỳ của chỉ số trên cho thấy nền kinh tế Hàn Quốc hiện tại đã giảm trong hai tháng liên tiếp và sự biến thiên theo chu kỳ của chỉ số hàng đầu, đại diện cho nền kinh tế tương lai, cũng đã giảm trong 10 tháng liên tiếp, cho thấy dấu hiệu rõ nét rằng nền kinh tế "Xứ sở Kim Chi" đang bước vào giai đoạn suy thoái. Về phần mình, Chính phủ Hàn Quốc cho biết sẽ nỗ lực hết mình để ổn định giá cả và sinh kế của người dân cũng như quản lý các yếu tố rủi ro và kinh tế vĩ mô, bao gồm cả việc chuyển đổi sang hệ thống ứng phó kinh tế khẩn cấp.Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũng sẽ đẩy nhanh các nhiệm vụ chính trong định hướng chính sách kinh tế của chính phủ mới để tạo nền tảng cho việc khắc phục tình trạng tăng trưởng thấp trong thời gian tới./.
Tin liên quan
-
Chứng khoán
Chứng khoán châu Á chuyển động trái chiều phiên sáng 20/6
10:23' - 20/06/2022
Thị trường hy vọng kỳ nghỉ lễ của Mỹ sẽ giúp chấm dứt tình trạng bán tháo gần đây, song nỗi lo về suy thoái toàn cầu vẫn hiển hiện.
-
Chứng khoán
Nhận định chứng khoán tuần 20 - 24/6: Xu hướng giảm điểm ngắn hạn có thể vẫn duy trì
14:15' - 18/06/2022
Với diễn biến hiện tại của thị trường, giới phân tích cho rằng xu hướng giảm điểm ngắn hạn vẫn đang duy trì.
-
Chứng khoán
Cả ba chỉ số chứng khoán Mỹ cùng giảm điểm tuần thứ ba liên tiếp
10:11' - 18/06/2022
Các chỉ số chứng khoán Mỹ chốt phiên cuối tuần 17/6 trái chiều, với chỉ số Dow Jones đảo ngược đà tăng và đi xuống vào cuối phiên.
-
Chứng khoán
Chứng khoán châu Á phiên 17/6 chịu sức ép từ lo ngại suy thoái
17:17' - 17/06/2022
Chốt phiên 17/6, chỉ số Nikkei 225 giảm 1,8%, xuống 25.963 điểm, trong khi chỉ số Kospi giảm 0,43%, xuống 2.440,93 điểm, do lo ngại về nguy cơ suy thoái sau khi các ngân hàng trung ương tăng lãi suất.
Tin cùng chuyên mục
-
Chứng khoán
Chứng khoán có tuần giao dịch giảm điểm, thanh khoản cao nhất lịch sử
10:46'
Sau cú giảm mạnh, những chuyển biến tích cực hơn đã xuất hiện vào phiên cuối tuần, khi tâm lý nhà đầu tư dần ổn định trở lại.
-
Chứng khoán
Cổ đông "ngóng" kế hoạch cổ tức hấp dẫn của các ngân hàng
08:29'
Trước mùa Đại hội đồng cổ đông thường niên, nhiều ngân hàng có lợi nhuận khả quan và kế hoạch chia cổ tức hấp dẫn với cổ đông.
-
Chứng khoán
Tin chứng khoán: 40 doanh nghiệp chốt quyền họp đại hội cổ đông tuần tới
07:32'
Trong tuần tới từ ngày 31/3-1/4, có 40 doanh nghiệp chốt quyền họp đại hội cổ đông; trong đó có 8 doanh nghiệp trên HoSE, 6 doanh nghiệp trên HNX và 26 doanh nghiệp trên UPCoM.
-
Chứng khoán
Chứng khoán Mỹ bốc hơi 5.000 tỷ USD chỉ trong hai ngày
13:20' - 05/04/2025
Trong hai phiên 3-4/4, chỉ số Dow Jones giảm 9,3%, S&P 500 giảm 10,5% và Nasdaq giảm 11,4%.
-
Chứng khoán
Lịch chốt quyền trả cổ tức bằng tiền tuần tới (từ 8/4-11/4): SSG và VNX trả cổ tức khủng 120%
09:43' - 05/04/2025
Trong tuần tới từ ngày 8/4-11/4, có 8 doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức bằng tiền, trong đó SSG và VNX trả cổ tức "khủng" 120% trong khi THP trả cổ tức thấp nhất 2%.
-
Chứng khoán
Cập nhật mới nhất tỷ lệ nắm giữ của khối ngoại tại 3 ngân hàng “big four”
09:26' - 05/04/2025
Theo số liệu cập nhật mới nhất của Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam có hiệu lực đến ngày 8/4, khối ngoại đang sở hữu tỷ lệ như thế nào tại BID, CTG và VCB.
-
Chứng khoán
Cổ phiếu ngân hàng nâng đỡ thị trường, chỉ số thu hẹp đà giảm
16:35' - 04/04/2025
Mặc dù thị trường chứng khoán vẫn tiếp tục giảm mạnh trong phiên hôm nay, nhưng mức giảm đã được thu hẹp rất nhiều so với phiên giao dịch giảm mạnh nhất lịch sử (ngày 3/4).
-
Chứng khoán
Chứng khoán châu Á nối tiếp đà bán tháo toàn cầu
15:51' - 04/04/2025
Nối tiếp đà bán tháo toàn cầu, ngày 4/4, chứng khoán châu Á giảm sâu do lo ngại chiến tranh thương mại từ thuế quan Mỹ, cùng rủi ro suy thoái và lạm phát tăng cao.
-
Chứng khoán
Cú trượt của chứng khoán Mỹ: Cơ hội hay cái bẫy?
14:28' - 04/04/2025
Theo dữ liệu từ công ty môi giới Fidelity Investments, các nhà đầu tư cá nhân đã đổ xô mua vào nhiều tài sản ưa thích của họ, trong đó có cổ phiếu Nvidia Corp. và quỹ ETF Vanguard S&P 500.