Hàn Quốc: Giá năng lượng cao làm suy yếu cán cân thương mại
Số liệu thống kê của Cơ quan Hải quan Hàn Quốc (KCS) công bố mới đây cho thấy 3 nguồn năng lượng nhập khẩu chính của quốc gia này là dầu thô, khí đốt và than đá đạt 38,4 tỷ USD trong khoảng thời gian từ ngày 1/1 đến ngày 20/3 vừa qua, đánh dấu mức tăng 85,4% so với cùng thời điểm của năm 2021. Bên cạnh đó, lượng dầu thô nhập khẩu tăng 69,8%, khí đốt là 92% và than đá là 150,6%.
Cũng theo KCS, sở dĩ lượng hàng nhập khẩu tăng mạnh một phần là do giá nguyên liệu đầu vào tăng đột biến. Cùng với nhu cầu tăng nhanh trong quá trình trở lại cuộc sống bình thường giữa đại dịch, xung đột giữa Nga và Ukraine cũng khiến lạm phát gia tăng.Nga hiện sản xuất khoảng 12% lượng dầu thô và 17% lượng khí đốt tự nhiên cho thị trường toàn cầu. Việc Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm vào Ukraine và kéo theo đó là các lệnh trừng phạt kinh tế của cộng đồng quốc tế nhằm vào Nga đã làm trầm trọng thêm tốc độ tăng giá.
Giá dầu thô Dubai vốn duy trì ở mức khoảng 50-55 USD/thùng vào tháng 1/2021 đã tăng lên thành 75-80 USD/thùng ở thời điểm cuối năm 2021 và dao động trong khoảng từ 110-127 USD/thùng vào tháng 3/2022. Các nhà kinh tế sở tại cho rằng giá năng lượng tăng cao được cho là sẽ làm suy yếu cán cân thương mại của Hàn Quốc cũng như tạo ra gánh nặng cho cả doanh nghiệp và hộ gia đình. Một nhà nghiên cứu tại Viện Phát triển Hàn Quốc (KDI) đã được một tờ báo dẫn lời nói rằng "giá nhập khẩu cao sẽ kéo thặng dư tài khoản vãng lai xuống hoặc có thể duy trì ở mức Đỏ".Ông cũng cho rằng giá nguyên vật liệu tăng đột biến, được phản ánh trong giá sản xuất và giá tiêu dùng, cũng sẽ gây ra áp lực lạm phát cho quốc gia.
Hàn Quốc hiện ghi nhận mức thâm hụt thương mại 5,97 tỷ USD trong 79 ngày đầu năm, trong khi con số tương ứng của cùng thời điểm năm 2021 là đạt thặng dư 6,6 tỷ USD.
Chính phủ Hàn Quốc khi công bố các định hướng chính sách kinh tế cho năm 2022 (hồi tháng 12/2021) đã dự báo rằng nước này sẽ thặng dư tài khoản vãng lai là 80 tỷ USD.
Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình hiện tại mức thặng dư này có thể sẽ thấp hơn so với dự kiến ban đầu.
Chính phủ Hàn Quốc cũng đã dự đoán rằng giá dầu thô Dubai sẽ giao dịch ở mức trung bình 73 USD/thùng trong năm 2022. Tuy nhiên, giá dầu thô quốc tế, bao gồm Dubai, Western Texas Intermediate và Brent, hiện lại đang dao động quanh mức 110 USD.
Chỉ số giá tiêu dùng của Hàn Quốc hiện ghi nhận mức tăng trưởng khoảng 3% trong 5 tháng liên tiếp, bao gồm cả mức tăng trưởng 3,7% vào tháng 2 vừa qua. Trong đó, mặt hàng xăng dầu có tác động làm tăng giá tiêu dùng thêm 0,79 điểm phần trăm.Số liệu của Cơ quan Thống kê Hàn Quốc công bố ngày 4/3 vừa qua cho thấy giá các mặt hàng công nghiệp tăng 5,2%, đặc biệt giá dầu tăng mạnh 19,4% và giá thực phẩm chế biến tăng 5,4%. Giá sản phẩm nông nghiệp như nông sản, chăn nuôi và thủy sản tăng 1,6% (mức tăng giảm so với 2 tháng trước). Giá các mặt hàng dịch vụ tăng 3,1%.
Chính phủ Hàn Quốc đã mở Hội nghị cấp Bộ trưởng liên quan đến vật giá để đưa ra đối sách ổn định giá cả. Theo đó, sẽ gia hạn quy định giảm 20% thuế xăng dầu dự kiến kết thúc vào cuối tháng 4/2022, bãi bỏ hạn ngạch thuế quan đối với khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) tới cuối tháng 7/2022.Nếu giá dầu quốc tế tiếp tục leo thang, chính phủ Hàn Quốc sẽ xem xét phương án tăng hạn mức miễn giảm thuế xăng dầu. Đối tượng miễn hạn ngạch thuế quan cũng sẽ được mở rộng ra các mặt hàng bị ảnh hưởng nguồn cung do xung đột Nga-Ukraine (như lúa mạch).
Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế kiêm Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Tài chính (MOEF) Hong Nam-ki nhận định các biện pháp của chính phủ nước này có thể giúp ổn định vật giá song vẫn còn hạn chế. Do đó, các ngành công nghiệp liên quan cũng cần tham gia vào các nỗ lực chung nhằm ổn định giá cả hàng hóa (như điều chỉnh thời điểm tăng giá và mức tăng).Đây cũng là lý do khiến ngày càng có nhiều người trong cuộc đưa ra dự báo rằng giá tiêu dùng ở Hàn Quốc sẽ tiếp tục tăng cao trong tháng 3 và tháng 4 tới./.
Tin liên quan
-
Thị trường
Nhập khẩu năng lượng của Hàn Quốc tăng hơn 85%
10:40' - 28/03/2022
Kể từ đầu năm đến nay, kim ngạch nhập khẩu năng lượng của Hàn Quốc tăng hơn 85% do giá năng lượng quốc tế tăng cao, qua đó tạo gánh nặng cho cán cân thương mại cũng như giá tiêu dùng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo dư thừa công suất pin năng lượng Mặt Trời tại Trung Quốc
21:17' - 21/11/2024
Trung Quốc đang thắt chặt các tiêu chí đầu tư cho sản xuất pin năng lượng Mặt Trời nhằm hạn chế tình trạng dư thừa công suất đã gây khó khăn cho lĩnh vực này trong những tháng gần đây.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ đề nghị Google bán trình duyệt Chrome
17:09' - 21/11/2024
Ngày 20/11, Chính phủ Mỹ đã yêu cầu một thẩm phán ra lệnh cho Google bán trình duyệt Chrome – một trong những trình duyệt Internet phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.
-
Kinh tế Thế giới
Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho EU
15:54' - 21/11/2024
Tháng 9/2024 ghi dấu lần đầu tiên kể từ năm 2022, Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU).
-
Kinh tế Thế giới
Philippines xây dựng trang trại điện Mặt Trời lớn nhất từ trước tới nay
15:35' - 21/11/2024
Bộ Năng lượng Philippines ngày 21/11 thông báo nước này bắt đầu xây dựng cơ sở lưu trữ năng lượng pin và Mặt Trời lớn nhất từ trước đến nay ở nước này.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Đàm phán tài chính khí hậu trước nhiều rào cản
14:40' - 21/11/2024
COP29 đang bước vào giai đoạn quyết định, với những cảnh báo về những thách thức lớn trong việc đạt được thỏa thuận hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục kích thích kinh tế
09:14' - 21/11/2024
Trung Quốc sẽ tăng cường nỗ lực thúc đẩy nâng cấp thiết bị quy mô lớn và giao dịch hàng tiêu dùng, với các kế hoạch tăng cường giám sát các quỹ và những biện pháp kích thích chi tiêu tiêu dùng.
-
Kinh tế Thế giới
Khủng hoảng ngành thép ở nền kinh tế lớn thứ tư châu Á
08:35' - 21/11/2024
Chỉ trong vòng 4 tháng đã có tới 3 nhà máy sản xuất thép lớn tại Pohang công bố đóng cửa gồm Pohang 2 của Hyundai Steel, Pohang Steel 1 và Pohang 1 của POSCO đóng cửa hồi tháng 7.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Các quốc gia giàu có cam kết không xây mới nhà máy điện than
20:52' - 20/11/2024
Vương quốc Anh, Canada, Pháp, Đức và Australia nằm trong số các nền kinh tế phát triển ký cam kết tự nguyện này.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản rót 65 tỷ USD vào lĩnh vực vi mạch và trí tuệ nhân tạo
20:26' - 20/11/2024
Gói đầu tư này được xem là sự chuẩn bị cho một thế giới đầy bất ổn, khi lo ngại về khả năng Trung Quốc tác động đến trung tâm sản xuất chip toàn cầu Đài Loan (Trung Quốc) ngày càng gia tăng.