Hàn Quốc và Nhật Bản cảnh báo sẽ đáp trả nếu Triều Tiên tấn công
Trong một tuyên bố, người phát ngôn Ho Jae-cheon của JCS nhấn mạnh nếu Triều Tiên vẫn có hành động khiêu khích thì Bình Nhưỡng sẽ phải đối mặt với “hành động đáp trả mạnh mẽ và cương quyết của các lực lượng đồng minh”.
Bên cạnh đó, người phát ngôn này cũng chỉ trích một loạt "phát biểu thiếu thận trọng" của Triều Tiên, coi đây là "thách thức nghiêm trọng đối với người dân Hàn Quốc và liên minh Hàn - Mỹ".
Người phát ngôn JCS khẳng định các đồng minh đều lên kế hoạch đối phó cứng rắn ngay lập tức đối với hành động khiêu khích của Triều Tiên, song hiện chưa phát hiện hành động đặc biệt khác thường nào từ phía Bình Nhưỡng.
Giới phân tích cho rằng đây là cảnh báo hiếm thấy của quân đội Hàn Quốc đối với các phát biểu mang tính đe dọa của Triều Tiên.
Cùng ngày, Phủ Tổng thống Hàn Quốc thông báo cơ quan này sẽ triệu tập một cuộc họp khẩn của Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) vào lúc 15 giờ theo giờ địa phương (tức 13 giờ theo giờ Hà Nội) dưới sự chủ trì của người đứng đầu NSC kiêm cố vấn an ninh hàng đầu của Tổng thống Moon Jae-in, ông Chung Eui-yong.
Tham gia cuộc họp còn có Bộ trưởng Quốc phòng Song Young-moo, Ngoại trưởng Kang Kyung-wha và Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Suh Hoon.
Từ Tokyo, Chính phủ Nhật Bản cũng nhấn mạnh sẽ "không bao giờ dung thứ" cho các hành động khiêu khích của Triều Tiên.
Phát biểu với báo giới, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga khẳng định "các hành động của Triều Tiên, trong đó có cả thời gian này, rõ ràng là khiêu khích đối với khu vực trong đó có Nhật Bản cũng như đối với an ninh của cộng đồng quốc tế".
Tokyo yêu cầu Bình Nhưỡng nghiêm túc chấp hành những cảnh báo và chỉ trích mạnh mẽ đã được lặp lại nhiều lần cũng như tôn trọng một loạt nghị quyết của Liên hợp quốc (LHQ), đồng thời kiềm chế không có thêm những hành động khiêu khích.
Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản nhấn mạnh các lực lượng phòng vệ nước này sẽ áp dụng "mọi biện pháp cần thiết" để đối phó. Hiện Nhật Bản và Mỹ đang tham vấn chặt chẽ và có thể tổ chức một cuộc họp cấp bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng vào ngày 17/8 tới.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera cũng tuyên bố Nhật Bản được phép chặn tên lửa do Triều Tiên phóng tới Guam (vùng lãnh thổ ở Thái Bình Dương của Mỹ) nếu tên lửa này bị đánh giá là một mối đe dọa ảnh hưởng tới Nhật Bản.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, Nhật Bản hiện không có khả năng bắn hạ tên lửa bay qua lãnh thổ nước này tới Guam.
Hàn Quốc và Nhật Bản đưa ra các tuyên bố trên trong bối cảnh trước đó cùng ngày, hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) dẫn lời Tướng Kim Rak Gyom, Tư lệnh Lực lượng Chiến lược của Quân đội Nhân dân Triều Tiên, tuyên bố quân đội nước này đang lên kế hoạch bắn 4 tên lửa đạn đạo tầm trung hoặc tầm xa tới các vùng biển xung quanh đảo Guam vào giữa tháng 8 này.
Kế hoạch trên sẽ được đệ trình nhà lãnh đạo Kim Jong Un để đưa ra quyết định cuối cùng.
Theo đó, lực lượng chiến lược Triều Tiên đang "nghiêm túc đánh giá" kế hoạch cho một "cuộc tấn công bao trùm" nhằm vào Guam - nơi đồn trú nhiều máy bay ném bom chiến lược của Mỹ.
Theo kế hoạch, 4 tên lửa Hwasong-12 sẽ được bắn "nhằm ngăn chặn lực lượng kẻ thù tại các căn cứ quân sự ở Guam và phát đi cảnh báo nghiêm trọng tới Mỹ". Các tên lửa này sẽ bay qua không phận các tỉnh Shimane, Hiroshima và Koichi của Nhật Bản, với hành trình 3.356,7 km và đáp xuống các khu vực cách Guam khoảng 30 đến 40 km.
Nhà phân tích thuộc Diễn đàn An ninh và Quốc phòng Hàn Quốc Shin Jong-Wook cho rằng Guam hoàn toàn nằm trong tầm bắn của tên lửa Hwasong-12 và Triều Tiên đã kiểm tra khả năng của loại tên lửa này thông qua vụ phóng thử thành công hồi tháng 5 vừa qua.
Theo kênh truyền hình NBC, nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết nước này đã chuẩn bị cho kế hoạch tấn công phủ đầu Triều Tiên trong trường hợp Tổng thống Donald Trump ra lệnh.
Nguồn tin trên tiết lộ điểm mấu chốt trong kế hoạch là cuộc tấn công bằng các máy bay chiến lược B-1B Lancer từ căn cứ Andersen trên đảo Guam.
Mục tiêu của cuộc không kích có thể sẽ là khoảng 20 bãi phóng tên lửa, thử nghiệm và các mục tiêu kỹ thuật của Triều Tiên.
Trước tình trạng leo thang căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên, Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel kêu gọi Mỹ và Triều Tiên kiềm chế đe dọa lẫn nhau, khẳng định vũ lực không phải là giải pháp để đạt được phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên, đồng thời cho rằng các biện pháp trừng phạt mới đây của LHQ đối với Triều Tiên cần được thực thi triệt để hơn.
Bên cạnh đó, Ngoại trưởng Đức cũng hoan nghênh đề xuất của Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson về việc tổ chức hội đàm với Bình Nhưỡng ngay khi Triều Tiên ngừng thử tên lửa./.
>>>
Tin liên quan
-
Giá vàng
Căng thẳng Mỹ-Triều Tiên chi phối thị trường vàng châu Á
16:05' - 09/08/2017
Giá vàng châu Á đi lên trong đầu phiên giao dịch 9/8 giữa bối cảnh các căng thẳng giữa Mỹ và CHDCND Triều Tiên gia tăng.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản và Mỹ tập trận máy bay ném bom siêu thanh gần Bán đảo Triều Tiên
10:01' - 09/08/2017
Nhật Bản đã tiến hành tập trận trên không với các máy bay ném bom siêu thanh của Mỹ tại khu vực không phận Nhật Bản gần Bán đảo Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ điều 2 máy bay ném bom tới bán đảo Triều Tiên
08:28' - 09/08/2017
Một quan chức quốc phòng Hàn Quốc cho biết 2 máy bay ném bom chiến lược B-1B của Mỹ đã được huấn luyện trên bầu trời bán đảo Triều Tiên vào đầu tuần này.
-
Kinh tế Thế giới
Vụ phóng tên lửa của Triều Tiên: Bình Nhưỡng tiếp tục phản đối nghị quyết mới của LHQ
11:11' - 08/08/2017
Triều Tiên tiếp tục phản ứng với nghị quyết trừng phạt mới mà Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc vừa thông qua.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên tuyên bố đáp trả nếu Mỹ không từ bỏ các động thái kiềm chế nước này
15:01' - 07/08/2017
Triều Tiên đã phản ứng trước các biện pháp trừng phạt mới mà Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) thông qua một ngày trước đó.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Giới doanh nghiệp Mỹ bớt lo âu sau đề cử Bộ trưởng Tài chính
09:59'
Theo CNN ngày 25/11, giới doanh nghiệp Mỹ thở phào sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump đưa ra đề cử Bộ trưởng Tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez thất thu do bất ổn tại Trung Đông kéo dài
08:20'
Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty cho biết quốc gia Bắc Phi này đã thiệt hại tới 8 tỷ USD do doanh thu từ Kênh đào Suez giảm mạnh, trong bối cảnh các cuộc xung đột ở Trung Đông.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05' - 25/11/2024
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39' - 25/11/2024
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24' - 25/11/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07' - 25/11/2024
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05' - 25/11/2024
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05' - 25/11/2024
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49' - 25/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.