Hàng trăm doanh nghiệp xây dựng trái phép trên đất rừng, nông nghiệp ở Đồng Nai
*Dựng cụm công nghiệp trên đất quy hoạch rừng
Trước đây, xã Phước Tân thuộc địa giới huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Ngày 5/2/2010, xã được sáp nhập vào thành phố Biên Hòa theo Nghị quyết của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Long Thành để mở rộng thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Cũng từ khi được nhập vào thành phố Biên Hòa, xã Phước Tân đã liên tục diễn ra hiện tượng xây dựng trái phép.Cụm công nghiệp Phước Tân có diện tích 72 ha được UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt bổ sung quy hoạch cụm công nghiệp trên địa bàn vào thời điểm cuối năm 2015. Vị trí quy hoạch cụm công nghiệp Phước Tân là khu đất thuộc vùng chức năng quy hoạch đất rừng trồng tại xã Phước Tân, thành phố Biên Hòa.
Đến nay, mặc dù UBND tỉnh Đồng Nai vẫn chưa cấp phép thành lập cụm công nghiệp Phước Tân, nhưng hàng chục dự án, công trình công nghiệp gồm nhà máy, kho xưởng quy mô lớn của các doanh nghiệp đua nhau xây dựng trái phép, thậm chí được cấp điện, nước để hoạt động.
Theo kiến nghị của gần 50 doanh nghiệp xây dựng nhà xưởng, nhà máy trái phép trong khu vực quy hoạch cụm công nghiệp Phước Tân gửi UBND tỉnh Đồng Nai cho thấy, hiện có khoảng 150.000 m2 nhà xưởng đã xây dựng với số vốn đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng. Có những doanh nghiệp đã đi vào hoạt động với số lượng công nhân trên 1.000 người. Trước tính chất nghiêm trọng khi các công trình công nghiệp xây dựng trái phép trên đất quy hoạch rừng trồng tại khu vực quy hoạch cụm công nghiệp Phước Tân, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai làm rõ và báo cáo Chính phủ. Mới đây, tại cuộc họp Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đồng Nai, ông Lê Văn Dành, Bí thư Thành ủy Biên Hòa thừa nhận trách nhiệm của địa phương để xảy ra tình trạng xây dựng trái phép tại cụm công nghiệp Phước Tân.Ông Dành cho rằng vì thiếu kiên quyết xử lý ngay từ đầu nên dẫn đến tình trạng xây dựng trái phép. Những sai phạm trên cũng có phần trách nhiệm của các sở, ngành liên quan khi đã cấp điện, nước cho các doanh nghiệp xây dựng trái phép trong cụm công nghiệp hoạt động.
*Xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp Không chỉ có cụm công nghiệp xây dựng trái phép, tại ấp Tân Cang và Tân Lập thuộc xã Phước Tân có đến 95 doanh nghiệp xây dựng trái phép công trình công nghiệp trên đất nông nghiệp nhưng vẫn ngang nhiên tồn tại. Theo số liệu thống kê của UBND xã Phước Tân, tại ấp Tân Cang có đến 74 doanh nghiệp xây dựng trái phép nhà máy, nhà xưởng trên đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất.Trong các quyết định xử lý vi phạm hành chính do UBND xã Phước Tân, thành phố Biên Hòa và UBND tỉnh Đồng Nai ban hành, ngoài số tiền xử phạt từ 1,25 – 30 triệu đồng tùy trường hợp, tỉnh còn yêu cầu chủ các doanh nghiệp xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, đất rừng phải khắc phục hậu quả (gồm bổ sung giấy phép xây dựng trong 60 ngày; tháo dỡ trong 10 ngày; hoặc khôi phục lại nguyên trạng đất như trước khi vi pham).
Tuy nhiên, thực tế hiện nay các công trình xây dựng trái phép trên vẫn ngang nhiên tồn tại, có những công trình với quy mô rộng nhiều héc ta với dây chuyền sản xuất, nhà xưởng khổng lồ. Theo báo cáo 369/BC-UBND, ngày 5/11/2018 của UBND xã Phước Tân, tại ấp Tân Lập có 21 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp; trong đó, UBND các cấp từ xã, thành phố và UBND tỉnh Đồng Nai đã ra các quyết định xử phạt vi phạm hành chính và buộc tháo dỡ công trình, tuy nhiên các công trình này vẫn ngang nhiên tồn tại.Đối với 21 doanh nghiệp vi phạm trên mới chỉ có 15 doanh nghiệp đã nộp phạt, 6 doanh nghiệp chưa chấp hành nộp phạt và tháo dỡ công trình vi phạm.
*Chính quyền kêu khó xử lý Khi được hỏi về tình trạng xây dựng trái phép tràn lan với quy mô lớn trên địa bàn, ông Huỳnh Thanh Phương, Phó Chủ tịch UBND xã Phước Tân đã cung cấp cho phóng viên danh sách 200 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất xây dựng nhà xưởng trái phép trên địa bàn đã bị chính quyền lập biên bản xử lý. Đối với các khu nhà xưởng, doanh nghiệp vi phạm, UBND các cấp từ xã, thành phố và tỉnh Đồng Nai đã ra quyết định xử phạt tiền và khôi phục hiện trạng trong 10 ngày. Tuy nhiên, các doanh nghiệp có tên trong danh sách vi phạm đều đã quá hạn từ vài tháng đến vài năm nhưng vẫn không thực hiện tháo dỡ công trình vi phạm, khôi phục lại hiện trạng sử dụng đất như yêu cầu. Ông Phương nêu lý do vì lực lượng mỏng, địa bàn rộng, các đối tượng vi phạm lại xây dựng lén lút vào ban đêm, vào ngày nghỉ, ngày lễ nên rất khó phát hiện. Trong khi đó, ông Nguyễn Tôn Trọng, quyền Chủ tịch UBND xã Phước Tân cho biết: “Trên địa bàn có nhiều trường hợp tồn tại từ năm này qua năm khác, thành phố cũng đã có nhiều văn bản chỉ đạo, trường hợp nào đưa vào diện bắt buộc cưỡng chế sẽ cưỡng chế, trường hợp nào có thể làm thủ tục dựng tạm, đến lúc thực hiện dự án mở đường thì sẽ tự tháo dỡ mà không yêu cầu bồi thường”. Theo ông Trọng, việc phát hiện xây dựng trái phép thì rất dễ, nhưng ngăn chặn xử lý rất khó. “Người dân đi ngang qua cũng phát hiện được, nhưng lực lượng mỏng, địa bàn này rộng còn các trường hợp thì cố tình chống đối, xây dựng vào ban đêm, không hợp tác”, ông Trọng nói. Trên thực tế, các công trình quy mô nhiều héc ta, xây dựng nhà xưởng, nhà máy trái phép vẫn ngang nhiên tồn tại sau khi bị chính quyền địa phương xử phạt vi phạm hành chính. Trong khi, đối với các công trình xây dựng của người dân, dù một đoạn tường rào hay xây một căn nhà tạm 40 – 50m2 sẽ bị lập biên bản xử phạt và yêu cầu phá dỡ tức thì. Trước tình trạng vi phạm trật tự xây dựng xảy ra trên địa bàn, mới đây Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai đã ban hành chỉ thị yêu cầu các cấp ủy Đảng và Ban cán sự UBND tỉnh Đồng Nai chấn chỉnh vấn đề quy hoạch, trật tự đô thị và xây dựng; xử lý nghiêm cán bộ, công chức, viên chức vi phạm theo đúng quy định pháp luật; Bí thư cấp ủy, Chủ tịch UBND các cấp chịu trách nhiệm trực tiếp về quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn mình phụ trách./.Xem thêm:
>>Di dời KCN Biên Hòa I: 10 năm vẫn giậm chân tại chỗ
>>Đồng Nai sẽ tổ chức 180 cuộc thanh, kiểm tra về thuế tại doanh nghiệp FDI
Tin liên quan
-
Bất động sản
Vi phạm xây dựng nhà ở trên đất rừng: Trách nhiệm quản lý đã được phân định rõ
20:42' - 30/12/2018
Gần đây, các vụ vi phạm về xây dựng nhà ở trên đất rừng tại Sóc Sơn (Hà Nội) đã thu hút sự chú ý của dư luận và báo động về tình trạng cấp phép trong hoạt động xây dựng.
-
Kinh tế và pháp luật
Hủy bỏ quyết định cho Công ty Lâm nghiệp Yên Thế thuê đất rừng
18:08' - 28/12/2018
Trong 2 ngày 27 và 28/12, Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang xét xử sơ thẩm s vụ việc 147 hộ dân của 9 xã thuộc huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang khởi kiện UBND tỉnh Bắc Giang đến việc cho thuê đất rừng.
-
Kinh tế Việt Nam
Sai sót quản lý đất rừng ở Minh Trí (Sóc Sơn): Sẽ xử lý tập thể, cá nhân vi phạm
16:49' - 28/12/2018
Liên quan đến việc buông lỏng quản lý đất rừng, trật tự xây dựng ở Minh Trí, mới đây Huyện ủy Sóc Sơn (Hà Nội) đã có Kết luận số 11-KL/HU.
-
Kinh tế & Xã hội
Lâm Đồng buộc tháo dỡ 20 căn nhà xây trái phép trên đất rừng
15:45' - 21/12/2018
Trong 2 ngày 20 và 21/12, UBND thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng phối hợp với lực lượng kiểm lâm thành phố Đà Lạt và UBND phường 11 tổ chức vận động, buộc tháo dỡ 20 căn nhà xây dựng trái phép.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải tỏa cây trồng, công trình trái phép trên đất rừng nguyên liệu giấy
14:58' - 12/12/2018
Vị trí giải tỏa thuộc khoảnh 7, 9, tiểu khu 450B (xã Lộc Quảng) và tiểu khu 442, 443 (xã Lộc Phú, Bảo Lâm, Lâm Đồng).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Động đất tại Myanmar: Thương vong tăng lên 2.886 người
15:20'
Hãng Tân Hoa xã dẫn thông tin từ chính quyền quân sự Myanmar cho biết, tính đến ngày 2/4, số người thương vong trong trận động đất kinh hoàng hôm 28/3 đã tăng lên thành 2.886 người.
-
Kinh tế & Xã hội
Đà Nẵng kết nối đường bay trực tiếp đến Kazakhstan và các nước CIS
14:50'
Chuyến bay VJ52 của Hãng hàng không Vietjet bay bằng tàu bay A330/300 từ Almaty (Kazakhstan) đã hạ cánh tại Sân bay quốc tế Đà Nẵng.
-
Kinh tế & Xã hội
Malaysia điều tra vụ nổ đường ống dẫn khí
14:25'
Ngày 2/4, Malaysia bắt đầu điều tra về các biện pháp đảm bảo an toàn tại địa điểm xảy ra vụ nổ đường ống dẫn khí của tập đoàn dầu khí quốc gia Petronas xảy trước đó 1 ngày ở bang Selangor.
-
Kinh tế & Xã hội
Bộ Công An Việt Nam tìm kiếm cứu trợ người dân Myanmar sau động đất
14:08'
Đoàn cứu trợ của Bộ Công an Việt Nam không chỉ tập trung vào công tác tìm kiếm và cứu nạn, mà còn cử các tổ công tác hỗ trợ, giúp người dân ổn định cuộc sống tại các khu lán trại tạm thời.
-
Kinh tế & Xã hội
Điểm thi đánh giá năng lực HSA năm 2025 tăng nhẹ
13:01'
So với các đợt thi tháng 3 của các năm trước đây, điểm thi đánh giá năng lực (HSA) năm 2025 của Đại học Quốc gia Hà Nội có xu hướng tăng nhẹ (khoảng 3-5 điểm theo thang điểm 150).
-
Kinh tế & Xã hội
Từ biển xanh đến vườn nho: Du lịch Ninh Thuận và những điều tuyệt vời
12:58'
Để phát huy hơn nữa giá trị cây nho và sản phẩm đặc thù nho, tỉnh Ninh Thuận tiếp tục đẩy mạnh phát triển du lịch nông nghiệp bằng cách giới thiệu và phát triển các giống nho tươi mới.
-
Kinh tế & Xã hội
Khơi mạch nguồn tranh dân gian Làng Sình
12:55'
Từng là loại tranh dùng để thờ cúng từ hơn 400 năm trước, tranh dân gian Làng Sình trải qua nhiều thăng trầm, đến nay vẫn có sức sống, chậm rãi hòa vào dòng chảy văn hóa dân gian vùng đất Huế.
-
Kinh tế & Xã hội
Lào Cai công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai do sạt lở
12:20'
Với nhiều vết nứt lớn kéo dài do ảnh hưởng từ bão số 3 vào tháng 9/2024 đang tiếp tục mở rộng đe dọa đến an toàn tính mạng của nhiều hộ dân, Lào Cai đã công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai.
-
Kinh tế & Xã hội
Ngày hội du lịch Thành phố Hồ Chí Minh năm 2025: Cơ hội "săn" tour khuyến mãi
12:19'
Trong ngày hội du lịch Thành phố Hồ Chí Minh năm 2025, khách tham quan sẽ có cơ hội “săn” sản phẩm tour khuyến mãi.