Hành trình trở thành “mặt hàng tỷ đô” !
Từ con số vài trăm triệu USD/năm, rau quả nhanh chóng trở thành mặt hàng “tỷ đô” rồi vượt xa các ngành hàng chủ lực khác như: gạo, cao su, chè, hạt điều...
Với tiềm năng và dư địa rất lớn trong xuất khẩu, rau quả đang hứa hẹn tiếp tục có những bứt phá ngoạn mục đem về kim ngạch cao cho ngành nông nghiệp.
Lần đầu tiên rau quả vượt mốc 1 tỷ USD là năm 2013. Với tốc độ tăng trưởng liên tục ở mức hai con số và đặc biệt năm 2017 có tốc tăng trưởng kỷ lục trên 40%, rau quả tiếp tục lập kỷ lục mới, đạt 3,5 tỷ USD.
Trong số các thị trường mà Việt Nam xuất khẩu rau quả đứng đầu là Trung Quốc chiếm 75% thị phần, tiếp đến là Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Hà Lan…
Theo ông Nguyễn Hữu Đạt, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, con số xuất khẩu trên cho thấy rau quả Việt Nam có khả năng cạnh tranh tốt. Năm 2017, Việt Nam tiếp tục “mở cửa” được nhiều sản phẩm vào các thị trường khó tính như: vú sữa, xoài vào Mỹ; thanh long vào Australia...; trong đó xuất khẩu nhiều sản phẩm vào Mỹ nhất như thanh long, xoài, chôm chôm, vải, nhãn, vú sữa.
Mỗi năm Việt Nam xuất khẩu 7.000 tấn rau, củ, quả sang 7 nước trên thế giới. Ông Tăng Xuân Trường, Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Hưng Việt (Hải Dương) cho biết, ngoài xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc, doanh nghiệp đã ký được nhiều hợp đồng lớn về xuất khẩu rau, củ, quả sang các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ…. Xuất khẩu với sản lượng lớn, đôi khi doanh nghiệp còn không đáp ứng kịp.
Chất lượng rau, củ, quả của Việt Nam xuất sang các nước được đánh giá rất tốt.
Mặc dù vậy, so với con số trên 200 tỷ USD/năm của thị trường nhập khẩu rau quả toàn thế giới, giá trị xuất khẩu rau quả Việt Nam mới chiếm một phần rất nhỏ bé, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế, dù ngành sản xuất quả Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh mẽ thời gian qua.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Thanh Nam cho rằng, với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, Việt Nam phù hợp với nhiều loại trái cây đặc sản, đây là điều kiện tốt để địa phương quy hoạch, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu phát triển các sản phẩm lợi thế, sản phẩm đặc sản của Việt Nam.
Mặc dù Việt Nam liên tục mở cửa thị trường cho sản phẩm rau quả tươi, nhưng nhiều doanh nghiệp cho rằng, cần phải hướng đến chế biến để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm cũng như có thể sử dụng được hết các sản phẩm sản xuất ra.
Bên cạnh đó, sản phẩm tươi thường bị tác động bởi các rào cản kỹ thuật như kiểm dịch thực vật, chất lượng trái cây giảm nhanh, thời gian bảo quản ngắn…
Theo ông Nguyễn Hữu Trí, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất thương mại nông sản thực phẩm Trí Việt, sản lượng trái cây qua các năm đều tăng, nhưng đầu ra sản phẩm khó khăn. Trong khi nhu cầu của thị trường về trái cây tươi và trái cây chế biến vẫn rất cao.
Do đó, cần tập trung phát triển chế biến để nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm. Chẳng hạn, để chế biến được 1 tấn bột thanh long phải cần đến hàng nghìn tấn thanh long tươi. Như vậy, sức tiêu thụ sản phẩm cho nông dân tăng gấp hàng trăm, thậm chí hàng nghìn lần.
Sau khi nhãn được xuất khẩu sang Mỹ, xoài xanh sang Australia, mới đây sản phẩm chanh leo của Sơn La đã được xuất khẩu sang châu Âu với chứng chỉ Global GAP.
Để phục vụ cho xuất khẩu, Tập đoàn Nafoods đã khởi công nhà máy chế biến chanh leo, rau, củ, quả xuất khẩu ở tỉnh Sơn La.
Theo ông Cầm Ngọc Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La, với tiềm năng, lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi, Sơn La xác định phát triển nông nghiệp bền vững là hướng đi tất yếu để phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm và thu nhập bền vững cho người dân nông thôn.
Sơn La có 41.300 ha cây ăn quả và việc xây dựng nhà máy chế biến có ý nghĩa quan trọng, góp phần tạo ra sự phát triển bền vững trong nông nghiệp.
“Nếu không có nhà máy, người dân sản xuất sẽ không yên tâm do bị thương lái ép giá, giá cả bấp bênh và sẽ không bền vững. Khi có nhà máy, có thể vừa xuất khẩu sản phẩm tươi, vừa cho chế biến”, ông Cầm Ngọc Minh đánh giá.
Hiện nay, rau quả của Việt Nam đã có mặt trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Nhiều thị trường khó tính đã mở cửa cho các mặt hàng trái cây chủ lực của Việt Nam như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand…
Theo ông Nguyễn Hữu Đạt, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, năm 2018 cần tiếp tục mở cửa đưa các sản phẩm trái cây Việt Nam có thế mạnh sang các thị trường khác.
Nhưng để xuất khẩu rau quả bền vững phải nhanh chóng đi lên sản xuất lớn. Những hộ cá thể phải tham gia vào hợp tác xã.
Trên nền tảng hợp tác xã có thể dễ dàng cải thiện về chất lượng, đồng nhất và quan trọng nhất đảm bảo an toàn thực phẩm, để hàng hóa Việt Nam cạnh tranh mạnh hơn trên thị trường thế giới.
Đặc biệt là phát triển liên kết sản xuất theo chuỗi từ cung cấp giống cây, canh tác, thu mua, chế biến đến xuất khẩu, nhất là đối với sản phẩm trái cây xuất khẩu sang các thị trường khó tính. Bởi trái cây xuất khẩu sang các thị trường này đòi hỏi hàng hóa phải đồng nhất, ổn định và đáp ứng được các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nam cũng nhận định, cái khó hiện nay là mở rộng vùng sản xuất, do đó cần đẩy mạnh vấn đề liên kết trong sản xuất giữa doanh nghiệp với hợp tác xã.
Chính hợp tác xã là hình thức tập trung đất đai, liên kết với doanh nghiệp, đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định cho doanh nghiệp.
Cùng với đó, phải triển khai được các cơ chế chính sách, đảm bảo vùng trồng chất lượng, an toàn, phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam nằm trong top 15 quốc gia xuất khẩu nông sản lớn nhất
12:03' - 11/12/2017
Việt Nam luôn nằm trong top 15 quốc gia xuất khẩu nông sản lớn nhất, với giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản năm nay có thể đạt 36 tỷ USD với 10 nhóm ngành hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Để nông sản Việt Nam vượt qua hàng rào kỹ thuật khi xuất khẩu
17:28' - 02/11/2017
Xuất khẩu nông sản Việt Nam có sự tăng trưởng khá cao và ổn định trong những năm gần đây nhưng vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức cần được tháo gỡ.
-
Doanh nghiệp
Những điều cần biết khi xuất khẩu rau quả sang EU
13:15' - 24/10/2017
Châu Âu được đánh giá là thị trường rộng lớn hứa hẹn nhiều tiềm năng cho rau quả Việt Nam. Tuy nhiên, không dễ để mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả Việt Nam vào thị trường này.
-
Kinh tế Việt Nam
Rau quả hữu cơ chiếm lợi thế khi xuất khẩu vào EU
12:28' - 11/10/2017
Theo thống kê, tính đến hết tháng 9 xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt hơn 2,6 tỷ USD, tăng 44,2% so với cùng kỳ năm trước.
-
Hàng hoá
Đâu là thị trường nhập khẩu hàng đầu rau quả Việt Nam?
09:57' - 30/08/2017
Các thị trường có giá trị xuất khẩu hàng rau quả tăng mạnh là Nhật Bản (61,7%), Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (61,4%), Trung Quốc (61,3%)...
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phân cấp, phân quyền triệt để trong lĩnh vực xây dựng, giao thông
19:58'
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng tiếp tục hoàn thiện dự thảo các nghị định, xác định rõ phạm vi phân cấp, phân quyền từ thẩm quyền.
-
Kinh tế Việt Nam
Công tác nội chính phải hướng mục tiêu giữ vững ổn định để phát triển đất nước
19:29'
Chiều 22/5, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì làm việc với Ban Nội chính Trung ương về kết quả công tác từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay và phương hướng công tác thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Gọng kìm dẹp buôn lậu, hàng giả: Định hình lại cuộc chơi trên thương mại điện tử
19:27'
Các đối tượng đã nhắm tới khoảng hơn 80% người dùng Internet mua sắm trực tuyến, lợi dụng những kẽ hở để tiêu thụ hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, gian lận thương mại.
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ hai của Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
19:15'
Theo báo cáo của Bộ Công an, tính đến 16 giờ ngày 22/5/2025, đã có 10.760.937 người dân, với tổng 70.946.231 lượt, trong đó 70.913.737 ý kiến tán thành (bằng 99,95%), 32.494 không tán thành (0,05%).
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
19:06'
Chiều 22/5, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
5 chính sách đột phá trong dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi)
18:40'
Ngày 22/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin về việc triển khai xây dựng dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi) với 5 chính sách đột phá.
-
Kinh tế Việt Nam
Miễn học phí, bước tiến quan trọng đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục công bằng
18:21'
Các ý kiến đại biểu Quốc hội hoan nghênh chủ trương miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông.
-
Kinh tế Việt Nam
Thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh tại Móng Cái
17:37'
Hiện nay, thành phố Móng Cái (Việt Nam) đã hoàn thiện nhiều hạng mục hạ tầng tại khu vực cửa khẩu Bắc Luân I, Bắc Luân II và đang triển khai thử nghiệm một số ứng dụng công nghệ.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Xây dựng chỉ đích danh một số dự án chưa giải ngân vốn đầu tư công
17:36'
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh vừa có Công điện số 18/CĐ-BXD về việc đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.