Hậu Giang nâng cao sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số
Vừa qua, tỉnh Hậu Giang tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh lần thứ IV, năm 2024. Tham dự Đại hội có 250 đại biểu chính thức, đại diện cho trên 33.000 đồng bào các dân tộc thiểu số của tỉnh.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể tiếp tục đổi mới tư duy, hành động quyết liệt, phát huy tiềm năng, lợi thế, đẩy mạnh công tác giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc, thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia. Đồng thời, các địa phương, đơn vị quan tâm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của các dân tộc thiểu số; xóa bỏ các hủ tục lạc hậu; tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục, đào tạo, đặc biệt là đào tạo, bồi dưỡng, dạy nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số; chăm lo công tác nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn...
Giai đoạn 2024 - 2029, tỉnh Hậu Giang tiếp tục ưu tiên phát triển toàn diện, bền vững xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và ấp đặc biệt khó khăn; chú trọng khai thác tiềm năng, phát huy lợi thế vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đổi mới, sáng tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. Tỉnh tập trung giảm nghèo nhanh, bền vững, tránh tái nghèo, thu hẹp khoảng cách về mức thu nhập so với vùng phát triển; phối hợp lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia tiến tới giảm dần địa bàn đặc biệt khó khăn; cải thiện rõ rệt đời sống và nâng cao sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số.
Toàn tỉnh Hậu Giang có 15 dân tộc thiểu số, 8.806 hộ với 33.450 người. Đồng bào các dân tộc thiểu số sống đan xen, đoàn kết, gắn bó với đồng bào Kinh. Từ năm 2019 - 2024, các chương trình mục tiêu quốc gia cùng nhiều chương trình, dự án, chính sách dân tộc được các cấp, ngành thực hiện đạt nhiều kết quả quan trọng, góp phần giúp hộ nghèo, cận nghèo đồng bào dân tộc thiểu số từng bước cải thiện đời sống, phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc giảm từ 5,11% (năm 2019) xuống còn 3,29% (cuối năm 2023). Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số được tập trung đầu tư, cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của người dân. Khối đoàn kết dân tộc, tôn giáo, thế trận lòng dân được củng cố, trật tự, an toàn xã hội, an ninh chính trị được giữ vững.Dịp này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tặng Bằng khen cho 1 tập thể, 5 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác và chính sách dân tộc; tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp phát triển các dân tộc” cho 5 cá nhân. Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang tặng Bằng khen cho 5 tập thể, 20 cá nhân có thành tích xuất sắc trong phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2019 - 2024.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hậu Giang: Giải quyết dứt điểm vướng mắc thi công 2 dự án cao tốc
19:30' - 15/08/2024
Chiều 15/8, UBND tỉnh Hậu Giang có buổi làm việc với các sở, ngành, địa phương, các đơn vị thi công tháo gỡ khó khăn, vướng mắc hai dự án cao tốc đi qua địa bàn tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Hậu Giang được chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện Dự án Khu đô thị mới
08:02' - 11/06/2024
Tỉnh Hậu Giang được chấp thuận chuyển mục đích sử dụng 12,5 ha đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp để thực hiện Dự án Khu đô thị mới thị xã Long Mỹ 2, phường Thuận An, thị xã Long Mỹ.
-
Kinh tế & Xã hội
Nước mặn “bí ẩn” ở Hậu Giang: Đơn vị thi công sẽ hỗ trợ hộ dân bị thiệt hại lúa
10:42' - 19/05/2024
Tổng Công ty xây dựng Trường Sơn (đơn vị thi công Dự án thành phần Hậu Giang – Cà Mau) cho biết tuần tới sẽ làm việc, phối hợp với chính quyền địa phương để hỗ trợ người dân bị thiệt hại lúa nơi đây.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Động đất tại Myanmar: Lực lượng cứu hộ cứu nạn Việt Nam chạy đua với thời gian
15:57' - 01/04/2025
Ngày 1/4 (giờ địa phương), lực lượng cứu hộ, cứu nạn của Quân đội nhân dân Việt Nam đã đưa được thi thể 1 nạn nhân ra ngoài tòa nhà bị sập do động đất tại thủ đô Nay Pyi Taw của Myanmar.
-
Đời sống
Tăng tốc xóa nhà tạm, nhà dột nát
12:43' - 01/04/2025
Sáng 1/4, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bến Tre Hồ Thị Hoàng Yến đã chủ trì phiên họp thứ ba Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát tại tỉnh.
-
Đời sống
Tạo dư địa mới để vùng cao Khánh Hòa phát triển
11:49' - 01/04/2025
Việc không tổ chức đơn vị hành chính cấp huyện, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã tương lai sẽ mở ra tính liên kết vùng, tạo dư địa mới để vùng cao Khánh Hòa phát triển.
-
Đời sống
Những câu nói dối ngày Cá tháng Tư hiệu quả, dễ "lừa" nhất
10:53' - 01/04/2025
Ngày Cá tháng Tư (1/4) là dịp mọi người thỏa sức bày trò trêu đùa nhau bằng những lời nói dối hài hước. Dưới đây là những câu nói dối huyền thoại, hiệu quả mà ai cũng từng gặp ít nhất một lần.
-
Đời sống
Tết Thanh Minh – nên làm gì để gặp may mắn?
10:28' - 01/04/2025
Theo quan niệm dân gian, Tết Thanh Minh là thời điểm trời đất giao hòa, mọi việc đều dễ dàng gặp may mắn nếu giữ được lòng thành.
-
Đời sống
Độc đáo ẩm thực Macau (Trung Quốc)
10:22' - 01/04/2025
Ẩm thực của Macau (Trung Quốc) là sự giao thoa độc đáo giữa ẩm thực Trung Quốc và Bồ Đào Nha, khiến nơi đây trở thành địa điểm ẩm thực độc đáo không tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác.
-
Đời sống
Những cú lừa "kinh điển" nhất Ngày Cá tháng Tư
10:00' - 01/04/2025
Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày Cá tháng Tư (1/4) là mọi người lại bắt đầu một ngày với sự cảnh giác cao, đầy hoài nghi mỗi khi nghe bạn bè, đồng nghiệp hay người xung quanh nói chuyện gì đó.
-
Đời sống
Tại sao chọn tỏ tình vào ngày Cá tháng Tư 1/4?
09:23' - 01/04/2025
Ngày Cá tháng Tư (1/4) không chỉ là dịp để mọi người cùng vui chơi, đùa giỡn mà còn là cơ hội tuyệt vời để bày tỏ tình cảm một cách tinh tế và hài hước.
-
Đời sống
Tại sao ngày 1 tháng 4 là ngày nói dối?
09:08' - 01/04/2025
Có nhiều giả thuyết về nguồn gốc của ngày Cá tháng Tư, nhưng phổ biến nhất là câu chuyện liên quan đến sự thay đổi lịch ở châu Âu vào thế kỷ 16.