Hầu hết thị trường kim loại đồng loạt tăng giá
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến phân hóa trong phiên giao dịch ngày 18/2. Đóng cửa, chỉ số MXV-Index tăng nhẹ 0,02% lên mức 2.297 điểm. Đáng chú ý, thị trường kim loại có tới 7 trên 10 mặt hàng giá đồng loạt tăng; trong đó giá bạc tăng lên mức cao nhất 5 tháng qua. Ở chiều ngược lại, lực bán áp đảo trên thị trường năng lượng, giá hai mặt hàng dầu thô quay đầu giảm 1%.
Trên thị trường kim loại quý, đóng cửa phiên giao dịch, giá bạc tăng 1,48% lên 34,58 USD/ounce - mức cao nhất trong 5 tháng qua. Ngược lại, giá bạch kim điều chỉnh giảm nhẹ 0,3% xuống 1.023 USD/ounce, phản ánh sự phân hóa trong dòng vốn đầu tư.
Nhu cầu trú ẩn an toàn vào kim loại quý tiếp tục gia tăng do tình hình căng thẳng tại khu vực Trung Đông. Các diễn biến mới tại Gaza sau thời gian ngừng bắn đã làm dấy lên lo ngại về an ninh khu vực. Song song đó, khả năng gia tăng bảo hộ thương mại toàn cầu dưới chính sách của Nhà Trắng cũng thúc đẩy dòng tiền tìm kiếm tài sản trú ẩn an toàn.Yếu tố kìm hãm đà tăng hiện là kỳ vọng về quyết định lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Thị trường dự báo FED sẽ duy trì mức lãi suất 4,5%, giúp trái phiếu với lợi suất cao tiếp tục thu hút dòng vốn, đồng thời làm giảm sức hấp dẫn của kim loại quý - nhóm tài sản không sinh lời.Đối với nhóm kim loại cơ bản, giá đồng COMEX tăng 1,16% lên mức 5 USD/ounce (tương đương 11.059 USD/tấn), tiệm cận đỉnh lịch sử được thiết lập vào cuối tháng 5/2024. Giá quặng sắt cũng phục hồi nhẹ 0,12% lên 102,16 USD/tấn.Thị trường đồng đang chịu tác động từ làn sóng đầu cơ do lo ngại về khả năng bị áp dụng các biện pháp thuế quan mới từ Mỹ. Đồng thời, những bất ổn chính trị tại CHDC Congo - một trong những quốc gia xuất khẩu đồng hàng đầu thế giới - cũng góp phần làm trầm trọng thêm lo ngại về nguồn cung, khi nhóm vũ trang M23 tại miền Đông nước này rút khỏi tiến trình đàm phán hòa bình.
Bên cạnh đó, loạt dữ liệu kinh tế Mỹ công bố tối qua cho thấy nhiều tín hiệu tích cực. Nổi bật là chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 2 tăng 0,7% và số công trình nhà ở mới đạt 1.501 triệu, đều vượt kỳ vọng thị trường. Những chỉ báo này phản ánh nhu cầu gia tăng đối với kim loại cơ bản tại Mỹ, góp phần bù đắp sự sụt giảm từ phía Trung Quốc và hỗ trợ đà phục hồi của thị trường quặng sắt toàn cầu.Trong khi đó, giá dầu chấm dứt chuỗi tăng hai phiên liên tiếp sau khi có thông tin Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin thảo luận về các biện pháp nhằm hạ nhiệt căng thẳng tại Ukraine. Kết thúc phiên, giá dầu Brent giảm 0,7% xuống 70,56 USD/thùng, trong khi dầu WTI giảm 1% về mức 66,9 USD/thùng. Giá dầu giảm nhẹ nhờ những tín hiệu tích cực khi ông Putin đã đồng ý với đề xuất của ông Trump về việc Nga và Ukraine sẽ ngừng tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng của nhau trong 30 ngày.Tuy nhiên, để đi từ cam kết ngừng tấn công cho đến chấm dứt xung đột là một quãng đường dài, và trong thời gian đó, xuất khẩu dầu Nga vẫn sẽ gặp khó vì các lệnh trừng phạt của Mỹ và Phương Tây.Theo dữ liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), sản lượng dầu thô của Nga hiện ở mức 9,2 triệu thùng dầu thô mỗi ngày (bpd), giảm so với mức 9,8 triệu thùng/ngày khi trước xung đột (2022) và mức kỷ lục 10,6 triệu thùng/ngày vào năm 2016.Ngoài khả năng nguồn cung dầu toàn cầu từ Nga tăng lên, những lo ngại về kinh tế liên quan đến thuế quan thương mại của Trump cũng gây sức ép lên giá dầu thô.Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cảnh báo rằng thuế quan của Mỹ sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế ở Mỹ, Canada và Mexico, đồng thời gây áp lực lên nhu cầu năng lượng toàn cầu.Ở chiều ngược lại, giá dầu được đẩy lên khi lo ngại tình hình bất ổn ở Trung Đông có thể làm giảm nguồn cung dầu và hy vọng các kế hoạch kích thích kinh tế ở Trung Quốc và Đức có thể thúc đẩy nhu cầu nhiên liệu tại hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Tại Yemen, ông Trump tuyên bố sẽ tiếp tục cuộc tấn công của Mỹ vào lực lượng Houthi do Iran hậu thuẫn trừ khi nhóm này chấm dứt các cuộc tấn công vào tàu thuyền ở Biển Đỏ.Hiện Iran sản xuất khoảng 3,3 triệu thùng dầu thô mỗi ngày, xuất khẩu khoảng 1,7 triệu thùng mỗi ngày, vượt qua mức của năm 2023 và 2024.Hôm qua, dữ liệu từ Viện Dầu khí Mỹ (API) cho thấy, trong tuần kết thúc vào ngày 14/3, tồn kho dầu của Mỹ tăng 4,59 triệu thùng, gấp 2,5 lần so với mức dự kiến tăng 1,7 triệu thùng của các nhà phân tích. Ngược với dầu, tồn kho xăng và sản phẩm chưng cất của Mỹ giảm lần lượt 1,7 triệu thùng và 2,1 triệu thùng.Tin liên quan
-
Hàng hoá
Chỉ số MXV-Index duy trì xu thế tăng sau tuần biến động
16:22' - 10/03/2025
Kết thúc tuần giao dịch, chỉ số MXV-Index tăng 0,65% so với đầu tuần trước, đóng cửa ở mức 2.279 điểm.
-
Thị trường
Chỉ số MXV-Index ‘rơi khỏi’ vùng 2.300 điểm
08:46' - 26/02/2025
Hầu hết các mặt hàng trong nhóm năng lượng đều đồng loạt giảm giá trước những lo ngại về nhu cầu tiêu thụ năng lượng. Bên cạnh đó, giá kim loại cũng suy yếu và áp lực bán gia tăng.
-
Thị trường
Chỉ số MXV-Index tiếp tục tăng cao
08:52' - 19/02/2025
Trên thị trường năng lượng, 4 trên 5 mặt hàng đồng loạt tăng giá, trong đó, giá hai mặt hàng dầu thô bật tăng trước những lo ngại về tình trạng gián đoạn nguồn cung.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá dầu nhích nhẹ khi Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng đàm phán với Mỹ
17:51' - 02/05/2025
Giá dầu tăng nhẹ trong phiên giao dịch ngày 2/5 sau khi Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng đàm phán với Mỹ về thuế quan, làm dấy lên kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ dầu thô tăng lên.
-
Hàng hoá
Căng thẳng Mỹ-Iran đẩy giá dầu tăng gần 2%
10:17' - 02/05/2025
Chốt phiên 1/5, giá dầu Brent tăng 1,07 USD (1,8%) lên 62,13 USD/thùng, còn giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) đóng cửa tăng 1,03 USD (1,8%) lên 59,24 USD/thùng.
-
Hàng hoá
Nghỉ lễ 30/4–1/5: Siêu thị, chợ truyền thống Hà Nội giữ giá ổn định
18:19' - 01/05/2025
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày nên các chợ truyền thống đến các siêu thị tại Hà Nội đã chuẩn bị nguồn cung lương thực, thực phẩm dồi dào.
-
Hàng hoá
Tạm giữ hơn nửa tấn mì chính nghi giả tại chợ Vinh, Nghệ An
18:00' - 01/05/2025
Lực lượng chức năng phát hiện 174 gói bột ngọt loại 1kg mang nhãn hiệu MIWON và AJINOMOTO có dấu hiệu giả mạo. Bên cạnh đó, còn có 350kg bột ngọt được đóng bao, không rõ nhãn mác, nguồn gốc.
-
Hàng hoá
Giá dầu ghi nhận mức giảm hàng tháng mạnh nhất kể từ năm 2021
10:16' - 01/05/2025
Tính chung cả tháng 4/2025, giá dầu Brent đã giảm tới 15% còn giá dầu WTI giảm 18%. Đây là các mức giảm hàng tháng theo tỷ lệ phần trăm lớn nhất kể từ tháng 11/2021.
-
Hàng hoá
Giá gas tiếp tục ổn định tháng thứ hai liên tiếp
08:52' - 01/05/2025
Giá gas bán lẻ trong nước tháng 5 tiếp tục giữ ổn định tháng thứ hai liên tiếp theo xu hướng giá gas thế giới.
-
Hàng hoá
Giá dầu hướng tới mức sụt giảm hàng tháng lớn nhất trong hơn ba năm
17:16' - 30/04/2025
Cuộc chiến thương mại toàn cầu làm nhu cầu nhiên liệu giảm sút và nỗi lo dư thừa nguồn cung cũng gây áp lực lên thị trường, khiến giá dầu sụt giảm hàng tháng lớn nhất trong hơn ba năm.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới chạm mức thấp nhất trong hai tuần
10:09' - 30/04/2025
Kết thúc phiên ngày 29/4, giá dầu Brent Biển Bắc giao kỳ hạn giảm 1,61 USD (2,4%), chốt phiên ở mức 64,25 USD/thùng.
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm do lo ngại triển vọng nhu cầu yếu
17:04' - 29/04/2025
Giá dầu tiếp tục giảm trong phiên giao dịch chiều 29/4 khi các nhà đầu tư hạ triển vọng nhu cầu do ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc - hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.