“Hậu phương” trong phòng chống COVID: Bài 1- Những cựu binh vào cuộc chiến mới
Những ngày cao điểm chống dịch COVID-19 tại Đà Nẵng, bên cạnh các “chiến sỹ tuyến đầu” là các y, bác sỹ, lực lượng công an, quân đội... vẫn còn rất nhiều tấm gương phòng, chống dịch sôi nổi tại “hậu phương”.
TTXVN giới thiệu 3 bài về những con người Đà Nẵng bình dị nhưng khi dịch bệnh đến, họ đã dũng cảm xung phong, nỗ lực hỗ trợ công tác chống dịch, trở thành “hậu phương” vững chắc, góp phần bảo vệ bản thân, gia đình và cả thành phố trước đợt bùng phát thứ 2 của dịch COVID-19 đăng phát ngày 23/8.Bài 1: Những cựu binh bước vào cuộc chiến mới
“Alo, alo, mời tất cả 4 người trong nhà khẩn trương ra đo thân nhiệt. Chị gọi mấy đứa nhỏ dậy đi, nhớ đeo khẩu trang vào nghe!”.Từ 4 ngày nay, người dân trong các ngõ, hẻm của Tổ dân phố 22 (phường Hòa Phát, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng) đã quen với giọng nói khàn khàn quen thuộc mỗi sáng của người đàn ông lớn tuổi, mặc đồ lính, đội mũ cối, với chiếc loa phóng thanh cầm tay nhỏ.
Ông đi trước gọi cửa từng nhà, các nhân viên y tế trong bộ đồ bảo hộ đi sau, đo thân nhiệt và ghi lại tình trạng sức khỏe của từng người dân trong Tổ.
* Người lính già “vác tù và hàng tổng”Người đàn ông đó là Nguyễn Tiến Ca, Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh số 6, Tổ trưởng Tổ dân phố 22. Từ ngày 16/8, khi có ca mắc COVID-19 trong cộng đồng, hai ngõ 882 và 896 đường Trường Chinh bị phong tỏa. Ông Nguyễn Tiến Ca đã trực tiếp tham gia và điều hành công tác chống dịch cộng đồng tại tổ dân phố này. Hưởng ứng lời kêu gọi “chống dịch như chống giặc” của Thủ tướng Chính phủ, ông Ca và các cựu chiến binh tại Đà Nẵng, những người đã cống hiến tuổi trẻ, mồ hôi, xương máu của mình cho đất nước, lại đối mặt với cuộc chiến mới. Cuộc chiến không có bom đạn, khói lửa, mà phải chiến đấu với kẻ thù vô hình nhưng rất nguy hiểm: virus SARS-CoV-2. Ông Nguyễn Tiến Ca năm nay đã 64 tuổi, từng tham gia du kích mật tại địa phương từ trước năm 1975. Đến tháng 4/1975, ông mới chính thức gia nhập quân đội và công tác tại phòng Quân nhu, Cục Hậu cần, Quân khu V.Đầu năm 1980, ông Ca nhận nhiệm vụ tham gia chiến trường Campuchia trong hơn 3 năm. Những kỷ niệm thồ gạo giữa rừng, những chuyến xe vượt qua bom đạn, những chấn thương do quân Khmer Đỏ phục kích hiện vẫn in đậm trong tâm trí người cựu chiến binh già.
Sau hơn 40 năm, trong trận chiến chống dịch bệnh lần này, trên tay ông không còn là súng đạn, quân trang, mà là máy đo thân nhiệt, bình khử khuẩn và chiếc loa di động.Ông nhớ lại ngày 16/8, khi được phường thông báo tổ dân phố mình có ca mắc COVID-19, việc đầu tiên ông làm là lập tức thông báo, trấn an cho người dân trong các ngõ bị phong tỏa.
“Trước tình hình dịch bệnh như hiện nay, công tác đảm bảo lương thực, thuốc men, tư tưởng cho người dân là quan trọng nhất. Ngay từ khi chưa có ca nhiễm, cán bộ tổ dân phố đã thường xuyên vận động bà con không quá hoang mang, lo lắng và chuẩn bị sẵn tinh thần với các tình huống xấu. Khi bắt đầu phong tỏa, toàn bộ nhu yếu phẩm, đồ dùng sinh hoạt, thực phẩm của 22 hộ và 89 nhân khẩu trong khu này đều được chúng tôi tổ chức mua hộ, tiếp tế đầy đủ. Khi bà con cần hỏi thông tin, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn cách ly, các thành viên tổ dân phố và các nhân viên trực chốt luôn nhiệt tình tư vấn. Nhờ đó, tuy bị phong tỏa nhưng bà con trong các ngõ vẫn yên tâm, bình tĩnh phối hợp với chính quyền phòng, chống dịch COVID-19” - Ông Ca cho biết. Để phần nào chia sẻ khó khăn với bà con trong cao điểm chống dịch, ông Nguyễn Tiến Ca đã đứng ra kêu gọi sự ủng hộ của gia đình, bạn bè, người thân tặng 70 suất quà gồm lương thực, thực phẩm cho các hộ khó khăn trong tổ.Ông đang tiếp tục kêu gọi thêm 60 suất quà nữa, dành riêng cho những người lao động xa quê đang bị kẹt lại tại các khu nhà trọ. Từng là lính hậu cần, ông thấu hiểu sự quan trọng của việc chuẩn bị đầy đủ lương thực, thực phẩm cho bà con trong thời gian này.
*Đi đầu trong công tác dân vận
Đối với các hộ dân bên ngoài khu phong tỏa nhưng vẫn có nguy cơ dịch bệnh, ông Nguyễn Tiến Ca trực tiếp tham gia công tác kiểm tra y tế cộng đồng, nhắc nhở, động viên người dân hàng ngày. Đều đặn mỗi sáng, ông đều đi loa khắp xóm, khi nghe giọng nói khàn đặc quen thuộc vang lên, các gia đình đều gọi nhau đeo khẩu trang, ra mở cửa xếp hàng chờ kiểm tra y tế.Vừa chờ nhân viên y tế đo thân nhiệt cho từng người, ông Ca vừa tranh thủ hỏi thăm tình hình sức khỏe, công việc, gia đình của các hộ dân.
Ông nhớ rõ tên từng chủ hộ, số thành viên trong gia đình, nhớ tên cả người lao động đang tạm trú trong các dãy phòng trọ của Tổ dân phố số 22.
Tranh thủ thời gian kiểm tra y tế, người già hỏi ông Ca về ngày lĩnh lương hưu, người trẻ khai báo về tình trạng mất việc, mấy đứa trẻ trước rất sợ người mặc đồ bảo hộ nhưng từ khi được “ông bộ đội” động viên cũng can đảm đứng đo thân nhiệt.Không khí vui vẻ, thân thiện, an toàn và vững chãi theo bước chân người cựu chiến binh và các nhân viên y tế đến từng nhà mỗi sáng.
Nhờ áp dụng tốt công tác dân vận, việc triển khai phòng, chống dịch tại Tổ dân phố số 22 đang diễn ra rất bài bản, hiệu quả.Tình nguyện viên Phạm Thị Phương Thanh (sinh viên Khoa Y dược Đại học Đà Nẵng), người cùng tổ kiểm tra sức khỏe cộng đồng với ông Nguyễn Tiến Ca cho biết: “Mình có kiến thức về y học, được tập huấn kỹ càng về công tác phòng, chống dịch, nhưng khi thu thập thông tin y tế tại cộng đồng vẫn rất cần sự phối hợp của các bác Tổ dân phố, Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ địa phương.
Khi có các bác đi cùng, người dân sẽ rất tin tưởng, thoải mái, chấp hành nghiêm túc. Công việc có thể triển khai nhanh chóng, hiệu quả hơn”.
Trong công tác phòng, chống dịch lần này, ông Nguyễn Tiến Ca luôn có những đồng đội bên cạnh, những cựu chiến binh luôn tự hào về ý chí “Bộ đội cụ Hồ” cả trong thời chiến lẫn thời bình. Theo ông Lê Trọng Lành, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh phường Hòa Phát (quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng), hiện nay, 15 Chi hội Cựu chiến binh trong phường đều tích cực tham gia tuyên truyền tại các khu dân cư.Trực tiếp tham gia canh gác tại 4 chốt phong tỏa có 7 đồng chí cựu chiến binh phối hợp cùng công an, dân phòng, đoàn viên thanh niên...
“Đây là thời điểm khó khăn, những công việc này rất có ý nghĩa, các cựu chiến binh luôn giữ tinh thần trách nhiệm cao nhất. Tuy tuổi cao, chúng tôi luôn sẵn sàng đi đầu trong chăm lo sức khỏe đời sống, tinh thần của bà con, sẵn sàng làm chỗ dựa cho thế hệ sau.” – ông Lành chia sẻ. Trời dần khuya, những cựu chiến binh với mái tóc bạc, vai áo phai màu mưa nắng vẫn xông xáo làm nhiệm vụ tại chốt chống dịch, đồng thời không quên đảm bảo an toàn cho bản thân.Những ánh mắt mạnh mẽ, kiên định, từng đánh đuổi bao kẻ thù trong quá khứ, giờ tập trung vào mục tiêu duy nhất: dập tắt dịch bệnh, giành lại bình yên cho thành phố Đà Nẵng thân yêu./.
Xem tiếp:
Bài 2: Những tấm áo blouse gửi tặng “tiền tuyến”- Từ khóa :
- Đà Nẵng
- dịch COVID-19 tại Đà nẵng
- virus SARS-CoV-2
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Đà Nẵng xét nghiệm COVID-19 cho người nước ngoài sinh sống trên địa bàn
20:57' - 22/08/2020
Chiều 22/8, tại phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà (Đà Nẵng), Trung tâm Y tế quận Sơn Trà đã triển khai lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người nước ngoài đang sinh sống trên địa bàn quận.
-
Đời sống
Dịch COVID-19: Gói ghém niềm riêng, dành yêu thương cho Đà Nẵng
15:36' - 22/08/2020
Các bác sĩ, điều dưỡng của Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp, Hải Phòng vào chi viện cho Đà Nẵng mỗi người một hoàn cảnh nhưng tất cả đều đặt chuyện riêng tư nhờ người thân gánh đỡ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Cửa khẩu Xa Mát - cửa ngõ giao thương quốc tế quan trọng của Tây Ninh
21:30' - 03/12/2024
Cửa khẩu quốc tế Xa Mát thuộc xã Tân Lập (huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh) là 1 trong 3 cửa khẩu quốc tế, là cửa ngõ giao thương quốc tế quan trọng của tỉnh Tây Ninh.
-
Kinh tế & Xã hội
Gia lai xác định kinh tế cửa khẩu là cấu phần quan trọng
20:19' - 03/12/2024
Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh tại huyện Đức Cơ tiếp giáp với Campuchia hiện là cửa ngõ giao thương hàng hóa, động lực thúc đẩy kinh tế.
-
Kinh tế & Xã hội
Ngọc Hồi (Kon Tum) phát triển kinh tế cửa khẩu gắn với du lịch
20:00' - 03/12/2024
Là huyện miền núi, biên giới, nằm ở phía Bắc tỉnh Kon Tum, Ngọc Hồi là nơi có đường Trường Sơn - Hồ Chí Minh huyền thoại, là ngã ba Đông Dương nối liền ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMB 4/12. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay ngày 4/12/2024. XSMB thứ Tư ngày 4/12
19:30' - 03/12/2024
Bnews. XSMB 4/12. Kết quả xổ số hôm nay ngày 4/12. XSMB thứ Tư. Trực tiếp KQXSMB ngày 4/12. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Tư ngày 4/12/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMT 4/12. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay ngày 4/12/2024. XSMT thứ Tư ngày 4/12
19:30' - 03/12/2024
Bnews. XSMT 4/12. Kết quả xổ số hôm nay ngày 4/12. XSMT thứ Tư. Trực tiếp KQXSMT ngày 4/12. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Tư ngày 4/12/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMN 4/12. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay ngày 4/12/2024. XSMN thứ Tư ngày 4/12
19:30' - 03/12/2024
Bnews. XSMN 4/12. Kết quả xổ số hôm nay ngày 4/12. XSMN thứ Tư. Trực tiếp KQXSMN ngày 4/12. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Tư ngày 4/12/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
Kết quả Vietlott Mega 6/45 ngày 4/12 - Kết quả xổ số Vietlott Mega - Kết quả xổ số Vietlott ngày 4/12/2024
19:30' - 03/12/2024
Bnews. Kết quả Vietlott Mega 6/45 ngày 4/12 - Kết quả xổ số Vietlott hôm nay ngày 4 tháng 12 năm 2024 - Xổ số Vietlott Mega 6/45 hôm nay.
-
Kinh tế & Xã hội
XSĐN 4/12. Kết quả xổ số Đồng Nai hôm nay ngày 4/12/2024. SXĐN ngày 4/12. SXĐN hôm nay
19:00' - 03/12/2024
Bnews. XSĐN 4/12. XSDN. Kết quả xổ số hôm nay ngày 4/12. XSĐN Thứ Tư. Trực tiếp KQXSĐN ngày 4/12. Kết quả xổ số Đồng Nai hôm nay ngày 4/12/2024. Kết quả xổ số Đồng Nai Thứ Tư ngày 4/12/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
XSST 4/12. Kết quả xổ số Sóc Trăng hôm nay ngày 4/12/2024. XSST ngày 4/12
19:00' - 03/12/2024
Bnews. XSST 4/12. Kết quả xổ số hôm nay ngày 4/12. XSST Thứ Tư. Trực tiếp KQXSST ngày 4/12. Kết quả xổ số Sóc Trăng hôm nay ngày 4/12/2024. Kết quả xổ số Sóc Trăng Thứ Tư ngày 4/12/2024.