Hậu quả bão số 1 và bão số 2: Thiệt hại trên 6.708 tỷ đồng
Ngày 8/8, tại Hội nghị rút kinh nghiệm công tác ứng phó khắc phục hậu quả bão số 1 và bão số 2 do Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai tổ chức, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Văn Thắng cho biết, theo số liệu thống kê tính đến ngày 6/8, tổng thiệt hại do 2 cơn bão vừa qua gây ra ước tính là trên 6.708 tỷ đồng.
Theo Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng, cơn bão số 1 đã gây thiệt hại lớn về tính mạng con người và tài sản của nhân dân.
Cụ thể, đã có 7 người chết và mất tích, 63 người bị thương, 2.989 nhà bị đổ sập hoàn toàn; 1.316 tàu, thuyền bị chìm, hư hỏng tại các khu vực cửa sông.
Theo thống kê, đã có 216.194 ha lúa bị ngập; trong đó, có 54.802 ha bị thiệt hại và 17.575 ha mất trắng; rau màu bị hư hại 28.372 ha; 587.402 con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi; 22.744 ha và 302 lồng bè nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại; 31.594 cột điện bị gãy, nghiêng đổ … ước tổng thiệt hại khoảng 6.442 tỷ đồng.
Cơn bão số 2 cũng gây thiệt hại khoảng 10.226 ha lúa và 1.114 ha hoa màu; 463 con gia súc; 1.733 con gia cầm; 1.027 ha nuôi trồng thủy sản… ước tổng thiệt hại trên 266 tỷ đồng.
Nam Định là 1 trong những địa phương bị thiệt hại nặng nề sau 2 cơn bão đi qua, ước tổng thiệt hại trên 3.100 tỷ đồng. Hàng nghìn héc ta nuôi trồng thủy sản mất trắng.
Nhiều công trình hạ tầng bị thiệt hại nặng nề. Thái Bình cũng thiệt hại ước tính hơn 2.000 tỷ đồng…
Ngay sau khi cơn bão đi qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo các địa phương triển khai các biện pháp khắc phục hậu quả sau bão.
Đồng thời tăng cường vận hành các trạm bơm tiêu úng, các cống tiêu; kiểm tra hệ thống đê điều, hồ đập; hướng dẫn các địa phương tập trung tiêu úng đối với diện tích lúa bị ngập, gieo trồng bổ sung diện tích bị thiệt hại và chăm sóc diện tích lúa bị ảnh hưởng…
Tính đến ngày 6/8, đã cơ bản tiêu úng cho các diện tích sản xuất nông nghiệp bị ngập.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết, thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục chỉ đạo hướng dẫn việc chăm sóc, khôi phục sản xuất đối với những diện tích bị thiệt hại tại các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ; rà soát các công trình đê điều, hồ chứa trọng điểm, xung yếu; chỉ đạo các địa phương có phương án đảm bảo an toàn công trình trong các trận thiên tai tiếp theo.
Đồng thời, chỉ đạo các tỉnh miền núi phía Bắc triển khai xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai, phương án ứng phó với các cấp độ rủi ro thiên tai các cấp; trong đó có lũ quét, sạt lở đất…
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, kinh nghiệm rút ra sau bão là sự chỉ đạo quyết liệt từ Trung ương đến địa phương, do đó bước đầu đã hạn chế được thiệt hại do bão gây ra.
Các tỉnh đã kêu gọi được trên 10.000 tàu , thuyền vào bờ tránh bão kịp thời; Đặc biệt, phương châm “4 tại chỗ” đã được các địa phương triển khai một cách có hiệu quả.
Bên cạnh đó, các công trình thủy lợi được kiểm tra trước khi bão đổ bộ vào đất liền nên công tác khôi phục sản xuất sau bão đạt hiệu quả cao.
Tuy nhiên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng cho rằng sau hai cơn bão này, công tác dự báo cần phải được nâng cao hơn, kể cả về tiềm lực vật chất như trang thiết bị, máy móc, số trạm đo đếm, dự báo cần phải được tăng cường hơn nữa.
Công tác đào tạo nguồn nhân lực về dự báo bão cũng cần được nâng cao hơn. Bên cạnh đó, sự phối hợp với quốc tế phải được tăng cường hơn để công tác dự báo được sát với thực tế hơn nữa.
“Bên cạnh đó, cần rà soát lại phương châm “4 tại chỗ”. Đối với công tác phục hồi sản xuất, nếu Đồng bằng sông Hồng thường xuyên phải đối phó với mưa bão thì dứt khoát trong chỉ đạo sản xuất lúa Mùa phải có 5% dự phòng bằng mạ. Nếu tuân thủ nguyên tắc này thì chúng ta sẽ không bị lúng túng khi bị ngập úng. Ngoài ra, tất cả các thiết chế hạ tầng cũng phải thiết kế lại cho phù hợp với tình hình thực tế. Các phương án dự phòng cần phải được rà soát lại, công tác tuyên truyền phải được triển khai mạnh hơn”. – Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.
Tại hội nghị, các đại biểu cũng cho rằng công tác phòng, chống hoàn lưu sau bão, khắc phục sau bão tại khu vực miền núi phía Bắc đang là vấn đề quan trọng.
Bởi tại khu vực này có tới gần 20.000 điểm có nguy cơ sạt lở; trong đó có khoảng 2.000 điểm nguy cơ sạt lở rất cao.
Do đó, công tác này cần phải triển khai manh hơn nữa để tránh thiệt hại do mưa bão gây ra./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nhãn Hưng Yên mất mùa sau mưa bão
21:20' - 06/08/2016
Do ảnh hưởng của đợt mưa bão cuối tháng 7 vừa qua, vụ năm nay, nhãn Hưng Yên đứng trước nguy cơ mất mùa lớn, nhiều nơi sản lượng giảm hơn 50% so với dự kiến ban đầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ giống cây trồng cho các tỉnh bị thiệt hại do bão số 1
16:21' - 06/08/2016
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ vừa chỉ đạo xuất cấp (không thu tiền) giống cây trồng để hỗ trợ 4 địa phương bị thiệt hại do bão số 1
-
Kinh tế Việt Nam
Ảnh hưởng bão số 2: Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai cấp 1
13:08' - 05/08/2016
Ngày 5/8, trên thượng lưu hệ thống sông Hồng-Thái Bình sẽ xuất hiện một đợt lũ với biên độ lũ lên ở thượng lưu từ 2 đến 5m, ở hạ lưu từ 1 đến 2m.
-
Kinh tế Việt Nam
Ảnh hưởng của bão số 2: Mưa lớn làm ngập nhiều tuyến đường ở Hà Giang
18:28' - 04/08/2016
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, trận mưa lớn kéo dài từ ngày 3/8 đến chiều ngày 4/8 tại thành phố Hà Giang đã khiến cho mực nước sông Lô dâng cao, nhiều tuyến đường bị ngập úng cục bộ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
HĐND thành phố Hà Nội thông qua Nghị quyết quy định chính sách ưu đãi miễn tiền thuê đất
16:14'
HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định chính sách ưu đãi miễn tiền thuê đất đối với dự án sử dụng đất vào mục đích sản xuất, kinh doanh...
-
Kinh tế Việt Nam
Giải quyết các vướng mắc Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng
15:50'
Ngày 9/7, Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng, tỉnh Phú Thọ.
-
Kinh tế Việt Nam
Nguy cơ chậm tiến độ cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột
14:55'
Dự án thành phần 3, cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột do UBND tỉnh Đắk Lắk làm đơn vị chủ quản đang đứng trước nguy cơ chậm tiến độ so với cam kết hoàn thành trước ngày 30/8/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Tháp "chạy nước rút" với cầu Rạch Miễu 2
14:33'
Tính đến đầu tháng 7/2025, tiến độ tổng thể đã hoàn thành được trên 96,5% khối lượng công việc được giao của Dự án đầu tư xây dựng cầu Rạch Miễu 2 nối hai tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Hơn 120 gian hàng được trưng bày tại Hội chợ và triển lãm công nghệ quốc tế 2025
14:32'
Hội Tin học Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng các đối tác chính thức khai mạc Hội chợ và triển lãm công nghệ quốc tế - iTech Expo 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Vân Phong “trải thảm đỏ” đón nhà đầu tư chiến lược
14:32'
Tỉnh Khánh Hòa đang triển khai nhiều chính sách ưu đãi và tích cực mời gọi nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn đa quốc gia có tiềm lực tài chính và kinh nghiệm đến đầu tư tại Khu kinh tế Vân Phong.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ đề ra hai kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025
14:31'
Sáng 9/7, UBND thành phố Cần Thơ tổ chức cuộc họp thông qua Kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025. Theo đó, Thành phố Cần Thơ đề ra hai kịch bản tăng trưởng.
-
Kinh tế Việt Nam
Chấp thuận chủ trương đầu tư 4 bến cảng Lạch Huyện với tổng số vốn 24.846 tỷ đồng
13:56'
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký ban hành Quyết định số 1497/QĐ-TTg chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng bến cảng số 9, số 10, số 11 và số 12 - Khu bến Lạch Huyện, Hải Phòng.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng loạt triển khai giải phóng mặt bằng xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
12:58'
Sáng 9/7, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt chủ trì Phiên họp thứ ba của Ban Chỉ đạo.