HĐND thành phố Hà Nội thông qua nhiều nghị quyết quan trọng
Các nghị quyết này gồm: Đề án quản lý, sử dụng và khai thác hiệu quả tài sản công của thành phố giai đoạn 2022 - 2025, định hướng giai đoạn 2026 - 2030; Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2023; Phê duyệt, điều chỉnh chủ trương đầu tư một số dự án sử dụng vốn đầu tư công của thành phố; Điều chỉnh, bổ sung danh mục các dự án thu hồi đất, dự án chuyển mục đích đất trồng lúa năm 2023 trên địa bàn thành phố; Bãi bỏ quy định về lệ phí đăng ký cư trú đã quy định tại Nghị quyết số 06/2020/NQ-HĐND ngày 7/7/2020 và Nghị quyết số 13/2021/NQ-HĐND ngày 8/12/2021 của HĐND thành phố.
Đáng chú ý, Đề án quản lý, sử dụng và khai thác hiệu quả tài sản công của thành phố Hà Nội giai đoạn 2022 - 2025, định hướng giai đoạn 2026 - 2030 là nội dung quan trọng, cấp thiết được lãnh đạo thành phố quan tâm.
Theo đó, Đề án đưa ra các giải pháp cụ thể với từng nhóm tài sản công. Với tài sản công là nhà, đất, UBND thành phố giao các tổ chức, đơn vị kinh doanh nhà quản lý, khai thác rà soát, thống kê toàn bộ quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước của thành phố đang giao đơn vị, doanh nghiệp; tổ chức phân loại làm cơ sở đề xuất kế hoạch, lộ trình xử lý, biện pháp khắc phục tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý quỹ nhà thuộc sở hữu Nhà nước.
Thành phố kiên quyết thu hồi đối với phần diện tích nhà, đất phải bàn giao về thành phố quản lý (quỹ diện tích tầng 1 nhà chung cư thương mại, quỹ nhà tạm cư...), diện tích nhà, đất vi phạm, sử dụng chưa đúng mục đích để lập phương án giao quản lý, khai thác và xử lý theo quy định.
Trường hợp vi phạm phức tạp, kéo dài, địa phương nghiên cứu áp dụng biện pháp chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để xử lý; từng bước áp dụng các hình thức "đấu giá cho thuê" thay cho "cho thuê chỉ định" nhằm đảm bảo tính khách quan, công khai, minh bạch theo hướng thị trường.
Với trụ sở làm việc, công trình sự nghiệp, UBND thành phố giao cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp Nhà nước trực tiếp quản lý, sử dụng; xây dựng Đề án tổng thể khai thác tài sản công là nhà, đất tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của thành phố; đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ pháp lý về nhà, đất, khẩn trương hoàn thành rà soát, lập và phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất.Đồng thời, rà soát, ban hành đầy đủ hệ thống tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích chuyên dùng; nghiên cứu đẩy nhanh tiến độ rà soát, xây dựng Đề án sử dụng tài sản công là nhà, đất tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết.
Trong lĩnh vực đất đai, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu, xây dựng đề án tổng thể khai thác nguồn lực đất đai để tạo vốn phát triển kinh tế - xã hội thành phố giai đoạn 2023 - 2025 và những năm tiếp theo; xây dựng Đề án khai thác các quỹ đất phụ cận các dự án giao thông trọng điểm, quỹ đất dự kiến đối ứng cho các Dự án BT nay không đủ điều kiện triển khai theo quy định của Luật Đầu tư để tạo nguồn vốn tái đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về đất đai, tập trung tháo gỡ vướng mắc trong khâu tổ chức thực hiện từ quy hoạch, đầu tư, bồi thường, giải phóng mặt bằng, xác định nghĩa vụ tài chính. Thành phố ưu tiên bố trí nguồn vốn thực hiện công tác giải phóng mặt bằng; đẩy mạnh thu hồi đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tạo quỹ đất “sạch” để đấu giá quyền sử dụng đất; khẩn trương đôn đốc công tác di dời đối với những cơ sở nhà, đất gây ô nhiễm môi trường hoặc không phù hợp với quy hoạch.Quỹ đất sau khi di dời được ưu tiên để xây dựng, phát triển các công trình công cộng, công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, không được sử dụng để xây dựng chung cư cao tầng sai quy hoạch theo quy định của Luật Thủ đô.
Ngoài ra, thành phố kiên quyết xử lý dứt điểm đối với các dự án có sử dụng đất nhưng chậm thực hiện đầu tư, chậm đưa đất vào sử dụng còn tồn đọng, có nguyên nhân chủ quan; trường hợp cố ý chây ỳ, tiếp tục vi phạm sẽ kiên quyết thu hồi theo quy định pháp luật.Đồng thời, công khai, minh bạch thông tin đối với dự án chậm tiến độ, chậm triển khai, vi phạm pháp luật bị cưỡng chế, thu hồi, chấm dứt hoạt động để tạo sự đồng thuận, giám sát của người dân và doanh nghiệp trong việc thực hiện.
Về tài sản kết cấu hạ tầng, UBND thành phố yêu cầu đẩy nhanh tiến độ rà soát, phân loại, xác định giá trị và giao tài sản kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi quản lý của thành phố theo các Nghị định của Chính phủ; đẩy mạnh xã hội hóa khai thác nguồn lực tài chính tài sản kết cấu hạ tầng bảo đảm công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật.Với ô tô và tài sản khác, UBND thành phố yêu cầu rõ cần rà soát, ban hành đầy đủ hệ thống tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản chuyên dùng theo quy định của Trung ương; khuyến khích thực hiện khoán kinh phí sử dụng tài sản công.
Đối với Nghị quyết về việc phê duyệt, điều chỉnh chủ trương đầu tư một số dự án đầu tư công của thành phố Hà Nội, HĐND thành phố phê duyệt chủ trương đầu tư 21 dự án (gồm 2 nhóm A; 13 nhóm B; 6 nhóm C) với tổng mức đầu tư dự kiến hơn 14.604 tỷ đồng; phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư của 4 dự án nhóm B với tổng mức đầu tư dự kiến hơn 1.274 tỷ đồng. Với Nghị quyết điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2023 cấp thành phố, HĐND thành phố điều chỉnh giảm 4.240 tỷ đồng nguồn vốn bồi thường, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (trong đó nguồn ngân sách Trung ương là gần 2.000 tỷ đồng).Nghị quyết cũng cho phép điều chỉnh tăng 4.240 tỷ đồng để bố trí vốn cho các nhiệm vụ, dự án.
Trong đó, bố trí cho Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô là 3.840 tỷ đồng (gồm: Dự án thành phần 1.1 là 3.290 tỷ đồng (trong đó, nguồn ngân sách Trung ương là gần 2.000 tỷ đồng); Dự án thành phần 2.1 là 550 tỷ đồng); tăng 100 tỷ đồng cho vốn chuẩn bị đầu tư thanh toán theo cơ chế linh hoạt; tăng 200 tỷ đồng cho vốn thanh quyết toán dự án hoàn thành thanh toán theo cơ chế linh hoạt; bố trí 100 tỷ đồng thực hiện lập thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, lập dự toán của dự án, thanh toán theo cơ chế linh hoạt./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bà Vũ Thu Hà được bầu giữ chức vụ Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội
14:18' - 10/03/2023
HĐND thành phố thực hiện việc kiện toàn chức danh Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội và Ủy viên UBND thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026.
-
Ô tô xe máy
Cập nhật mới nhất danh sách trung tâm đăng kiểm tại Hà Nội và các tỉnh lân cận
10:43' - 10/03/2023
Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết, ngày 10/3 mở lại 2 trung tâm đăng kiểm tại Hà Nội gồm 2903S (số 3 Lê Quang Đạo, quận Nam Từ Liêm) và 2914D (cụm công nghiệp Thanh Oai, Bích Hòa, Thanh Oai).
-
Kinh tế Việt Nam
HĐND thành phố Hà Nội xem xét Đề án quản lý, sử dụng và khai thác hiệu quả tài sản công
10:10' - 10/03/2023
Ngày 10/3, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức Kỳ họp thứ 11 (kỳ họp chuyên đề) để xem xét, quyết nghị các nội dung thuộc thẩm quyền.
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội: Ô tô xếp hàng chờ đăng kiểm gây tắc nghẽn trên tuyến đường 70
10:05' - 10/03/2023
Sáng 10/3, trên tuyến đường 70, huyện Thanh Trì (Hà Nội) xảy ra tình trạng tắc đường kéo dài, do lượng xe đến chờ đăng kiểm tại Trung tâm đăng kiểm 29-06V (địa chỉ tại km 4, Tỉnh lộ 70, xã Tam Hiệp).
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội: Cháy nhà xưởng tại Cổ Nhuế
19:31' - 09/03/2023
Theo tin ban đầu, khoảng hơn 15 giờ ngày 9/3, tại tổ dân phố Phú Minh, phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội), xảy ra cháy tại Công ty có tên viết tắt T. H. H.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Lâm Đồng: Đấu giá 36 mỏ khoáng sản giải quyết tình trạng khan hiếm vật liệu xây dựng
11:17'
Tỉnh Lâm Đồng chuẩn bị tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường đối với 36 điểm mỏ chưa thăm dò, đánh giá trữ lượng, trong đó có 22 mỏ đất san lấp.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngư dân kỳ vọng bội thu chuyến biển cuối năm
11:07'
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con ngư dân tại các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh Quảng Bình tích cực vươn khơi bám biển để phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự kiến tổ chức bộ máy của Chính phủ khóa XV
10:30'
Trên cơ sở sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của các bộ, ngành nêu trên, tổ chức bộ máy của Chính phủ khóa XV (nhiệm kỳ 2021-2026) dự kiến có 14 bộ, 3 cơ quan ngang bộ (giảm 5 Bộ, cơ quan ngang Bộ).
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Hội nghị toàn quốc về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
09:47'
Sáng 13/1, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
-
Kinh tế Việt Nam
Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Tiền Giang và Bến Tre thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
09:39'
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Tiền Giang và tỉnh Bến Tre thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Kế hoạch).
-
Kinh tế Việt Nam
Nhịp cầu kết nối thương mại hàng hóa Việt Nam - Canada
08:23'
Thông qua các doanh nghiệp kiều bào hàng Việt Nam không những vào được hệ thống bán lẻ và siêu thị tại Canada mà còn vươn tới được khu vực Bắc Mỹ nói riêng và châu Mỹ nói chung.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát
19:14' - 12/01/2025
Theo Ban Chỉ đạo, kết quả cập nhật của 42 địa phương, đến nay, đã hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát được 88.488 căn nhà, với 48.989 căn nhà đã khánh thành và khởi công mới 35.899 căn nhà.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ 2, Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát
16:10' - 12/01/2025
Từ Phiên họp thứ nhất đến nay, cả nước đã hoàn thành, bàn giao hơn 44.000 căn nhà và đang xây dựng 34.200 căn. Từ nay đến cuối năm 2025 còn khoảng 240.000 căn phải hoàn thành.
-
Kinh tế Việt Nam
Giám sát hoạt động hệ thống, thiết bị đảm bảo an toàn bay dịp Tết
15:30' - 12/01/2025
Cục Hàng không Việt Nam vừa ban hành Chỉ thị yêu cầu các đơn vị đảm bảo tất cả giấy phép khai thác đều còn hiệu lực, đảm bảo duy trì hoạt động liên tục.