Hệ lụy từ cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine
LHQ khẩn thiết kêu gọi các bên cùng nhau nỗ lực không để một cuộc chiến xảy ra mà hệ lụy sau đó chắc chắn sẽ là những cuộc khủng hoảng.
Về vấn đề nhân đạo
Có một thực tế là giao tranh đang xảy ra tại Ukraine khiến xe tải không thể chở ôxy từ các nhà máy đến bệnh viện.
Các cơ sở sản xuất khí ôxy y tế cũng đang đối mặt với tình trạng thiếu zeolite, một hóa chất nhập khẩu quan trọng trong quá trình tạo ôxy y tế.
Trong bối cảnh đó, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 27/2/2022 đã kêu gọi lập một hành lang an toàn thông qua Ba Lan để chuyển các hỗ trợ y tế quan trọng đến Ukraine, đồng thời cảnh báo nguồn cung khí ôxy cho các bệnh viện trên cả nước đang thấp đến mức nguy hiểm.
Trong khi đó, nhiều quốc gia tại châu Âu đã công bố kế hoạch đón người tị nạn từ Ukraine, trong số này có nhiều nước vốn giữ lập trường cứng rắn với người nhập cư từ Syria và Afghanistan.
Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) cho biết cơ quan này đã làm việc với chính phủ các nước láng giềng Ukraine, kêu gọi họ mở biên giới cho những người muốn tìm kiếm an toàn và được bảo vệ.
Tại hội nghị bất thường của các bộ trưởng nội vụ Liên minh châu Âu (EU) hôm 27/2, lần đầu tiên các nước EU đã đạt đồng thuận giữa tất cả các quốc gia thành viên về việc cùng tiếp nhận người tị nạn chiến tranh một cách nhanh chóng và không quan liêu thủ tục giấy tờ.
Các bộ trưởng nội vụ EU tại cuộc họp hôm 3/3 tới sẽ quyết định áp dụng một thủ tục tiếp nhận tương tự ở tất cả các quốc gia thành viên.
Cụ thể, những người tị nạn từ Ukraine không phải làm thủ tục xin tị nạn mà nhận được sự bảo hộ tạm thời ở EU trong tối đa 3 năm.
Quy định đặc biệt này được EU lần đầu tiên áp dụng trong trường hợp có nhiều đơn xin tị nạn tới mức quy trình thông thường có thể bị quá tải, cụ thể trong trường hợp này là xuất hiện "dòng người tị nạn ồ ạt" đổ vào EU.
Các tiêu chuẩn tối thiểu mà tất cả các nước EU phải đảm bảo khi tiếp nhận người tị nạn Ukraine, bao gồm phải cấp cho họ giấy phép lao động, trợ cấp xã hội, chăm sóc y tế, giáo dục cho trẻ vị thành niên và trong một số điều kiện nhất định gồm cả khả năng đoàn tụ gia đình.
EU ước tính đến nay có thể đã có trên 7 triệu người Ukraine phải đi lánh nạn. Nếu tình hình giao tranh kéo dài hơn, khoảng 18 triệu người Ukraine cần viện trợ nhân đạo và đây sẽ là cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn nhất ở lục địa châu Âu trong nhiều năm qua.
Về vấn đề tài chính
Theo giới phân tích, xung đột Nga-Ukraine đang làm trầm trọng thêm những vấn đề mà các ngân hàng trung ương phải đối mặt như chi phí năng lượng tăng đẩy lạm phát ngày càng cao.
Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), được mệnh danh là ngân hàng trung ương của các ngân hàng trung ương, nhấn mạnh cuộc chiến “đã làm gia tăng mạnh những bất ổn kinh tế” và diễn tiến của nó sẽ trở thành nhân tố chi phối, ảnh hưởng đến các thị trường.
Lạm phát tăng vọt đã đặt ra nhiều vấn đề đối với các ngân hàng trung ương về việc có nên tăng lãi suất hay không và tăng đến mức nào khi các nền kinh tế mở cửa trở lại sau khi các biện pháp hạn chế để chống đại dịch COVID-19 được dỡ bỏ.
Về phần mình, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cho biết ECB nên có phản ứng thận trọng đối với sự bất ổn kinh tế liên quan đến tình hình Nga-Ukraine, do cuộc xung đột này có nguy cơ làm gia tăng lạm phát và kìm hãm tăng trưởng trong Khu vực đồng euro (Eurozone).
Lĩnh vực tài chính Nga cũng là một trong số mục tiêu của các lệnh trừng phạt của phương Tây. Các nước phương Tây đã đồng ý đưa ra "các biện pháp trừng phạt tài chính cứng rắn" mới chống lại Nga, bao gồm việc một số ngân hàng bị ngắt kết nối khỏi hệ thống liên ngân hàng SWIFT để truyền thông tin và thanh toán.
Trong động thái mới nhất, Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 28/2 đã công bố các biện pháp khẩn cấp nhằm hỗ trợ đồng ruble đang lao dốc, bao gồm cả việc cấm người dân chuyển tiền ra nước ngoài và buộc các nhà xuất khẩu phải bán ngoại tệ.
Quyết định trên được đưa ra sau khi các lệnh trừng phạt do phương Tây áp đặt cuối tuần qua đã khiến đồng ruble giảm giá xuống mức thấp kỷ lục. Giá đồng ruble so với USD hiện đã giảm 30% so với mức năm 2014.
Trước đó, nhằm hỗ trợ thị trường nội địa, Ngân hàng trung ương Nga ngày 28/2 đã thông báo nâng lãi suất chủ chốt từ mức 9,5% lên 20%, đồng thời nêu rõ đây là biện pháp khẩn cấp trong bối cảnh các điều kiện bên ngoài đối với nền kinh tế Nga "thay đổi mạnh".
Biện pháp này sẽ đảm bảo tăng lãi suất tiền gửi lên mức cần thiết để bù đắp nguy cơ đồng nội tệ mất giá ngày càng lớn và các rủi ro về lạm phát.
Về các lệnh trừng phạt
Giữa bối cảnh căng thẳng Nga-Ukraine ngày một leo thang nghiêm trọng, các nước phương Tây đã áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga nhằm loại trừ nước này khỏi mạng lưới tài chính của mình.
Các nhà quan sát cho rằng quyết định nhằm loại Nga ra khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT có thể được coi là “lựa chọn cốt lõi” hay “lựa chọn cuối cùng” trong tổng thể các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga của các nước phương Tây. Kinh tế Nga chắc chắn sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề.
Tuy nhiên, điều khiến giới chuyên gia quan ngại đó là những tác động tiêu cực và lâu dài đối với kinh tế thế giới. Việc loại bỏ Nga khỏi SWIFT khiến các nước không thể thực hiện các khoản thanh toán liên quan đến năng lượng với Nga, kinh tế toàn cầu sẽ bị thiệt hại từ 0,5-1,0% GDP do lạm phát tăng nhanh.
Đại diện cấp cao của EU phụ trách an ninh và chính sách đối ngoại Josep Borrell ngày 28/2 cảnh báo EU nên chuẩn bị tinh thần đối mặt với những tác động của các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga vì Moskva hiện được cho sẽ có các biện pháp đáp trả.
Ông Borrell nhận định cần phải nhìn nhận thực tế rằng các biện pháp trừng phạt sẽ gây ra "phản ứng dữ dội" và EU phải chuẩn bị sẵn sàng để "trả cái giá lớn hơn nhiều trong tương lai".
Cũng liên quan đến các biện pháp trừng phạt Nga của phương Tây, Bộ trưởng các vấn đề châu Âu Clement Beaune ngày 28/2 nhấn mạnh Nga sẽ bị “ngắt” khỏi nền kinh tế thế giới, khi các biện pháp trừng phạt nước này bắt đầu phát huy tác dụng.
Ông Beaune khẳng định việc giá trị đồng ruble rơi tự do cũng như sự can thiệp của ngân hàng trung ương Nga đã cho thấy hiệu quả của biện pháp trừng phạt hiện nay./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ sẽ đóng cửa không phận với máy bay của Nga
08:40' - 02/03/2022
Kênh CNN và tờ The Wall Street Journal của Mỹ dẫn nguồn tin thân cận với Chính phủ Mỹ cho biết trong ngày 1/3, Tổng thống Joe Biden sẽ thông báo lệnh cấm máy bay của Nga bay vào không phận nước này.
-
Kinh tế Thế giới
EU cấm truyền thông Nga phát sóng
08:03' - 02/03/2022
Liên minh châu Âu (EU) sẽ cấm các kênh truyền thông nhà nước của Nga là RT và Sputnik phát sóng ở khối này, đồng thời cấm "một số" ngân hàng Nga tham gia hệ thống tin nhắn ngân hàng SWIFT.
-
Kinh tế Thế giới
Các lệnh trừng phạt Nga có tác động như kỳ vọng của phương Tây?
07:30' - 02/03/2022
Kể từ năm 2014, Mỹ và các đồng minh đã áp đặt nhiều biện pháp trừng phạt đối với Nga sau sự kiện sáp nhập Crimea và vụ máy bay MH17 của hãng hàng không quốc gia Malaysia bị bắn rơi.
-
Tài chính & Ngân hàng
Loại Nga khỏi hệ thống SWIFT, phương Tây bị "tổn thương" như thế nào?
21:32' - 01/03/2022
Mỹ, Pháp, Canada, Italy, Anh, Ủy ban châu Âu (EC) cùng với Đức, và sau đó là Nhật Bản đã loại Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia hạn miễn trừ thuế một số hàng hóa của Mỹ
15:50'
Ủy ban Thuế quan Quốc vụ viện Trung Quốc hôm nay ra thông báo cho biết sẽ tiếp tục miễn trừ một số mặt hàng của Mỹ không bị áp thuế bổ sung cho đến cuối tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Canada chọn địa điểm lưu trữ nhiên liệu hạt nhân vĩnh viễn dưới lòng đất
11:15'
Tổ chức Quản lý Chất thải Hạt nhân Canada (NWMO) ngày 28/11 cho biết, nước này đã quyết định chọn một địa điểm ở phía Bắc tỉnh Ontario để làm kho lưu trữ nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam tăng cường quan hệ với Canada, Singapore trong khuôn khổ CPTPP
11:03'
Ngày 28/11, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có các cuộc gặp song phương với Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Canada và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Singapore.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Mai Phước Dũng: Việt Nam-Singapore thúc đẩy quan hệ ngoại giao nghị viện thực chất, hiệu quả
10:14'
Trong bối cảnh mối quan hệ Việt Nam-Singapore đang hướng đến tầm cao mới, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng đoàn đại biểu Việt Nam sẽ thăm chính thức Cộng hòa Singapore từ ngày 1-3/12.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ "hành động" nếu Mỹ tăng cường kiểm soát chip
10:12'
Ngày 28/11, Trung Quốc cảnh báo nước này sẽ thực hiện các “hành động cần thiết” để bảo vệ những doanh nghiệp Trung Quốc nếu Mỹ gia tăng các biện pháp kiểm soát chip.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ có thể gây áp lực lên nhiều nền kinh tế châu Á
21:55' - 28/11/2024
Những đe dọa thuế quan của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể sẽ gây tổn hại cho nhiều quốc gia ở châu Á, vì các nước này phụ thuộc vào doanh số xuất khẩu sang Mỹ để thúc đẩy nền kinh tế.
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Elon Musk kêu gọi giải thể Cơ quan bảo vệ tài chính người tiêu dùng
16:18' - 28/11/2024
Tỷ phú Elon Musk, cố vấn quan trọng của chính quyền Mỹ sắp tới, đã kêu gọi giải thể Cơ quan bảo vệ tài chính người tiêu dùng (CFPB).
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc đạt đột phá lớn trong khai thác dầu đá phiến
15:06' - 28/11/2024
Tập đoàn Dầu mỏ quốc gia Trung Quốc cho biết, sản lượng của cơ sở sản xuất dầu đá phiến cấp quốc gia đầu tiên của Trung Quốc tại Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương đã vượt hơn 1 triệu tấn trong năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Hyundai Motor sẽ đầu tư 500 triệu USD vào nhà máy tại Malaysia
12:11' - 28/11/2024
Nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc Hyundai Motor sẽ đầu tư 500 triệu USD vào xây dựng nhà máy mới tại tỉnh Kulim, phía Bắc bang Kedah của Malaysia.