Các lệnh trừng phạt Nga có tác động như kỳ vọng của phương Tây?
Khi những biện pháp đó vẫn chưa được dỡ bỏ, các nước này lại tiếp tục gia tăng sức ép trừng phạt lên Nga liên quan tới tình hình Ukraine.
Theo giới chức phương Tây, các biện pháp trừng phạt lần này sẽ nhắm vào trung tâm hệ thống tài chính Nga và đẩy nền kinh tế nước này vào nhiều vòng thử thách. Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát cho rằng khi nhiều nước phương Tây cũng như Mỹ còn một số ngần ngại trong việc áp đặt những lệnh trừng phạt thực sự mạnh mẽ lên kinh tế Nga bởi vẫn còn nỗi lo về ảnh hưởng liên đới lẫn những sự kiện trước đây. Liệu những lệnh trừng phạt này có mang lại tác động như kỳ vọng của bên áp đặt không? Và kịch bản nào có thể xảy đến với kinh tế Nga trong tương lai? * Trừng phạt tiếp nối trừng phạt Sau động thái loại một số ngân hàng lớn của Nga khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT hồi cuối tuần trước, Bộ Tài chính Mỹ ngày 28/2 đã công bố các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với "các tài sản quan trọng của Nga".Theo đó, Mỹ sẽ đóng băng mọi loại tài sản do Ngân hàng trung ương Nga hoặc do người Mỹ nắm giữ tại nước này. Ngoài ra, Bộ Tài chính Mỹ cũng trừng phạt một quỹ tài sản quan trọng của Nga - Quỹ Russian Direct Investment Fund trị giá khoảng 10 tỷ USD cùng Giám đốc điều hành (CEO) Kirill Dmitriev.
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng thông báo đặt những ngân hàng có các mối quan hệ chặt chẽ với Nga, như Ngân hàng Quốc tế Raiffeisen (RBI) của Áo và chi nhánh của ngân hàng VTB của Nga tại châu Âu, dưới sự giám sát chặt chẽ sau khi Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) và các đối tác phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt tài chính sâu rộng đối Nga đồng thời "ngắt" nước này khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT. Các biện pháp giám sát của ECB gồm yêu cầu các ngân hàng trên báo cáo thanh khoản của họ thường xuyên hơn, đồng thời cập nhật cho đại diện của ECB ở Frankfurt và Vienna về tác động của các lệnh trừng phạt đối với tài sản và hoạt động của họ ở Nga và Ukraine.Kể từ khi căng thẳng Nga-Ukraine gia tăng, ECB tăng cường giám sát và liên lạc hàng ngày với các ngân hàng này.
Các lệnh trừng phạt ngày càng gia tăng của phương Tây đã làm chao đảo nền kinh tế Nga, đẩy đồng ruble của nước này giảm khoảng 30% so với đồng USD trong ngày 28/2. Hoạt động giao dịch chứng khoán và trái phiếu cũng bị gián đoạn. Trong một động thái để hỗ trợ ổn định tài chính và giá cả, bảo vệ các khoản tiết kiệm của người dân, Ngân hàng trung ương Nga đã tăng lãi suất từ 9,5% lên 20%. Ngoài ra, Ngân hàng trung ương và Bộ Tài chính Nga đã yêu cầu các công ty xuất khẩu của nước này bán 80% doanh thu bằng ngoại tệ trên thị trường. Ngân hàng trung ương Nga cũng cho biết sẽ tăng cường cung cấp tiền mặt cho các máy ATM để đối phó với nhu cầu tăng đột biến. Một công ty con ở châu Âu của Sberbank, ngân hàng lớn nhất của Nga, cho biết họ đã ghi nhận dòng tiền gửi lớn “tháo chạy” trong thời gian rất ngắn. Lần gần nhất Nga đối mặt với cuộc khủng hoảng tiền mặt lớn là vào năm 2014, khi giá dầu giảm sau các lệnh trừng phạt của phương Tây áp đặt lên Nga liên quan đến vấn đề bán đảo Crimea. Theo ông Anders Aslund, một nhà kinh tế học thuộc Hội đồng Đại Tây Dương và là tác giả bản một báo cáo về các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Nga, Chính phủ Nga kể từ năm 2014 đã triển khai nhiều biện pháp nhằm bớt phụ thuộc vào nợ nước ngoài cho các khoản chi tiêu.Song những lệnh trừng phạt từ phương Tây vẫn sẽ khiến đồng ruble mất giá, làm rung chuyển thị trường chứng khoán và đóng băng giao dịch trái phiếu của nước này.
Báo cáo của ông ước tính rằng các lệnh trừng phạt hồi năm 2014 đã làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của Nga tới 3%. Những lệnh mới có thể gây khó khăn hơn nhiều cho nền kinh tế. Bà Margarita Balmaceda, một giáo sư ngành ngoại giao và quan hệ quốc tế tại Đại học Seton Hall, cho biết các biện pháp trừng phạt mới do phương Tây áp đặt lên Nga là "chưa từng có và rất nghiêm trọng". Điều này cho thấy Mỹ và các đồng minh đang tỏ ra “mạnh tay” so với phản ứng "trầm lắng" hơn hồi năm 2014. * Những ngần ngại của phương Tây Dựa trên số liệu về Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) do Ngân hàng Thế giới (WB) tổng hợp, Nga là nền kinh tế lớn thứ 11 trên thế giới với GDP khoảng 1.500 tỷ USD. Quy mô nền kinh tế này nhỏ hơn khoảng 25% so với Italy và 20% so với Canada - hai quốc gia có dân số ít hơn Nga.Dù vậy, giới quan sát cho rằng các nước EU và Mỹ vẫn có sự miễn cưỡng khi không áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế mạnh tay như đã từng làm với các quốc gia khác.
Lý do cho điều này rất đơn giản: Dầu mỏ và khí đốt tự nhiên. Nga là nước xuất khẩu khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới, cũng là một trong những nhà xuất khẩu dầu hàng đầu. Một số chuyên gia cho rằng việc cắt giảm xuất khẩu có thể làm tăng giá các mặt hàng đó lên tới 50%, cao hơn nhiều so với mức tăng đột biến ở mức một con số trong những tuần qua. Ông Josh Lipsky, Giám đốc Trung tâm Địa kinh tế học thuộc Hội đồng Đại Tây Dương, cho biết Nga không phải Triều Tiên, Venezuelahay Iran. Nguồn năng lượng xuất khẩu của Nga đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với thị trường năng lượng thế giới. Các biện pháp trừng phạt Nga tới nay vẫn tránh đụng tới ngành năng lượng của nước này. Ông Lipsky lập luận rằng nếu phương Tây cấm xuất khẩu năng lượng của Nga, điều đó sẽ làm tăng giá năng lượng theo hướng có lợi cho nền kinh tế Nga hơn là làm tổn hại. Nga sẽ tìm thấy những người mua khác, chẳng hạn như Trung Quốc. Khi đó, Nga sẽ thu về nhiều tiền hơn chứ không phải ít hơn. Theo ông Lipsky, lệnh cấm xuất khẩu năng lượng sẽ là một biện pháp cực đoan và rất mạnh tay. Nhưng vấn đề là liệu nó có thực sự mang lại hiệu quả mong muốn? Chia sẻ quan điểm trên, ông Gary Clyde Hufauer, thành viên cấp cao tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, lưu ý hiện các nước châu Âu phụ thuộc rất nhiều vào dầu mỏ và khí đốt tự nhiên của Nga. Bên cạnh đó, Nga cũng sở hữu nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên khác, bao gồm gỗ xẻ và các khoáng sản như titan. Hiện Nga là nhà sản xuất titan lớn thứ hai thế giới và nguồn cung từ nước này rất quan trọng cho sản xuất máy bay. CEO Dave Calhoun của Boeing thừa nhận hoạt động của hãng có thể gặp khó khăn nếu nguồn cung titan từ Nga bị cắt đứt. Còn đối với Mỹ, các biện pháp trừng phạt đối với một số thực thể của Nga trong những năm gần đây đã dẫn tới nhiều hậu quả khó lường, khiến giới chức Mỹ phải đắn đo suy nghĩ. Như vào tháng 4/2018, Bộ Tài chính Mỹ đã đưa doanh nhân Oleg Deripaska và sáu nhà tài phiệt khác vào danh sách thuộc quốc gia bị chỉ định trừng phạt đặc biệt (SDN).Đáng chú ý ở đây là ông Deripaska sở hữu Rusal, nhà sản xuất nhôm lớn thứ hai thế giới và các lệnh trừng phạt từ Mỹ đã khiến giá nhôm toàn cầu tăng vọt. Bộ Tài chính Mỹ sau đó đã phải dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với các công ty chủ chốt của ông vào tháng 12 cùng năm.
* Kịch bản nào cho kinh tế Nga? Tuy nhiên, dù có sự thận trọng nhất định, các nước phương Tây chắc chắn vẫn sẽ áp đặt nhiều lệnh trừng phạt lên Nga, gây tác động không nhỏ đến nền kinh tế và đời sống của người dân nước này. Những lệnh trừng phạt được công bố vào tuần trước đã đẩy đồng nội tệ của Nga xuống mức thấp kỷ lục so với đồng USD. Giới chuyên gia kinh tế và phân tích cho rằng việc đồng ruble mất giá mạnh sẽ làm giảm mức sống của người dân Nga.Giáo sư Balmaceda cho biết những biện pháp trừng phạt không chỉ nhằm vào giới thượng lưu của Nga, mà cả những gia đình trung lưu chi tiêu phần lớn thu nhập của họ cho các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm và quần áo, đồng thời phụ thuộc vào các sản phẩm được nhập khẩu và định giá không chính thức bằng đồng USD.
Giáo sư Balmaceda nhận định mức độ thiệt hại kinh tế của Nga sẽ phụ thuộc một phần vào phản ứng từ các nhà tài phiệt nước này trong những ngày tới.Liệu những tài phiệt này có thể gây áp lực để Chính phủ Nga hạn chế và rút lại các hành động quân sự nếu các doanh nghiệp của họ trong nhiều lĩnh vực như dầu mỏ, khí đốt tự nhiên và nhôm chịu ảnh hưởng nặng nề và lâu dài bởi các lệnh trừng phạt.
Chính phủ Nga sẽ phải can thiệp để hỗ trợ các ngành công nghiệp, ngân hàng và các khu vực kinh tế chịu tác động. Nhưng nếu không có quyền tiếp cận với các đồng tiền như USD hay euro, nước này có thể phải in thêm đồng ruble. Song giới kinh tế cảnh báo rằng động thái đó có thể nhanh chóng trở thành tình trạng siêu lạm phát. Khi đề cập tới thời hạn của các lệnh trừng phạt chống lại Nga, ông Lipsky và ông Hufauer đều tin rằng phương Tây sẽ duy trì chúng trong nhiều năm, mặc dù không nhất thiết kéo dài nhiều thập kỷ như cách Mỹ trừng phạt Triều Tiên và Cuba.Song các lệnh trừng phạt được thực thi càng lâu, thì nền kinh tế Nga càng có nhiều thiệt hại và đối mặt nhiều rủi ro./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Chuyên gia chính trị Belarus: Nga và Ukraine có thể nối lại đàm phán vào ngày 2/3
22:00' - 01/03/2022
Vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Ukraine có thể được nối lại vào ngày 2/3 tại một địa điểm trên biên giới giữa Belarus và Ba Lan.
-
Tài chính & Ngân hàng
Loại Nga khỏi hệ thống SWIFT, phương Tây bị "tổn thương" như thế nào?
21:32' - 01/03/2022
Mỹ, Pháp, Canada, Italy, Anh, Ủy ban châu Âu (EC) cùng với Đức, và sau đó là Nhật Bản đã loại Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT.
-
Kinh tế Thế giới
Nga sắp cấm doanh nghiệp nước ngoài rút tài sản ở nước này
20:56' - 01/03/2022
Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin ngày 1/3 cho biết đã soạn thảo dự thảo sắc lệnh của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc hạn chế tạm thời doanh nghiệp nước ngoài rút tài sản khỏi Nga.
-
Kinh tế Thế giới
Nga khẳng định còn quá sớm để đánh giá kết quả cuộc đàm phán với Ukraine
20:00' - 01/03/2022
Điện Kremlin ngày 1/3 cho biết còn quá sớm để rút ra bất kỳ kết luận nào từ cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine nhằm chấm dứt xung đột quân sự hiện nay.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Phản ứng của các nước sau khi Mỹ công bố thuế quan mới
07:46'
Ngay sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố kế hoạch thuế quan mới, các đối tác thương mại của Mỹ đã có phản ứng thận trọng, chứ không đưa ra các biện pháp trả đũa ngay lập tức.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ công bố kế hoạch thuế quan mới
07:30'
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố áp mức thuế cơ bản 10% đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các quốc gia và mức thuế quan cao hơn đối với hàng chục quốc gia có thặng dư thương mại với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát "phủ bóng đen" lên mùa hoa anh đào ở Nhật Bản
21:42' - 02/04/2025
Một báo cáo từ Viện nghiên cứu Dai-ichi Life cho thấy chi phí cho các mặt hàng thực phẩm thông thường được dùng trong các bữa tiệc ngắm hoa, còn gọi là "hanami", đã tăng 21,4% trong 6 năm qua.
-
Kinh tế Thế giới
Thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam đầu tư kinh doanh tại thị trường Campuchia
17:55' - 02/04/2025
Hoạt động hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Campuchia ngày càng được tăng cường, được xem là điểm sáng nổi bật trong quan hệ hai nước.
-
Kinh tế Thế giới
BoJ: Thuế quan mới của Mỹ có thể ảnh hưởng đến thương mại toàn cầu
15:20' - 02/04/2025
Nhà Trắng ngày 1/4 xác nhận Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ tiếp tục kế hoạch áp thuế từ ngày 2/4 trong bối cảnh cộng đồng doanh nghiệp, người tiêu dùng và giới đầu tư đều lo ngại.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Mỹ phát tín hiệu trái chiều, Fed rơi vào thế khó
14:51' - 02/04/2025
Các số liệu kinh tế mới kém khả quan về việc làm và ngành sản xuất tại Mỹ đã nhấn mạnh một mối lo ngại cho Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều nước chuẩn bị đáp trả thuế quan của Mỹ
13:27' - 02/04/2025
Các nhà lãnh đạo Canada, Mexico thảo luận quan hệ thương mại và đầu tư - Nhiều nước chuẩn bị biện pháp đối phó với chính sách thuế quan của Mỹ
-
Kinh tế Thế giới
Houthi tiến hành 3 vụ tấn công mới vào tàu sân bay Mỹ
12:59' - 02/04/2025
Ngày 2/4, lực lượng Houthi ở Yemen cho biết đã tiến hành 3 vụ tấn công mới nhằm vào tàu sân bay Mỹ USS Harry S. Truman và các tàu chiến hộ tống ở phía Bắc Biển Đỏ trong 24 giờ qua.
-
Kinh tế Thế giới
Thúc đẩy hợp tác IPEF để ứng phó với bất ổn chuỗi cung ứng toàn cầu
12:56' - 02/04/2025
Hàn Quốc đang thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia thành viên của Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPEF) nhằm ứng phó với những bất ổn trong chuỗi cung ứng toàn cầu.