Hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu Galileo của châu Âu gặp sự cố
Nguyên nhân của sự cố bắt nguồn từ một trạm điều khiển mặt đất tại Italy.
Galileo là hệ thống định vị toàn cầu của châu Âu, độc lập với hệ thống định vị GPS của Mỹ, GLONASS của Nga và Beidou/Compass của Trung Quốc.
Nhờ có hệ thống Galileo mà những người lái xe, người sử dụng điện thoại di động, các dịch vụ cứu hộ hay nhiều dịch vụ khác có thể dễ dàng sử dụng cơ sở dữ liệu định vị toàn cầu một cách thuận tiện.
Theo thông báo từ trang web “InsideGNSS”, một số trục trặc của hệ thống Galileo bắt đầu xuất hiện từ ngày 11/7.
Một sự cố kỹ thuật từ trạm điều khiển mặt đất đặt tại Italy là nguyên nhân dẫn đến việc hệ thống định vị quan trọng này tạm ngừng hoạt động. Đến sáng sớm 15/7, sự cố đã được khắc phục.
Hệ thống định vị Galileo được liên minh châu Âu (EU) phát triển từ đầu những năm 2000. Hệ thống này được thiết kế gồm 30 vệ tinh, trong đó 27 vệ tinh hoạt động liên tục bao phủ toàn bộ tín hiệu trên Trái Đất.
Đến tháng 12/2018, Ủy ban châu Âu cuối cùng đã đưa vào sử dụng các dịch vụ đầu tiên của hệ thống này sau nhiều năm xây dựng và thử nghiệm.
Dự án này liên tục vấp phải nhiều chỉ trích, nhất là vấn đề chi phí tăng cao và bị trì hoãn trong nhiều năm. Đầu năm 2017, hệ thống này cũng đã gặp phải sự cố lớn khi xuất hiện lỗi kỹ thuật trên nhiều vệ tinh của hệ thống.
Sau một năm chính thức vận hành, hệ thống đã có khoảng 100 triệu người sử dụng, chủ yếu là sử dụng điện thoại thông minh để định vị. Ưu điểm nổi bật của hệ thống Galileo là định vị chính xác tới 30 cm, so với khoảng 5m của hệ thống định vị GPS./.
Tin liên quan
-
Xe & Công nghệ
Hyundai phát triển hệ thống định vị dựa trên công nghệ AR cho ô tô
12:31' - 19/09/2018
Hyundai Motor Group, nhà chế tạo xe ô tô lớn nhất Hàn Quốc đã đầu tư vào WayRay, một công ty Thụy Sỹ với mục đích phát triển màn hình thực tế ảo tăng cường ba chiều (AR) trong ô tô.
-
Kinh tế & Xã hội
Anh phát triển hệ thống định vị vệ tinh riêng rẽ với châu Âu sau Brexit
11:30' - 02/05/2018
Văn phòng Thủ tướng Anh ngày 1/5 cho biết nước này sẽ phát triển hệ thống định vị vệ tinh của riêng mình sau Brexit.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Người Mỹ "đổi gió" mùa du lịch Hè
14:21'
Cuộc khảo sát mới do AHLA thực hiện cho thấy, giá xăng và lạm phát ảnh hưởng đến quyết định du lịch mùa Hè của người dân Mỹ nhiều hơn là những lo ngại về đại dịch COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan dự kiến thu hút hơn 9 triệu lượt du khách nước ngoài trong năm nay
14:02'
Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha đã bày tỏ lạc quan về triển vọng hồi phục ngành du lịch của “Xứ sở chùa Vàng” sau khi nhận được thông tin dự báo có thể thu hút hơn 9 triệu lượt du khách quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Hàng trăm chuyến bay bị hủy do thiếu nhân viên
12:51'
Theo trang dịch vụ giám sát chuyến bay flightaware.com, hơn 600 chuyến bay đến và đi từ Mỹ từ chiều 2/7 (giờ địa phương) đã bị hủy bỏ.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Canada đang gợi nhớ về đầu những năm 1990
10:28'
Giới quan sát nhận định "sức khỏe" của nền kinh tế Canada hiện nay đang gợi nhớ về đầu những năm 1990.
-
Kinh tế Thế giới
Đức cảnh báo khả năng Nga trì hoãn thêm việc cung cấp khí đốt
08:39'
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Kinh tế và Bảo vệ khí hậu liên bang Đức Robert Habeck ngày 2/7 cảnh báo nước này có thể sẽ phải đối mặt với khả năng Nga tiếp tục trì hoãn việc vận chuyển khí đốt.
-
Kinh tế Thế giới
Pháp và Australia tạo dựng "khởi đầu mới"
17:45' - 02/07/2022
Australia và Pháp là hai quốc gia của cả Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương và có chung lịch sử hợp tác lâu dài trong khu vực, bao gồm các vùng lãnh thổ thuộc Pháp.
-
Kinh tế Thế giới
Tốc độ dự trữ khí đốt của châu Âu giảm mạnh
16:18' - 02/07/2022
Số liệu do Gas Infrastructure Europe (GIE) công bố ngày 2/7 cho biết tỷ lệ dự trữ khí đốt trong các kho chứa ngầm của châu Âu tính đến tháng 6 vừa qua đạt 60%.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ mở cửa cho nhiều hoạt động khoan dầu khí ngoài khơi
14:11' - 02/07/2022
Chính phủ của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã mở cửa cho nhiều hoạt động khoan dầu khí ngoài khơi tại vùng biển liên bang trong vòng 5 năm tới.
-
Kinh tế Thế giới
Kim ngạch thương mại Trung Quốc-Hong Kong tăng mạnh sau 25 năm
13:55' - 02/07/2022
Sau 25 năm, kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc đại lục và Hong Kong đã tăng từ 50,77 tỷ USD lên 360,33 tỷ USD, tăng 7,1 lần, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 8,5%.