Hiệp định EVIPA: Tăng thu hút vốn đầu tư, tiếp cận nền công nghiệp hiện đại
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, sáng 8/6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa một bên là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và một bên là Liên minh châu Âu và các nước thành viên Liên minh châu Âu (EVIPA) với 95,45% tổng số đại biểu Quốc hội tán thành.
Tham dự phiên họp có Trưởng Đại diện Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam, Đại sứ các nước thành viên EU tại Việt Nam.
Theo Nghị quyết, Quốc hội quyết nghị phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa một bên là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và một bên là Liên minh châu Âu và các nước thành viên Liên minh châu Âu (sau đây gọi tắt là Hiệp định) được ký ngày 30/6/2019 tại Hà Nội, Việt Nam.
Về áp dụng điều ước quốc tế, Nghị quyết nêu rõ, áp dụng trực tiếp toàn bộ nội dung của Hiệp định, trừ các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 3.57 Chương 3 của Hiệp định này; ban hành Nghị quyết của Quốc hội về công nhận, cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp đầu tư theo Hiệp định để thực hiện các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 3.57 Chương 3 của Hiệp định.
Về tổ chức thực hiện điều ước quốc tế, Nghị quyết nêu rõ: Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, các cơ quan, tổ chức có liên quan theo thẩm quyền tiến hành rà soát các các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để tự mình hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, thực hiện có hiệu quả và theo đúng lộ trình các cam kết trong Hiệp định.
Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Hiệp định; phê duyệt, chỉ đạo các cơ quan, tổ chức có liên quan ở trung ương và địa phương triển khai kế hoạch thực hiện Hiệp định; chuẩn bị nguồn lực để bảo đảm tận dụng, phát huy các cơ hội, lợi thế mà Hiệp định đem lại; xây dựng, triển khai hiệu quả các biện pháp phòng ngừa, xử lý những tác động bất lợi có thể phát sinh trong quá trình thực hiện Hiệp định, hạn chế tối đa các trường hợp tranh chấp với nhà đầu tư mà phía Việt Nam là bị đơn; tuyên truyền, phổ biến kịp thời, đầy đủ nội dung Hiệp định để tạo sự thống nhất trong nhận thức, hành động của hệ thống chính trị, doanh nghiệp, người dân; thường xuyên rà soát, đánh giá kết quả, hiệu quả thực thi các cam kết đã ký trong Hiệp định, định kỳ hàng năm báo cáo Quốc hội về việc thực hiện Hiệp định. Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành có liên quan hoàn thành thủ tục đối ngoại về việc phê chuẩn Hiệp định và thông báo thời điểm Hiệp định có hiệu lực đối với Việt Nam.
Theo Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến của các đại biểu Quốc hội về việc phê chuẩn Hiệp định EVIPA do Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu trình bày, hầu hết ý kiến các đại biểu Quốc hội đều bày tỏ nhất trí cao Tờ trình của Chủ tịch nước, Báo cáo thuyết minh của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, tán thành phê chuẩn Hiệp định đồng thời với Hiệp định EVIPA tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV.
Có ý kiến đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ và các bộ, ngành liên quan trong quá trình đàm phán, ký kết Hiệp định.
Việc phê chuẩn Hiệp định sẽ mang lại cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nhất là phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19.
Có ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng, trong những năm qua Việt Nam đã thu hút vốn đầu tư nước ngoài khoảng 32.000 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 370 tỷ USD, nhưng khu vực châu Âu chỉ khoảng 2.500 dự án với số vốn đăng ký 27,5 tỷ USD.
Việc phê chuẩn Hiệp định giúp thu hút vốn đầu tư, tiếp cận nền công nghiệp hiện đại, công nghệ mới và công nghệ sạch từ các nước châu Âu.
Các đại biểu Quốc hội cũng phân tích những khó khăn, thách thức và đặt ra yêu cầu cải cách thể chế, nâng cấp cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực cạnh tranh, chất lượng nguồn nhân lực.
Có ý kiến cho rằng cần chú trọng công tác phổ biến, tuyên truyền đến các doanh nghiệp để khai thác các lợi thế mà Hiệp định mang lại.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu toàn bộ ý kiến khuyến nghị của các đại biểu Quốc hội và đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp thu, bổ sung vào Kế hoạch triển khai Hiệp định./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Hiệp định EVFTA: Thúc đẩy và cải thiện xuất khẩu
09:52' - 08/06/2020
Hiệp định EVFTA- điểm sáng được kỳ vọng, giúp Việt Nam đa dạng hóa thị trường, giảm sự phụ thuộc vào thị trường trọng điểm và tranh thủ thời cơ giữ vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Hiệp định EVFTA: Sẵn sàng đón bắt cơ hội lớn
09:27' - 08/06/2020
Hiệp định EVFTA đi vào thực thi sẽ tạo ra cú hích rất lớn cho xuất khẩu của Việt Nam, nhất là các mặt hàng nông, thủy sản cũng như những mặt hàng Việt Nam vốn có nhiều lợi thế cạnh tranh.
-
Kinh tế Việt Nam
Các dấu mốc quan trọng về Hiệp định EVFTA và EVIPA
09:22' - 08/06/2020
Ngày 8/6/2020, Quốc hội tiếp tục họp đợt thứ 2 của Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV. Tại phiên họp, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn EVFTA và EVIPA.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025
20:09'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tục hành chính được vận hành thông suốt
19:35'
Về cơ bản các thủ tục hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp đã được ban hành sớm, quy định rõ, cụ thể và được vận hành ngay, cơ bản thông suốt khi chính quyền đi vào hoạt động từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Thực hiện 3 tăng tốc để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên
19:18'
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cấp, ngành, địa phương thực hiện 3 tăng tốc để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên.
-
Kinh tế Việt Nam
Sẽ bổ sung quy định về livestream trong Dự án Luật Thương mại điện tử
19:10'
Bộ Công Thương đang đề xuất xây dựng Dự án Luật Thương mại điện tử và dự kiến trình Quốc hội tháng 10 năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng nêu thời hạn với “3 nhiệm vụ lớn”
18:39'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có chỉ đạo cụ thể về tiến độ đối với các công tác: xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; các công trình, dự án quan trọng quốc gia...
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh
18:38'
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1475/QĐ-TTg ngày 3/7/2025 thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh.
-
Kinh tế Việt Nam
Khởi động xây tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trong năm 2025
18:28'
Phó Thủ tướng khẳng định, đây là dự án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của quốc gia, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng trưởng GDP 6 tháng có khả năng cao hơn dự báo từ 0,2 – 0,3%
18:20'
Nhiều chỉ tiêu, chỉ số về sản xuất kinh doanh, ngân sách nhà nước… tốt hơn qua từng tháng, từng quý; tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Brazil: Nhiều dư địa hợp tác kinh tế thương mại
17:47'
Nằm ở hai lục địa khác nhau, cách nửa vòng trái đất, nhiều năm qua, quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam - Brazil vẫn luôn duy trì mối quan hệ hữu nghị và hợp tác gần gũi.