Quốc hội thông qua Hiệp định EVFTA: Sẵn sàng đón bắt cơ hội lớn
Sáng nay, 8/6, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XIV đã biểu quyết Nghị quyết phê chuẩn thông qua Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVIPA) với tỷ lệ tán thành cao, góp phần đưa quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và EU sang một giai đoạn mới với những cơ hội rộng mở.
Đặc biệt, khi Hiệp định EVFTA đi vào thực thi sẽ tạo ra cú hích rất lớn cho xuất khẩu của Việt Nam, nhất là các mặt hàng nông, thủy sản cũng như những mặt hàng Việt Nam vốn có nhiều lợi thế cạnh tranh.
Tuy nhiên, để tận dụng tối đa lợi thế từ Hiệp định mang lại các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động nâng cao tiêu chuẩn chất lượng để vượt qua rào cản từ thị trường khó tính nhưng đầy tiềm năng này.
Mở ra cơ hội mới
Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, thực tế thời gian qua, doanh nghiệp trong nước còn gặp nhiều khó khăn tại thị trường châu Âu do cạnh tranh đến từ các nền kinh tế khác trên thế giới.
Vì vậy, thị phần hàng hóa của Việt Nam tại EU còn khiêm tốn; trong khi đó, EU là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 thế giới.
Hàng năm, EU nhập khẩu khoảng 2.338 tỷ USD nhưng thị phần xuất khẩu của Việt Nam ở EU khoảng 2% với chỉ hơn 42% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU được hưởng mức thuế 0% theo Chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP).
Do đó, với những cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ, xóa bỏ thuế nhập khẩu lên tới gần 100% biểu thuế của EU, EVFTA sẽ giúp xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030 so với không có Hiệp định.
Xét về tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới, dự kiến kim ngạch của Việt Nam sẽ tăng trung bình từ 5,21 - 8,17% cho giai đoạn 5 năm đầu thực hiện; từ 11,12 - 15,27% cho giai đoạn 5 năm tiếp theo và từ 17,98 - 21,95% cho giai đoạn 5 năm sau đó.
Cũng theo ông Lương Hoàng Thái, về nhập khẩu doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ được lợi từ nguồn hàng hóa, nguyên liệu nhập khẩu với chất lượng tốt và ổn định cùng mức giá hợp lý hơn từ EU, đặc biệt là nguồn máy móc, thiết bị, công nghệ, kỹ thuật cao sẽ giúp nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.
Vì vậy, việc Hiệp định EVFTA được Quốc hội thông qua góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, khu vực kinh tế tư nhân và các ngành công nghiệp có điều kiện cải thiện mạnh mẽ.
Nhận định về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho hay, trong bối cảnh dịch COVID-19 đang tác động tiêu cực nặng nề đến nhiều mặt đời sống, kinh tế-xã hội và toàn cầu; trong đó, có Việt Nam, EVFTA có hiệu lực sẽ góp phần giúp hồi phục nền kinh tế.
Đối với cộng đồng doanh nghiệp, EVFTA mang đến một cứu cánh về cơ hội thị trường rộng mở, đa dạng hơn, từ đó có thể giúp các doanh nghiệp khôi phục sản xuất, kinh doanh, lấy lại đà tăng trưởng.
Cho đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn phải chịu áp lực cạnh tranh rất lớn từ các đối tác khác khi xuất khẩu vào EU, đặc biệt là sức ép từ hàng hóa của Trung Quốc.
Tuy nhiên, khi Hiệp định có hiệu lực, với những cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ xóa bỏ thuế quan nhập khẩu lên tới gần 100% biểu thuế, cơ hội gia tăng xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vào EU rất lớn, nhất là đối với những mặt hàng có lợi thế cạnh tranh như dệt may, da giày, nông - thủy sản, đồ gỗ…
Hơn nữa, EVFTA sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU tăng thêm khoảng 20% trong năm 2020; tăng thêm 42,7% năm 2025 và tăng thêm khoảng 44,37% vào năm 2030 so với không có EVFTA.
Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu từ thị trường EU vào Việt Nam cũng sẽ tăng, nhưng mức độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu sẽ vẫn thấp hơn tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu.
Ở góc độ vĩ mô, dự báo EVFTA thực thi sẽ góp phần làm cho GDP của Việt Nam tăng thêm từ 2,18 - 3,25%/năm giai đoạn 2019 - 2023; tăng thêm 4,57 - 5,30%/năm giai đoạn 2024 - 2028; tăng thêm 7,07 - 7,72%/năm trong giai đoạn 2029 - 2033.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng, giai đoạn hậu dịch COVID-19 cũng là lúc EVFTA có hiệu lực và thực thi, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có một lợi thế rất lớn để khai thác thị trường EU với qui mô GDP khoảng 18.000 tỷ USD/năm thông qua việc giảm, xóa bỏ hàng rào thuế quan.
Đáng chú ý, thực thi EVFTA, chuỗi giá trị mới của Việt Nam với EU sẽ được hình thành, môi trường đầu tư của Việt Nam sẽ thông thoáng, cởi mở và thuận lợi hơn.
Qua đó, giúp cho việc thu hút đầu tư nước ngoài từ EU vào Việt Nam tiếp tục gia tăng, nhất là thu hút đầu tư vào các lĩnh vực dịch vụ, tài chính, ô tô, chế biến chế tạo, công nghệ thông tin, công nghệ cao, nông sản thực phẩm chế biến.
Những yêu cầu đặt ra theo cam kết EVFTA về cải cách, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, chính sách pháp luật tại Việt Nam theo hướng minh bạch, thuận lợi, phù hợp hơn so với thông lệ quốc tế cũng sẽ là những tiền đề quan trọng giúp cho Việt Nam tăng tốc phát triển.
Bên cạnh tác động tích cực, EVFTA cũng sẽ có những tác động, thách thức nhất định đến một số ngành, lĩnh vực; trong đó, một số ngành sản xuất có thể phải chịu sức ép cạnh tranh rất lớn, giảm việc làm.
Tuy nhiên, xét tổng thể giữa lợi ích và thách thức đan xen, việc thực thi EVFTA không chỉ là một xu thế tất yếu của quá trình phát triển và hội nhập quốc tế, mà cơ hội để Việt Nam thu được những thành tựu phát triển sẽ lớn hơn rất nhiều so với những khó khăn, thách thức cần phải vượt qua.
Chủ động để thích ứng
Ông Nicolas Audier- Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) nhấn mạnh, đây là thời khắc lịch sử của quan hệ châu Âu - Việt Nam, mở ra một chương mới về tăng cường thương mại và đầu tư giữa hai bên.
Đặc biệt, EVFTA sẽ cho phép doanh nghiệp châu Âu đón đầu xu thế phát triển kinh tế- xã hội tại Việt Nam cũng như thêm cơ hội tham gia vào các thị trường, sản phẩm và dịch vụ của châu Âu.
Tương tự như vậy, các công ty châu Âu cũng có thể thâm nhập sâu hơn vào thị trường đang phát triển mạnh của Việt Nam.
Thương vụ Việt Nam tại EU, Bỉ, Luxembourg mới đây đã đưa ra khuyến cáo, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cần tính đến khả năng sản xuất và dự trữ hàng hóa để sẵn sàng đáp ứng các đơn hàng từ châu Âu khi điều kiện thuận lợi.
Thời gian tới, khi dịch bệnh được kiểm soát và EVFTA có hiệu lực sẽ giảm bớt yếu tố tác động tiêu cực đến tình hình xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào EU.Tuy nhiên, nhiều ý kiến vẫn cho rằng, năng lực và sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam còn yếu, khả năng hấp thụ công nghệ còn hạn chế, thường gặp nhiều khó khăn trong việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.
Thực tế này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát huy tác động lan tỏa về năng suất, công nghệ khi thu hút đầu tư từ EU.
Cùng với đó, việc mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ và đầu tư sẽ tạo cơ hội để các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận rộng rãi hơn với thị trường Việt Nam.Ngoài ra, cam kết mở cửa của Việt Nam là có lộ trình, đặc biệt đối với những nhóm sản phẩm nhạy cảm nên EVFTA cũng là cơ hội, sức ép hợp lý để các doanh nghiệp Việt Nam điều chỉnh, thay đổi phương thức kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Để hàng hóa được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định, các chuyên gia thương mại khẳng định: Nguyên liệu phải có xuất xứ tại EU và Việt Nam theo một tỷ lệ nhất định.
Đây là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam bởi nguồn nguyên liệu cho sản xuất một số mặt hàng xuất khẩu hiện nay chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc hoặc ASEAN.
Hơn nữa, EU là một thị trường có yêu cầu rất cao về chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm, dán nhãn, môi trường. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải nỗ lực trong việc cải thiện chất lượng hàng hóa để có thể tiếp cận được với thị trường tại EU.
Đáng lưu ý, EU là một trong những thị trường có “truyền thống” sử dụng các công cụ, biện pháp như chống bán phá giá, chống trợ cấp hay tự vệ để bảo vệ ngành sản xuất nội địa.
Vì vậy, nguy cơ về việc các hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại là khá lớn.
Để tận dụng được những cơ hội mà EVFTA mang lại, bên cạnh những giải pháp từ phía cơ quan quản lý Nhà nước, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh lưu ý doanh nghiệp phải chủ động nỗ lực nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao sức cạnh tranh, tận dụng ưu đãi mà Việt Nam đạt được thông qua EVFTA.
Hơn nữa, doanh nghiệp cần thay đổi tư duy kinh doanh, lấy sức ép về cạnh tranh là động lực để đổi mới và phát triển, chủ động thích ứng với những thay đổi môi trường kinh doanh do quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mang lại.
Mặt khác, phải tôn trọng và cam kết thương hiệu, hàng hoá giữa các doanh nghiệp với bạn hàng nói chung, nhất là đối tác EU nói riêng.
Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, doanh nghiệp cần chủ động tham gia chuỗi cung ứng nhằm thúc đẩy quá trình hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau và nắm vững các ưu đãi thuế quan với mặt hàng Việt Nam có thế mạnh để thúc đẩy xuất khẩu./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Các dấu mốc quan trọng về Hiệp định EVFTA và EVIPA
09:22' - 08/06/2020
Ngày 8/6/2020, Quốc hội tiếp tục họp đợt thứ 2 của Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV. Tại phiên họp, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn EVFTA và EVIPA.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định EVFTA và EVIPA
09:13' - 08/06/2020
Sáng 8/6/2020, tại Nhà Quốc hội, 457/457 Đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do giữa CHXHCN Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA).
-
Kinh tế Việt Nam
Hiệp định EVFTA: Chủ động ứng phó với biện pháp phòng vệ thương mại
09:50' - 07/06/2020
Bộ Công Thương đang tích cực kiện toàn bộ máy cơ quan điều tra, hoàn thiện cơ sở pháp lý cũng như đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến thông tin các quy định về phòng vệ thương mại theo Hiệp định EVFTA.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thúc tiến độ cao tốc Bắc–Nam qua Đà Nẵng, Quảng Ngãi
21:35' - 09/07/2025
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình yêu cầu Đà Nẵng, Quảng Ngãi bàn giao mặt bằng toàn tuyến cao tốc Bắc–Nam (Hòa Liên–Túy Loan, Quảng Ngãi–Hoài Nhơn, Hoài Nhơn–Quy Nhơn, Quy Nhơn–Chí Thạnh) trước 15/7.
-
Kinh tế Việt Nam
Lào Cai đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
21:34' - 09/07/2025
Chiều 9/7, UBND tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị gặp gỡ các doanh nghiệp du lịch nhân kỷ niệm 65 năm Ngày Du lịch Việt Nam (9/7/1960 - 9/7/2025).
-
Kinh tế Việt Nam
Bắc Ninh bàn giải pháp đẩy nhanh tiến độ dự án Cảng hàng không quốc tế Gia Bình
21:15' - 09/07/2025
Chiều 9/7, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn chủ trì hội nghị rà soát, đôn đốc tiến độ triển khai thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Gia Bình.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh sẵn sàng giải phóng mặt bằng cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
20:42' - 09/07/2025
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đi qua TP. Hồ Chí Minh dài 17km, TP. Hồ Chí Minh đã sẵn sàng thực hiện công tác giải phóng mặt bằng cho dự án này.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương ban hành kế hoạch phát triển kinh tế tư nhân
20:27' - 09/07/2025
Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký Quyết định 1938/QĐ-BCT ban hành kế hoạch của Bộ Công Thương thực hiện các Nghị quyết của Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ về phát triển kinh tế tư nhân.
-
Kinh tế Việt Nam
Sở hữu 681 tài nguyên, TP HCM hướng đến trung tâm du lịch hàng đầu Đông Nam Á
19:25' - 09/07/2025
Chiều 9/7, Sở Du lịch Tp Hồ Chí Minh cho biết, sau khi hợp nhất với Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu cũ, trên địa bàn Thành phố sở hữu 681 tài nguyên có khả năng trở thành điểm đến du lịch.
-
Kinh tế Việt Nam
Diễn đàn kinh tế tư nhân 2025: Doanh nghiệp Tây Nam Bộ đón “thời cơ vàng”
19:24' - 09/07/2025
Chiều 9/7, tại phường Long Xuyên (tỉnh An Giang), Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 chính thức khai mạc vòng đối thoại địa phương cụm Tây Nam Bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát động thi đua đẩy nhanh tiến độ thi công cao tốc Cao Lãnh – An Hữu
18:09' - 09/07/2025
Chiều 9/7, tại Ban Chỉ huy công trường, Đồng Tháp phát động phong trào thi đua đẩy nhanh tiến độ thi công cao tốc Cao Lãnh – An Hữu thành phần 2, hướng tới mốc hoàn thành vào quý III/2026.
-
Kinh tế Việt Nam
An Giang: Cơ hội để doanh nghiệp Việt kết nối giao thương vào thị trường Australia
18:07' - 09/07/2025
Lần đầu tiên, An Giang tổ chức kết nối giao thương trực tiếp và trực tuyến với doanh nhân Việt tại Australia, mở ra cơ hội đưa hàng nông sản, dược phẩm, công nghệ cao vươn ra toàn cầu.