Hiệu quả ban đầu của hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé tại Kiên Giang
Công trình hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1 tại tỉnh Kiên Giang vận hành, khai thác từ tháng 11/2021. Sau hơn 1 năm đưa vào sử dụng, hệ thống thủy lợi này bước đầu mang lại hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, vùng hưởng lợi của hệ thống công trình thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé có tổng diện tích tự nhiên hơn 384.120 ha, thuộc địa bàn 5 tỉnh, gồm: Kiên Giang, Hậu Giang, Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng; trong đó, tỉnh Kiên Giang có 7 huyện thuộc vùng dự án là Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao, An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận và U Minh Thượng, với hơn 247.430 ha, chiếm hơn 64% diện tích vùng này.
Hệ thống thủy lợi Cái lớn - Cái Bé kiểm soát nguồn nước (mặn, lợ, ngọt), tạo điều kiện sản xuất ổn định, bền vững đối với các mô hình sản xuất theo hệ sinh thái ngọt, mặn - lợ, ngọt - lợ luân phiên cho vùng hưởng lợi; trong đó, đất sản xuất nông nghiệp, thủy sản hơn 346.240 ha.Tiếp đến, hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé kết hợp với tuyến đê biển Tây tạo thành cụm công trình chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, phòng chống thiên tai, giảm ngập úng khi mặt đất hạ thấp do lún sụt, giảm thiệt hại do hạn, mặn vào mùa khô cho các mô hình sản xuất trong vùng.
Mặt khác, hệ thống thủy lợi này góp phần cấp nước ngọt trong mùa mưa cho vùng sản xuất mặn, ngọt hai huyện An Minh và An Biên trong những năm mưa ít và tiêu thoát cho vùng hưởng lợi của dự án trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Ngoài ra, hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé kết hợp phát triển hạ tầng giao thông bộ, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực. Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang Lê Hữu Toàn cho biết, việc vận hành cống Cái Lớn, Cái Bé kết hợp với các cống ven biển An Biên, An Minh và các cống ven sông Cái Lớn, Cái Bé để điều tiết nguồn nước đã cơ bản đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ của dự án, đảm bảo ổn định nguồn nước, phục vụ hiệu quả cho các mô hình sản xuất theo hệ sinh thái ngọt, ngọt - lợ luân phiên, mặn - lợ. Từ năm 2021 đến nay, khu vực thượng lưu cống Cái Lớn, Cái Bé thuộc địa bàn các huyện Châu Thành, Giồng Riềng và Gò Quao vào mùa khô không còn phải đắp hơn 120 đập tạm để ngăn mặn, tiết kiệm được hàng chục tỷ đồng, vừa giảm ô nhiễm môi trường, vừa không ảnh hưởng đến giao thông thủy do việc đắp đập tạm gây ra.Từ khi cống Cái Lớn, Cái Bé đưa vào vận hành, khai thác cho đến nay, vùng sản xuất tại khu vực này chưa ghi nhận thiệt hại do xâm nhập mặn. Chỉ tiêu về độ mặn đã được kiểm soát hiệu quả theo từng thời điểm để phục vụ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang, từ khi hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé vận hành đến nay, các mô hình sản xuất tại địa phương ổn định, bước đầu phát huy hiệu quả theo hướng sản xuất hàng hóa so với trước đó. Ngành chức năng chuyên môn cùng với các địa phương triển khai thực nghiệm thí điểm, nhân rộng nhiều mô hình sản xuất bước đầu mang lại hiệu quả tích cực. Cụ thể như mô hình cánh đồng lớn sản xuất lúa 300 ha thực hiện ở hai huyện Giồng Riềng và An Biên, lợi nhuận trên 32 triệu đồng/ha, cao hơn so với lợi nhuận thông thường là 30,3 triệu đồng/ha; mô hình tôm - lúa quản lý cộng đồng 360 ha ở các huyện An Biên, An Minh, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận và Gò Quao, lợi nhuận trên 50 triệu đồng/ha, cao hơn so với lợi nhuận thông thường là 34,3 triệu đồng/ha; mô hình khóm (dứa) - cau - dừa thực hiện 200 ha ở hai huyện Châu Thành và Gò Quao 50 ha, lợi nhuận trên 147 triệu đồng/ha, cao hơn so với lợi nhuận thông thường là 137 triệu đồng/ha; mô hình khóm (dứa) - tôm 30 ha tại xã Vĩnh Phước A, huyện Gò Quao, lợi nhuận trên 143 triệu đồng/ha, cao hơn so với lợi nhuận thông thường là 71,5 triệu đồng/ha… Lãnh đạo tỉnh Kiên Giang yêu cầu các cơ quan chức năng chuyên môn của tỉnh tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các địa phương theo dõi, đánh giá tình hình thực tế, đề xuất giải pháp, định hướng phát huy tối đa giá trị, sản lượng các loại cây trồng, vật nuôi thích hợp, chiếm ưu thế, có giá trị kinh tế cao.Qua đó, nhân rộng các mô hình sinh kế và cơ cấu lại vùng sản xuất, tăng giá trị sản phẩm tạo ra, góp phần phát triển vùng sản xuất theo hướng ổn định, bền vững, an toàn, hiệu quả, thích nghi với điều kiện tự nhiên và đáp ứng với cơ chế thị trường, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Bên cạnh đó, từ khi cống Cái Lớn, Cái Bé đưa vào vận hành, khai thác, giao thông đường bộ qua cống thuận lợi, góp phần tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Giao thông thủy qua cống không ảnh hưởng do thời gian đóng cống ngắn và điều tiết qua âu thuyền trong trường hợp đóng cống hoàn toàn, phục vụ nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của nhân dân. Mặt khác, công trình hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé là một trong những công trình quy mô lớn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đang trở thành địa điểm thu hút nhiều du khách đến tham quan, du lịch. Trong năm 2022, nhiều đoàn khách trong và ngoài nước đến đây tham quan, tìm hiểu công trình, mở ra cơ hội, điều kiện để phát triển du lịch sông nước, vườn sinh thái tại địa phương thời gian tới. Nhìn chung, hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé bước đầu đã phát huy hiệu quả, cơ bản đáp ứng hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ của dự án phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh. Tuy nhiên, một số nhiệm vụ của dự án đến nay chưa thể thực hiện được do các công trình trong hệ thống chưa được xây dựng đồng bộ và khép kín. Hệ thống công trình đang quy trình vận hành tạm thời nên còn những bất cập. Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lâm Minh Thành nhấn mạnh, Dự án hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé có quy mô rất lớn, tác động liên tỉnh với vùng sản xuất lúa gạo, thủy sản và cây ăn trái. Qua thực tế vận hành, bước đầu đã mang lại kết quả khả quan, bảo vệ sản xuất hiệu quả, giảm chi phí so với trước đây do không phải đắp nhiều đập tạm, đập thời vụ trong mùa khô hằng năm. Tuy nhiên, việc vận hành đáp ứng nhu cầu sản xuất đa mục tiêu ngọt, mặn, lợ nên phát sinh những khó khăn, bất cập là điều không tránh khỏi do hệ thống thủy lợi này đang quy trình vận hành tạm thời, hạ tầng chưa đáp ứng, hệ thống cống trong vùng hưởng lợi chưa được đầu tư đầy đủ, đồng bộ, khép kín. Tỉnh sẽ tập trung nguồn lực, đầu tư hạ tầng kỹ thuật, các công trình thủy lợi trong vùng đảm bảo đồng bộ, khép kín để cùng với hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé vận hành, phát huy hiệu quả tích cực trong phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn, bền vững và hiệu quả, mang lại hiệu quả kinh tế cao các hợp phần sinh kế, cải thiện, nâng lên đời sống nhân dân trong vùng dự án./.Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Kiên Giang: Phát hiện tàu vận chuyển trái phép 70.000 lít dầu DO
17:13' - 18/02/2023
Đoàn Trinh sát số 2 (Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển) cho biết, trong lúc tuần tra, kiểm soát, đơn vị đã phát hiện tàu chở trái phép số lượng lớn dầu DO trên vùng biển Kiên Giang.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiên Giang chống khai thác thủy sản bất hợp pháp không báo cáo
13:50' - 18/02/2023
Tỉnh Kiên Giang vừa có thư kêu gọi nhân dân, nhất là chủ tàu cá, chủ doanh nghiệp đánh bắt, ngư dân trên địa bàn tỉnh, tích cực hưởng ứng việc chống khai thác thủy sản bất hợp pháp.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiên Giang dành hơn 6.230 tỷ đồng cho đầu tư công năm 2023
15:29' - 02/02/2023
Năm 2023, tổng vốn đầu tư công của tỉnh Kiên Giang là hơn 6.231 tỷ đồng, tăng trên 1.100 tỷ đồng so với năm 2022. Trong tháng đầu năm 2023, tỉnh đã giải ngân 212 tỷ đồng, tăng 2,66% so với cùng kỳ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường nông sản: Xuất khẩu gạo đã vượt 8 triệu tấn
17:25' - 24/11/2024
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, đến 15/11, xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt 8,05 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng thống Bulgaria đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
16:21' - 24/11/2024
Đây là chuyến thăm đầu tiên sau 11 năm của Tổng thống Bulgaria và cũng là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của ông Rumen Radev trên cương vị Tổng thống.
-
Kinh tế Việt Nam
Phối hợp giải đáp những vướng mắc về chính sách sản xuất nông nghiệp
13:26' - 24/11/2024
Ngày 24/11, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”.
-
Kinh tế Việt Nam
Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49%
12:44' - 24/11/2024
Trong 11 tháng năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49% so cùng kỳ, đạt 94,3% kế hoạch năm với hơn 51.343 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng cơ chế thu hút đầu tư phát triển hệ thống cảng biển
10:55' - 24/11/2024
Nhằm tạo đột phá, phát huy lợi thế cạnh tranh khác biệt, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Long An quyết tâm xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới
10:06' - 24/11/2024
Trong giai đoạn phát triển mới, tỉnh Quảng Nam tiếp tục phát huy các lợi thế cạnh tranh để thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển vọng ngành bán dẫn nơi “thủ phủ” công nghiệp
08:50' - 24/11/2024
Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo hướng ít đất, ít sử dụng lao động nhưng hiệu quả kinh tế và công nghệ cao, tỉnh Bắc Ninh đang hội tụ các yếu tố để phát triển ngành bán dẫn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04' - 23/11/2024
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21' - 23/11/2024
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.