Hiệu quả chính sách tín dụng với đồng bào dân tộc thiểu số
Gia Lai là tỉnh nghèo khu vực Bắc Tây Nguyên, có gần 50% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số.
Thời gian qua, Gia Lai luôn quan tâm tới hộ nghèo và các đối tượng chính sách, đặc biệt là các chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ và coi đây là giải pháp quan trọng, hiệu quả để thực hiện tốt mục tiêu quốc gia giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới.
Có thể nói, hành trình dẫn vốn tín dụng chính sách đến với bà con dân tộc thiểu số là sự chung tay của cả hệ thống chính trị nhằm giúp bà con phát huy nội lực, tự vươn lên phát triển kinh tế, nâng cao trình độ quản lý sản xuất.
Đây cũng là nhân tố hết sức quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, thu hẹp khoảng cách chênh lệch trong phát triển giữa vùng dân tộc thiểu số với các khu vực khác trong tỉnh Gia Lai.
Trong giai đoạn 2002 - 2019, việc giảm nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm và coi đây là một trong số nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Điều này được thể hiện rất rõ khi các chỉ tiêu giảm nghèo được đưa vào Nghị quyết của Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân cũng như kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của UBND tỉnh. Là một kênh vốn quan trọng thực hiện các chương trình giảm nghèo bền vững, tín dụng chính sách đã phát huy tối đa vai trò “bà đỡ” cho bà con dân tộc thiểu số ở các vùng đặc biệt khó khăn, là đòn bẩy kinh tế hỗ trợ bà con phát triển sản xuất để từng bước nâng cao đời sống vật chất - tinh thần, thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu, sớm hòa nhập vào sự phát triển chung của đất nước.Dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh đã tranh thủ nguồn vốn trung ương, nguồn vốn ngân sách địa phương kết hợp với công tác huy động vốn để mở rộng cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Trong đó, ưu tiên nguồn vốn cho các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi giúp bà con dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước.
Số hộ dân tộc thiểu số có dư nợ tại Ngân hàng Chính sách Xã hội chiếm tới 60,13% tổng số hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, quy mô tăng trưởng vốn của hộ dân tộc thiểu số trong hơn 15 năm qua bình quân 20,59%.
Thông qua 16 chương trình tín dụng chính sách đang triển khai trên địa bàn có14 chương trình đối tượng thụ hưởng có hộ dân tộc thiểu số; đặc biệt có 3 chương trình tín dụng dành riêng cho hộ dân tộc thiểu số.Cụ thể là: cho vay đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg (thay thế Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg); cho vay hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;
Cho vay phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg, UBND tỉnh đã chỉ đạo Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh, thực hiện công tác tham mưu, kiểm tra, giám sát việc triển khai chính sách tại cơ sở; chỉ đạo UBND các địa phương rà soát cho vay kịp thời, đảm bảo 100% số hộ nằm trong Đề án, có nhu cầu đều được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính sách.
Trong 15 năm thực hiện chính sách tín dụng đối với đồng bào dân tộc thiểu số, doanh số cho vay của Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Gia Lai đạt 11.618 tỷ đồng/653.010 lượt hộ vay thì riêng doanh số cho vay hộ dân tộc thiểu số đạt 4.786,6 tỷ đồng/312.791 lượt hộ vay.Đến 30/6/2019, tổng dư nợ là hộ đồng bào dân tộc thiểu số là 2.664,3 tỷ đồng, với 83.680 hộ dư nợ (chiếm tỷ lệ 60% tổng dư nợ tại chi nhánh), dư nợ bình quân đạt hơn 34 triệu đồng/hộ.
Chất lượng tín dụng chính sách không ngừng được nâng cao, tỷ lệ nợ quá hạn của hộ dân tộc thiểu số vay vốn các chương trình chiếm 0,035%/tổng dư nợ của hộ dân tộc thiểu số.Gắn với kết quả này là việc bà con đã biết sử dụng vốn vay đúng mục đích, phát huy hiệu quả của đồng vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, tạo công việc làm, nỗ lực vươn lên, từ đó góp phần vào mục tiêu giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.
Nếu như ở giai đoạn 2011 - 2015, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm từ 23,73% xuống còn 11,36% (riêng tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm từ 35,7% xuống còn 31,75%) thì ở giai đoạn 2016 - 2018, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 19,71% xuống còn 10,04% (riêng tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm từ 40,1% xuống còn 21,06%).
Sau hơn 15 năm, trong giai đoạn 2002 - 2019, vốn tín dụng chính sách đã góp phần giúp cho hơn 312 nghìn lượt hộ dân tộc thiểu số phát triển sản xuất, nâng cao đời sống và thoát nghèo.Trong đó, có hơn 116 nghìn hộ thoát nghèo; thu hút và tạo việc làm cho hơn 22 nghìn lao động (649 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài); giúp cho 5.056 học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng 10.509 căn nhà cho hộ nghèo; xây dựng 31.446 công trình cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
Đáng ghi nhận hơn hết, các chương trình tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh đã góp phần ngăn chặn tệ nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn, nhất là vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Gia Lai, Lê Văn Chí cho biết: Để đạt những kết quả trên, đối với một tỉnh nằm trong khu vực Tây Nguyên còn rất nhiều khó khăn, xuất phát điểm thấp như Gia Lai là nhờ vào sự vào cuộc quyết liệt của các ngành, các cấp, cả hệ thống chính trị ở cơ sở.Đặc biệt, từ khi có Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương các cấp đã quan tâm chuyển nguồn vốn ngân sách địa phương, số tiền 148 tỷ đồng, ủy thác qua Ngân hàng Chính sách Xã hội để mở rộng cho vay hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.Các đoàn thể chính trị - xã hội đã chung tay cùng hệ thống Ngân hàng Chính sách Xã hội triển khai có hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách trên địa bàn.
Cũng từ mô hình hoạt động đặc thù của Ngân hàng Chính sách Xã hội đã góp phần là cầu nối hữu hiệu giữa cấp ủy, chính quyền địa phương với nhân dân - trong đó có bà con dân tộc thiểu số thực hiện mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, gắn với giữ vững ổn định an ninh - chính trị - quốc phòng trên địa bàn./.
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Nguồn vốn tín dụng chính sách giúp nhiều hộ dân thoát nghèo
13:11' - 04/08/2019
Nhiều năm qua, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh An Giang đã thực hiện có hiệu quả các nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ, vốn tín dụng đến trực tiếp với người dân và phát huy hiệu quả.
-
Ngân hàng
Sử dụng hiệu quả "chiếc cần câu" từ nguồn vốn chính sách
09:19' - 02/08/2019
Nhờ vốn vay 50 triệu đồng chương trình cho vay hộ cận nghèo, gia đình chị Đặng Thị Thủy, xã Đông Hải, huyện Tiên Yên cũng đã đầu tư chăn nuôi lợn và vịt, mỗi năm thu nhập hàng trăm triệu đồng.
-
Ngân hàng
Tín dụng chính sách xã hội giúp tạo sự ổn định ở nông thôn
13:56' - 31/07/2019
Thông qua vốn tín dụng chính sách, đã có hơn 131.000 hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng được vay vốn phát triển sản xuất.
-
Ngân hàng
Điểm tựa cho thương binh, cựu chiến binh thoát nghèo
16:37' - 27/07/2019
Được hỗ trợ vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội, nhiều thương binh, cựu chiến binh tại Bến Tre tổ chức chăn nuôi làm ăn phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo.
-
Ngân hàng
Vốn chính sách giúp cựu chiến binh Lạng Sơn thoát nghèo
17:27' - 26/07/2019
Các hội viên vay vốn đều có ý thức sử dụng vốn, đầu tư đúng mục đích, có hiệu quả, qua đó xuất hiện ngày càng nhiều mô hình kinh tế như: trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng, kinh doanh dịch vụ…
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
ADB ra mắt mạng lưới khu vực đẩy nhanh bao phủ y tế toàn dân
20:55' - 08/07/2025
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) ngày 8/7 công bố ra mắt UHC PEERS – mạng lưới khu vực kết nối các chuyên gia và thực hành chia sẻ kiến thức về bao phủ y tế toàn dân tại châu Á – Thái Bình Dương.
-
Ngân hàng
Ngân hàng Thế giới kêu gọi minh bạch nợ công toàn cầu
20:25' - 08/07/2025
Giám đốc cấp cao phụ trách Chính sách Phát triển và Quan hệ Đối tác của Ngân hàng Thế giới (WB), kêu gọi tăng cường minh bạch nợ công toàn cầu nhằm ứng phó với những rủi ro ngày càng gia tăng.
-
Ngân hàng
Doanh nghiệp Trung Quốc đặt cược vào kịch bản đồng NDT giảm giá
19:03' - 08/07/2025
Các doanh nghiệp và nhà đầu tư Trung Quốc đang chuẩn bị cho kịch bản đồng NDT sẽ duy trì ổn định trong thời điểm hiện tại và sau đó sẽ giảm giá khi căng thẳng thương mại với Mỹ kéo dài.
-
Ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước cập nhật tiến độ sửa Nghị định 24 về quản lý thị trường vàng
17:47' - 08/07/2025
Ngân hàng Nhà nước đang tổng hợp ý kiến của các cơ quan, đơn vị để hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý thị trường vàng.
-
Ngân hàng
Khẳng định cam kết đồng hành cùng nữ doanh nhân
11:54' - 08/07/2025
VPBankSME – phân khúc khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, HoSE: VPB) – đã xuất sắc giành giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất cho doanh nghiệp nữ chủ 2025”.
-
Ngân hàng
Tín dụng tăng mạnh, chạm mốc 17,2 triệu tỷ đồng
10:44' - 08/07/2025
Tính đến hết 6 tháng đầu năm 2025, tín dụng toàn nền kinh tế đã đạt trên 17,2 triệu tỷ đồng, tăng 9,9% so với cuối năm 2024, tăng 19,32% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 8/7: Giá USD và NDT giảm tiếp
09:00' - 08/07/2025
Tỷ giá USD hôm nay 8/7 tại Vietcombank giao dịch ở mức 25.970 VND/USD (mua vào) và 26.330 VND/USD (bán ra), giảm 25 đồng ở cả hai chiều giao dịch.
-
Ngân hàng
Chinh phục thế hệ trẻ, VPBank Prime nhận giải thưởng quốc tế danh giá
17:34' - 07/07/2025
Thương hiệu tài chính VPBank Prime không ngừng mở rộng, khẳng định vị thế trong phân khúc khách hàng trẻ nhờ giải pháp linh hoạt, công nghệ thân thiện và trải nghiệm số hóa toàn diện.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 7/7: Giá ngoại tệ giảm nhẹ trong sáng đầu tuần
08:55' - 07/07/2025
Vietcombank niêm yết tỷ giá USD ở mức 25.995 - 26.355 VND/USD (mua vào - bán ra), giảm 15 đồng ở cả chiều mua và bán so với sáng 4/7.