Hiệu quả từ mô hình quản lý an toàn thực phẩm tại Tp. Hồ Chí Minh
Tích cực "chống" thực phẩm bẩn, song song với "xây" thực phẩm sạch, làm thay đổi nhận thức của người sản xuất, kinh doanh và cả người tiêu dùng là mục tiêu mà đơn vị này hướng tới.
* “Tuyên chiến” với thực phẩm bẩn Xuất phát từ thực tế công tác quản lý lĩnh vực an toàn thực phẩm còn “manh mún”, tháng 3/2017, với sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định thành lập Ban Quản lý an toàn thực phẩm trên cơ sở hợp nhất bộ máy nhân sự từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế và Sở Công thương – 3 đơn vị chia nhau “trấn giữ” vấn đề quản lý an toàn thực phẩm của Thành phố từ nhiều năm trước.Việc thành lập Ban Quản lý an toàn thực phẩm là lời “tuyên chiến” đanh thép của Thành phố Hồ Chí Minh với tình trạng thực phẩm bẩn, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân.
“Trước đây việc quản lý an toàn thực phẩm giao cho 3 sở cùng quản lý khiến đôi lúc xảy ra tình trạng đùn đẩy trách nhiệm hoặc chưa phối hợp tốt trong quản lý, tuy nhiên với Ban Quản lý an toàn thực phẩm, vấn đề an toàn thực phẩm là lẽ sống, là duy nhất và chúng tôi quyết tâm làm tốt”, bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ.
Kể từ khi ra đời, Ban Quản lý an toàn thực phẩm liên tục đưa ra các chương trình hành động thiết thực nhằm hạn chế thực phẩm bẩn xâm nhập vào thị trường, có lẽ thành công nhất là triển khai hiệu quả mô hình các đội quản lý an toàn thực phẩm đến tận từng quận, huyện.Hiện Ban đã xây dựng được 10 đội quản lý an toàn thực phẩm gồm 2 đội quản lý 2 chợ đầu mối là chợ Bình Điền và chợ Hóc Môn được phân công kiểm soát toàn bộ thực phẩm về chợ mỗi đêm. Cùng với đó là 8 đội quản lý ở 24 quận, huyện.
Bà Phạm Khánh Phong Lan cho hay: “Đây được xem là những “cánh tay nối dài” của Ban đến tận các ngóc ngách của Thành phố. Ban đã sử dụng 300/400 nhân sự hiện có để cơ cấu vào các đội này cũng như vào lực lượng thanh tra. Đây là lực lượng chủ chốt trong công tác thanh kiểm tra, giám sát vấn đề an toàn thực phẩm tại các địa phương”.
Từ khi có các đội quản lý an toàn thực phẩm, công tác kiểm soát an toàn thực phẩm trở nên hiệu quả hơn bởi các đội bám rất sát địa bàn. Chỉ trong 3 năm, lần lượt các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến và phân phối thực phẩm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đều được tập huấn, thanh tra, hậu kiểm… đầy đủ. “Việc thanh tra thường xuyên giúp các cơ sở có ý thức hơn trong việc tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm bởi họ luôn canh cánh nỗi lo có thể kiểm tra bất cứ lúc nào”, ông Nguyễn Minh Hải, Phó Trưởng ban Quản lý An toàn thực phẩm chia sẻ. Liên tục thanh tra, tích cực lấy mẫu thực phẩm kiểm nghiệm và xử phạt nghiêm khắc nếu có vi phạm nhằm đẩy lùi thực phẩm bẩn, không đảm bảo an toàn là những hoạt động xuyên suốt được Ban Quản lý an toàn thực phẩm thực hiện trong thời gian qua. Chỉ trong 3 năm, việc lấy mẫu, thanh kiểm tra, xử phạt vi phạm đều tăng hơn gấp nhiều lần so với những năm trước. Đặc biệt, lực lượng thanh tra của Ban Quản lý an toàn thực phẩm còn rất linh động trong xử lý các vi phạm về an toàn thực phẩm bằng cách áp dụng các quy định về hàng lậu, hàng giả của ngành Công thương, tiêu hủy tại chỗ các thực phẩm có dấu hiệu hư hỏng, không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc thay cho việc lấy mẫu kiểm nghiệm như trước đây.“Chúng tôi kiên quyết bằng mọi giá xử lý nhanh gọn thực phẩm nghi ngờ không đảm bảo, bởi nếu chờ đến khi có kết quả kiểm nghiệm thì toàn bộ thực phẩm này đã nằm gọn trong… bụng của người dân”, bà Phạm Khánh Phong Lan cho hay.
Bà Trần Thị Minh, tiểu thương chợ Phú Lâm (Quận 6) cho biết, Ban Quản lý an toàn thực phẩm thường xuyên tiến hành tập huấn về kiến thức an toàn thực phẩm cho tiểu thương trong chợ, cũng như liên tục kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ thực phẩm.“Dù ban đầu chúng tôi có hơi khó chịu nhưng lâu dần cũng quen và nếu mình tuân thủ đúng các quy định thì cũng không sợ bị kiểm tra như trước nữa. Tuy nhiên, tôi mong Ban Quản lý an toàn thực phẩm kiểm soát nghiêm cả thực phẩm buôn bán ở chợ tự phát bên ngoài nhằm đảm bảo công bằng cho chúng tôi”, bà Minh chia sẻ.
Bà Phạm Khánh Phong Lan thừa nhận, các chợ tự phát là vấn đề “đau đầu” trong công tác quản lý an toàn thực phẩm bởi nếu hệ thống siêu thị, chợ đầu mối, 236 chợ truyền thống đang dần đi vào chuẩn hóa thì vấn đề an toàn thực phẩm tại hàng ngàn chợ tự phát trên địa bàn vẫn đang bị bỏ ngỏ. * Cần cơ chế để kiểm soát an toàn thực phẩm tốt hơn Giáp Tết Nguyên đán năm 2018, thời điểm khá “nhạy cảm” về an toàn thực phẩm khi nhiều doanh nghiệp đang tích cực chuẩn bị tích trữ thực phẩm chuẩn bị sản xuất hàng Tết.Thông qua theo dõi, Đội quản lý An toàn thực phẩm số 4 (quản lý 3 địa bàn Hóc Môn, Củ Chi, Quận 12) đã phát hiện 2 container chứa hơn 20 tấn thịt lợn, thịt bò không rõ nguồn gốc tại xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn.
Được biết nguồn hàng này chuẩn bị được chế biến thành giò, chả… phục vụ thị trường Tết Nguyên đán. Do chủ hàng không chịu ký nhận vi phạm buộc Ban Quản lý an toàn thực phẩm phải lưu kho, lấy mẫu kiểm nghiệm.
Đến khi kết quả kiểm nghiệm xác định toàn bộ số thực phẩm này không đạt yêu cầu thì chủ hàng bỏ trốn. “Khi chủ hàng bỏ trốn, việc tiêu hủy toàn bộ 20 tấn thịt này đều thuộc trách nhiệm của chúng tôi và chúng tôi rất vất vả trong xử lý do vướng các thủ tục hành chính”, bà Phạm Khánh Phong Lan nhớ lại.
Đây là một trong những khó khăn mà trong thời gian thí điểm, Ban Quản lý an toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh phải đối mặt. Được chỉ định ngồi lên chiếc “ghế nóng” - Trưởng ban Quản lý an toàn thực phẩm thí điểm đầu tiên của cả nước, bà Phạm Khánh Phong Lan, nguyên Phó Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, bà gặp vô vàn khó khăn và áp lực.Trong thời gian thí điểm, Ban Quản lý được giao nhiệm vụ của một cơ quan tương đương cấp sở, có chức năng giúp UBND Thành phố tổ chức thực thi pháp luật về an toàn, vệ sinh thực phẩm trên địa bàn thành phố, nhưng các cơ chế và quy định pháp luật trong một số trường hợp lại không có hướng dẫn cụ thể cho mô hình thí điểm này, nên còn nhiều lúng túng. Vấn đề xử phạt trong vi phạm an toàn thực phẩm vẫn còn khá nhiêu khê, phức tạp, khiến đơn vị này nhiều khi rơi vào tình huống bị động, không biết phải xử trí ra sao.
Bên cạnh đó, dù hoạt động hiệu quả nhưng hệ thống các đội quản lý an toàn thực phẩm thuộc Phòng Thanh tra lại đang thực hiện nhiều chức năng, nhiệm vụ vượt quá chức năng, nhiệm vụ của Phòng Thanh tra. Trong khi đó, nguồn nhân lực lại chưa đủ mạnh cả về số lượng và chất lượng.
“Dù có nhiều khó khăn, thách thức, song anh em chúng tôi luôn bảo nhau phải nỗ lực hơn nữa để xây dựng hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm, vì sức khỏe của người dân.
Chúng tôi hy vọng, sau thời gian thí điểm 3 năm sẽ được chấp thuận chuyển đổi thành Sở Quản lý an toàn thực phẩm, nhằm tạo điều kiện cho chúng tôi có đầy đủ cơ sở pháp lý, phát huy hiệu quả công tác, phù hợp với thực tế hoạt động”, bà Phạm Khánh Phong Lan kiến nghị.
Đồng tình với kiến nghị này, bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, trong bối cảnh hội nhập, khi mà quy mô, chủng loại hàng hóa và mức độ trao đổi thương mại ngành thực phẩm ngày càng lớn, đa dạng như hiện nay, vấn đề quản lý an toàn thực phẩm càng trở nên phức tạp hơn bao giờ hết.Các doanh nghiệp ngành rất cần một cơ quan tương đương cấp sở đưa ra những giải pháp kiểm soát chặt chẽ hơn, cũng như đề xuất Nhà nước xây dựng chế tài xử lý mang tính răn đe mạnh hơn nữa, tạo điều kiện bảo vệ các doanh nghiệp làm ăn chân chính.
Một đầu mối để quản lý, một cơ quan để chịu trách nhiệm với vấn đề an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cho người dân là nhu cầu cấp thiết của một đô thị lớn như Thành phố Hồ Chí Minh./. Xem thêm:>>JICA hỗ trợ Việt Nam kiểm nghiệm an toàn thực phẩm
>>Tp. Hồ Chí Minh kiểm tra cơ sở cung cấp suất ăn tập thể cho công ty, trường học
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Hà Nội công bố danh mục thủ tục hành chính về an toàn thực phẩm
10:02' - 14/08/2019
Hà Nội công bố danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực an toàn thực phẩm thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế Hà Nội và UBND cấp huyện.
-
Thị trường
Bộ Công Thương phát hành “Cẩm nang quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ”
12:03' - 18/07/2019
Bộ Công Thương đã xây dựng và phát hành cuốn “Cẩm nang quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ” gồm những nội dung cơ bản về tầm quan trọng của ATTP, quản lý nhà nước về lĩnh vực ATTP tại Việt Nam.
-
Đời sống
Tuyến phố an toàn thực phẩm tại Hà Nội: Nhiều chủ cơ sở chưa ủng hộ
09:15' - 13/07/2019
Sau hơn một năm triển khai thí điểm tuyến phố an toàn thực phẩm có kiểm soát trên địa bàn Hà Nội, kết quả đạt được vẫn rất khiêm tốn do còn nhiều khó khăn.
-
Chuyển động DN
GrabFood hưởng ứng ngày An toàn thực phẩm thế giới lần đầu tiên tại Việt Nam
15:54' - 07/06/2019
Ngày 7/6, Cục An toàn thực phẩm và Grab (GrabFood) phát động chuỗi sự kiện hưởng ứng ngày An toàn thực phẩm thế giới lần đầu tiên tại Việt Nam.
-
Thị trường
Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm
14:04' - 13/05/2019
Nhằm tạo niềm tin cho người tiêu dùng qua việc siết chặt kỷ cương đẩy lùi nạn thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 43/2018/TT-BCT về an toàn thực phẩm.
-
Kinh tế & Xã hội
Đồng Nai xử phạt hộ kinh doanh vi phạm an toàn thực phẩm 90 triệu đồng
18:03' - 10/05/2019
Ngày 10/5, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hộ kinh doanh vi phạm an toàn thực phẩm gây ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể thuộc Công ty Cổ phần Five Stars.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Mỹ: Đảng Dân chủ lên kế hoạch bầu lãnh đạo mới
13:10'
Đảng Dân chủ Mỹ ngày 25/11 thông báo sẽ bầu lãnh đạo đảng mới vào tháng 2/2025. Cuộc bầu chọn này được cho là điểm khởi đầu quan trọng sau thất bại của đảng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vừa qua.
-
Kinh tế & Xã hội
Va chạm với thiết bị bay không người lái, một người tử vong
11:59'
Vụ va chạm gây tai nạn là lời cảnh báo cho việc không đảm bảo an toàn, chủ quan của cả hai bên: người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông và điều khiển thiết bị bay không người lái.
-
Kinh tế & Xã hội
Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học: Quy đổi điểm trúng tuyển các phương thức về thang điểm chung
11:36'
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non.
-
Kinh tế & Xã hội
Độc lạ vườn hồng 130 năm tuổi hấp dẫn du khách
11:00'
Những ngày này, vườn hồng cổ gần 130 năm tuổi ở núi Đại Huệ, xã Nam Anh (huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) đã thu hút hàng trăm du khách đến tham quan, check-in.
-
Kinh tế & Xã hội
Giải quyết dứt điểm việc hỗ trợ di dời nhà máy để làm cao tốc Vạn Ninh-Cam Lộ
10:31'
UBND huyện Vĩnh Linh và Công ty cổ phần Lâm sản Quảng Trị (công ty) vẫn chưa tìm được “tiếng nói chung” để giải quyết dứt điểm việc hỗ trợ, bồi thường di dời nhà máy để thực hiện Dự án cao tốc.
-
Kinh tế & Xã hội
Giáo sư người Việt được bầu làm Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới
09:55'
Thiếu tướng, Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học, Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Thế Hoàng, Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 được bầu làm Viện sĩ chính thức của Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (TWAS).
-
Kinh tế & Xã hội
Lạng Sơn ưu tiên thu hút đầu tư hạ tầng và phát triển kinh tế cửa khẩu
08:26'
Đối với Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn và các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh, tập trung thu hút và mở rộng các dự án phát triển các kho, bãi có sức chứa lớn.
-
Kinh tế & Xã hội
Lai Châu định hướng phát triển mạnh kinh tế biên mậu
07:00'
Lai Châu có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biên mậu với đường biên giới dài trên 265 km giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
-
Kinh tế & Xã hội
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay ngày 26/11/2024
05:00'
Bnews. Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 26/11, sáng mai 27/11, các trận đấu trong nước, quốc tế đêm nay và sáng mai được cập nhật mới nhất, chính xác nhất. Lịch thi đấu ngoại hạng Anh,La Liga, Bundesliga.