Hội nghị BRICS: Tuyên bố chung đề cập loạt vấn đề nóng
Tuyên bố chung CỦA BRICS trong đó đưa ra những đánh giá tổng thể về tình hình thế giới cũng như các mục tiêu dài hạn của nhóm.
Theo tuyên bố chung, lãnh đạo các nước đã xác định rõ các tiêu chí và quy định liên quan đến danh mục quốc gia đối tác, đồng thời bày tỏ hoan nghênh sự quan tâm lớn từ các quốc gia ở Nam Bán cầu đối với BRICS. Các nhà lãnh đạo cũng cam kết "tiếp tục thúc đẩy phát triển thể chế BRICS”.
Lãnh đạo các nước BRICS cũng đạt được đồng thuận về việc tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại giữa các quốc gia thành viên. Tuyên bố khẳng định vai trò của các công cụ tiêu chuẩn hóa trong việc thúc đẩy thương mại và nhất trí tăng cường hợp tác trong lĩnh vực thuế để xây dựng một hệ thống thuế quốc tế tiên tiến, ổn định và hiệu quả hơn. Họ cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của dữ liệu và thông tin trong việc ra quyết định hiệu quả.
Tuyên bố chung nêu rõ các nhà lãnh đạo kêu gọi trao vai trò lớn hơn cho các nước Nam Bán cầu trong việc góp phần đưa ra những quyết định toàn cầu. Văn kiện này khẳng định: "Chúng tôi kêu gọi sự tham gia tích cực và có ý nghĩa hơn của các nền kinh tế mới nổi, các nước đang phát triển và kém phát triển, đặc biệt từ châu Phi, châu Mỹ Latinh và Caribe trong các quá trình ra quyết định toàn cầu.
Tuyên bố chung cũng đề cập đến việc các nhà lãnh đạo nhấn mạnh sự cần thiết phải cải cách cấu trúc tài chính quốc tế để đối phó với các thách thức toàn cầu, đảm bảo tính toàn diện và công bằng hơn cho các quốc gia thành viên. Văn kiện hoan nghênh sáng kiến thành lập sàn giao dịch ngũ cốc trong khuôn khổ BRICS, với kế hoạch mở rộng sang các lĩnh vực nông nghiệp khác trong tương lai. Các nhà lãnh đạo cũng nhấn mạnh lợi ích của việc sử dụng các công cụ thanh toán xuyên biên giới nhanh chóng và chi phí thấp, đồng thời khuyến khích việc sử dụng đồng tiền địa phương trong các giao dịch giữa các quốc gia BRICS và đối tác thương mại.
Liên quan đến tình hình xung đột ở Trung Đông, tuyên bố chung bày tỏ đặc biệt quan ngại về tình hình nhân đạo ở các vùng lãnh thổ Palestine, đặc biệt là sự gia tăng bạo lực ở Dải Gaza và Bờ Tây. Lãnh đạo các nước kêu gọi một lệnh ngừng bắn tại Dải Gaza, cũng như hối thúc Israel chấm dứt chiến dịch quân sự tại miền Nam Liban.
Về cuộc xung đột Nga-Ukraine, lãnh đạo các nước khẳng định tầm quan trọng của việc các quốc gia tuân thủ nhất quán với các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc. Tuyên bố ghi nhận các đề xuất về trung gian hòa giải nhằm đạt được giải pháp hòa bình thông qua đối thoại và ngoại giao.
Về phòng ngừa đại dịch trong tương lai, các nhà lãnh đạo ủng hộ các sáng kiến của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển vaccine BRICS, nhằm phát triển Hệ thống cảnh báo sớm tích hợp của BRICS để phòng ngừa các rủi ro về bệnh truyền nhiễm.
Tuyên bố chung cũng đề cập tới cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, trong đó lãnh đạo các nước BRICS cam kết tăng cường hợp tác để giảm khí thải nhà kính. Tuy nhiên, họ cũng chỉ ra rằng các biện pháp khí hậu mà một số quốc gia áp đặt đơn phương lên các nước khác có thể gây bất lợi cho các nước thành viên./.
- Từ khóa :
- Brics
- hội nghị brics
- nga
- vấn đề nóng
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị BRICS: Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS
21:03' - 23/10/2024
Ngày 23/10, tại Hội nghị Cấp cao Nhóm BRICS ở Kazan, Nga, các nhà lãnh đạo đã nêu ra nhiều dự án chung, từ trao đổi ngũ cốc đến hệ thống thanh toán xuyên biên giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ai Cập kêu gọi BRICS trao đổi thương mại bằng đồng tiền quốc gia
10:54' - 23/10/2024
Tổng thống Abdel-Fattah El-Sisi ngày 22/10 đã kêu gọi thúc đẩy trao đổi thương mại bằng đồng tiền quốc gia giữa các nước thành viên Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS)...
-
Phân tích - Dự báo
Những ưu thế vượt trội của BRICS
06:30' - 23/10/2024
Các nước BRICS sản xuất năng lượng nhiều hơn 74% so với G7 và diện tích trồng trọt ở các nước BRICS cao hơn gấp đôi diện tích đất canh tác ở G7.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ đề nghị Google bán trình duyệt Chrome
17:09'
Ngày 20/11, Chính phủ Mỹ đã yêu cầu một thẩm phán ra lệnh cho Google bán trình duyệt Chrome – một trong những trình duyệt Internet phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.
-
Kinh tế Thế giới
Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho EU
15:54'
Tháng 9/2024 ghi dấu lần đầu tiên kể từ năm 2022, Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU).
-
Kinh tế Thế giới
Philippines xây dựng trang trại điện Mặt Trời lớn nhất từ trước tới nay
15:35'
Bộ Năng lượng Philippines ngày 21/11 thông báo nước này bắt đầu xây dựng cơ sở lưu trữ năng lượng pin và Mặt Trời lớn nhất từ trước đến nay ở nước này.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Đàm phán tài chính khí hậu trước nhiều rào cản
14:40'
COP29 đang bước vào giai đoạn quyết định, với những cảnh báo về những thách thức lớn trong việc đạt được thỏa thuận hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục kích thích kinh tế
09:14'
Trung Quốc sẽ tăng cường nỗ lực thúc đẩy nâng cấp thiết bị quy mô lớn và giao dịch hàng tiêu dùng, với các kế hoạch tăng cường giám sát các quỹ và những biện pháp kích thích chi tiêu tiêu dùng.
-
Kinh tế Thế giới
Khủng hoảng ngành thép ở nền kinh tế lớn thứ tư châu Á
08:35'
Chỉ trong vòng 4 tháng đã có tới 3 nhà máy sản xuất thép lớn tại Pohang công bố đóng cửa gồm Pohang 2 của Hyundai Steel, Pohang Steel 1 và Pohang 1 của POSCO đóng cửa hồi tháng 7.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Các quốc gia giàu có cam kết không xây mới nhà máy điện than
20:52' - 20/11/2024
Vương quốc Anh, Canada, Pháp, Đức và Australia nằm trong số các nền kinh tế phát triển ký cam kết tự nguyện này.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản rót 65 tỷ USD vào lĩnh vực vi mạch và trí tuệ nhân tạo
20:26' - 20/11/2024
Gói đầu tư này được xem là sự chuẩn bị cho một thế giới đầy bất ổn, khi lo ngại về khả năng Trung Quốc tác động đến trung tâm sản xuất chip toàn cầu Đài Loan (Trung Quốc) ngày càng gia tăng.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị G20: Cân bằng giữa kỳ vọng và thách thức
15:03' - 20/11/2024
Hội nghị G20 đặt trọng tâm vào cuộc chiến chống đói nghèo và bất bình đẳng xã hội, bên cạnh các vấn đề nóng như cải cách quản trị toàn cầu, chuyển đổi năng lượng và đánh thuế quốc tế công bằng hơn.