Hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm thực phẩm an toàn ngành công thương

16:24' - 06/11/2020
BNEWS Tại hội nghị, các đại biểu đã trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm thúc đẩy sản xuất, phân phối sản phẩm thực phẩm an toàn, và nâng cao hiệu quả chuỗi liên kết thực phẩm an toàn từ sản xuất đến tiêu thụ.

Ngày 6/11, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức hội nghị Hỗ trợ kết nối tiêu thụ các sản phẩm thực phẩm ngành công thương. Đây là sự kiện nằm trong chương trình “Hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm thực phẩm an toàn ngành công thương”.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng cho biết, những hoạt động kết nối này đã góp phần hình thành chuỗi cung ứng giữa nhà sản xuất và nhà phân phối, một mặt  hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm thực phẩm an toàn, mặt khác giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận với các sản phẩm thực phẩm an toàn.

Thứ trưởng Cao Quốc Hưng khẳng định, những ý kiến của các Bộ, ban ngành, các doanh nghiệp, chuyên gia kinh tế sẽ được Bộ Công Thương tổng kết nhằm xác định, nắm bắt nhu cầu kết nối tiêu thụ các sản phẩm thực phẩm an toàn ngành công thương; từ đó đề xuất kế hoạch, nhiệm vụ nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm thực phẩm an toàn trong nước nói chung.

Bên cạnh việc ban hành các chính sách về quản lý an toàn thực phẩm ngành công thương, thời gian qua Bộ Công Thương cũng đã tích cực triển khai các hoạt động nhằm phát triển hệ thống phân phối sản phẩm thực phẩm an toàn và quản lý chợ an toàn thực phẩm, kết nối tiêu thụ sản phẩm thực phẩm an toàn.

Cùng với đó, Bộ đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm kích cầu tiêu dùng, thực hiện chương trình xúc tiến thương mại quốc gia; phối hợp với các bộ, ngành kiểm soát và ngăn chặn việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm hàng giả, kém chất lượng, nhập lậu không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Tại hội nghị, cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và các chuyên gia kinh tế đã thảo luận, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm thúc đẩy hoạt động sản xuất, phân phối sản phẩm thực phẩm an toàn, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của các chuỗi liên kết thực phẩm an toàn từ sản xuất đến tiêu thụ.

Bà Lê Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước cho biết, Bộ Công Thương cũng đã tích cực triển khai các hoạt động nhằm phát triển hệ thống phân phối sản phẩm thực phẩm an toàn và quản lý chợ an toàn thực phẩm, kết nối tiêu thụ sản phẩm thực phẩm an toàn; tổ chức nhiều hoạt động nhằm kích cầu tiêu dùng, thực hiện chương trình xúc tiến thương mại Quốc gia.

Cùng đó, Bộ cũng đã phối hợp với các bộ, ngành kiểm soát và ngăn chặn việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm hàng giả, kém chất lượng, nhập lậu không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Cụ thể, Bộ đã phối hợp với Tập đoàn Central Retail Việt Nam- chuỗi siêu thị BigC và Go! tổ chức các hoạt động kết nối tiêu thụ đặc sản an toàn như Tuần lễ cá sông Đà; Tuần lễ nhãn và nông sản an toàn tỉnh Sơn La; Tuần lễ vải thiều Bắc Giang; Tuần lễ đặc sản Tây Bắc và các tỉnh miền núi phía Bắc…

Ngoài ra, phối hợp với một số địa phương như Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Long An, An Giang, Đồng Tháp tổ chức hội nghị kết nối đưa nguồn hàng thực phẩm an toàn, chất lượng vào hệ thống phân phối nhằm giới thiệu hàng Việt Nam chất lượng cao và an toàn, đạt chất lượng chứng nhận xuất xứ phục vụ người dân dịp lễ Tết cuối năm.

Bà Lê Việt Nga cho hay, tính đến năm 2019 cả nước có 15 tỉnh thực hiện việc nhân rộng và xây dựng được 125 mô hình chợ bảo đảm an toàn thực phẩm. Các địa phương đi đầu trong việc nhân rộng mô hình có thể kể đến như Thanh Hoá, Tiền Giang, Tp. Hồ Chí Minh, Vĩnh Long. Dự kiến trong năm 2020, Bộ Công Thương tiếp tục hỗ trợ 6 địa phương gồm Bắc Kạn, Lào Cai, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đồng Tháp, Bến Tre xây dựng mô hình.

Bên cạnh đó, năm 2020 này Bộ Công Thương tiếp tục cắt giảm một số điều kiện đầu tư kinh doanh từ đó nâng cao vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, đẩy mạnh truyền thông, phổ biến các kiến thức cơ bản về an toàn thực phẩm, các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm cho hàng nghìn cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Bộ Công Thương đã, đang và sẽ tiếp tục thực hiện tốt các cơ chế, chính sách, chương trình hỗ, thúc đẩy các đơn vị kinh doanh các sản phẩm thực phẩm an toàn để cung cấp cho thị trường nhằm xây dựng nền thực phẩm an toàn.

Tại hội nghị, cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và các chuyên gia kinh tế đã thảo luận, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm thúc đẩy hoạt động sản xuất, phân phối sản phẩm thực phẩm an toàn, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của các chuỗi liên kết thực phẩm an toàn từ sản xuất đến tiêu thụ./.

Tin liên quan

  • Tăng sức cạnh tranh cho hàng Việt Kinh tế Việt Nam

    Tăng sức cạnh tranh cho hàng Việt

    15:05' - 29/10/2020

    Hàng hoá Việt Nam được hưởng lợi gia tăng xuất khẩu do các FTA mang lại, song cũng phải đối mặt với thách thức khi lượng hàng hoá các nước nhập khẩu vào thị trường nội địa nhiều hơn.


Tin cùng chuyên mục