Hòa Bình bảo đảm an toàn các công trình thuỷ lợi mùa mưa bão
Để bảo đảm an toàn, phòng chống ngập úng và giảm thiểu thiệt hại các công trình thuỷ lợi trong mùa mưa bão năm 2023, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình đã tăng cường giám sát, theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình mưa lũ, điều tiết lượng nước trong hồ hợp lý. Đặc biệt là triển khai thực hiện phương án bảo đảm an toàn công trình hồ chứa nhỏ, xung yếu và đang thi công.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình, hiện nay, toàn tỉnh có 544 hồ chứa thủy lợi các loại; trong đó, có 49 hồ lớn dung tích từ 3 - 10 triệu m3, (chiều cao từ 15 m trở lên), 151 hồ đập loại vừa dung tích từ 0,5 - 3 triệu m khối (chiều cao đập từ 10 - 15 m), 344 hồ đập loại nhỏ dung tích từ 0,05 - 0,5 triệu m khối (chiều cao đập từ 5 - 10 m). Số lượng hồ đập hư hỏng, xuống cấp, chảy tràn cần được sửa chữa là 170 hồ. Đến nay, đã có 22 công trình hồ chứa đang được đầu tư sửa chữa (7 hồ đang thi công hoàn thiện các hạng mục; 15 hồ đang thực hiện các thủ tục nghiệm thu bàn giao).
Bà Nguyễn Thị Lan Thu, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình cho biết, nhằm sẵn sàng ứng phó với tình huống trong mùa mưa bão năm 2023, Chi cục đã phối hợp với các huyện rà soát toàn bộ hệ thống hồ chứa trên địa bàn tỉnh và cùng với Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Hòa Bình kiểm tra, rà soát, gia cố những hạng mục xuống cấp để có biện pháp xử lý kịp thời khi mùa mưa bão tới.
Thực hiện chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình, Chi cục đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn, xã, phường, thị trấn theo dõi chặt chẽ các bản tin thời tiết, dự báo tình hình mưa bão của cơ quan chuyên ngành khí tượng thủy văn. Bên cạnh đó, triển khai phương án bảo đảm an toàn, vận hành công trình thủy lợi tiêu nước phục vụ sản xuất, dân sinh. Đặc biệt, thực hiện nghiêm túc các công điện của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai và khoanh vùng diện tích có nguy cơ bị ngập lụt, úng để có phương án cụ thể, phù hợp với đặc điểm địa hình, tình hình mưa và năng lực công trình tiêu úng.
Theo ông Phạm Tuấn Anh, Giám đốc Chi nhánh Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Hòa Bình tại huyện Lạc Sơn, hiện nay, Chi nhánh Công ty quản lý 83 công trình hồ, đập, thuỷ lợi trên địa bàn huyện; trong đó, có 60 hồ chứa. Các hồ chứa có dung tích vừa và nhỏ, nhiệm vụ chủ yếu là tích nước phục vụ nhu cầu dân sinh, tưới tiêu, nuôi trồng thủy sản và chức năng phòng lũ cho hạ du.
Để đảm bảo quản lý, khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi, hàng năm Chi nhánh xây dựng phương án được các cơ quan chuyên môn của tỉnh phê duyệt. Ngay từ đầu mùa mưa bão, Chi nhánh đã phối hợp với các UBND các xã, thị trấn và đơn vị cơ sở kiểm tra, đánh giá toàn bộ các hạng mục công trình có nguy cơ mất an toàn để xây dựng phương án với phương châm "4 tại chỗ". Qua đánh giá trước mùa mưa bão năm 2023, toàn bộ các công trình do Chi nhánh công ty quản lý đều đảm bảo tưới tiêu và thoát nước chống ngập úng trong mùa mưa bão.
Bà Nguyễn Thị Lan Thu cho biết thêm, để thực hiện tốt việc ứng phó, bảo vệ công trình thủy lợi trước, trong và sau mùa mưa lũ năm 2023, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cũng đã chỉ đạo các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện dự phòng đảm bảo ứng phó ngay khi có sự cố xảy ra. Đồng thời, kiên quyết xử lý đối với các tổ chức, cá nhân không thực hiện quy định của pháp luật về quản lý an toàn công trình thủy lợi.
Ngoài ra, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh yêu cầu các đơn vị liên quan thực hiện vận hành các hồ chứa theo đúng quy trình được phê duyệt; hồ chứa có cửa van xả lũ điều chỉnh mực nước hồ để chủ động đón lũ, bảo đảm tuyệt đối an toàn công trình, không xả lũ bất thường gây mất an toàn cho vùng hạ du; tích nước hợp lý đối với hồ chứa có dung tích trữ thấp.
Bên cạnh đó, Sở đôn đốc các đơn vị kiểm tra các công trình đang thi công, đảm bảo hoàn thành tiến độ thi công vượt lũ, chống lũ an toàn; tuyệt đối không thi công các hạng mục công trình chính trong mùa mưa lũ.
Mặt khác, Sở tăng cường truyền thông, phổ biến chính sách, pháp luật về thủy lợi nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, bảo đảm an toàn công trình; nâng cao nhận thức, năng lực ứng phó của người dân ở vùng hạ du đập; tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo vệ công trình thủy lợi…
Hàng năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình đã đề xuất Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn bố trí kinh phí phân bổ cho các địa phương để chủ động trong việc tu sửa, nâng cấp các công trình thủy lợi bị hư hỏng. Đặc biệt, đối với các hồ chứa để đảm bảo công trình an toàn, phát huy hiệu quả phục vụ sản xuất; lắp đặt hệ thống giám sát vận hành, thiết bị thông tin, cảnh báo an toàn cho đập và vùng hạ du./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Đề xuất cắt giảm chi phí quản lý với tổ chức thủy lợi để xảy ra vi phạm
15:49' - 23/06/2023
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đề nghị các tổ chức thủy lợi phối hợp với các cấp chính quyền kiểm tra, kiên quyết xử lý những vụ việc vi phạm đối với các công trình thủy lợi.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ tài chính cho ngành bán dẫn
21:44' - 02/11/2024
Chính phủ Nhật Bản đã lập ra một kế hoạch hỗ trợ tài chính cho ngành công nghiệp bán dẫn của nước này, tận dụng các tài sản tại tập đoàn NTT để chi trả cho một chương trình kéo dài trong nhiều năm.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương tiếp nhận đề nghị miễn trừ chống bán phá giá thép hợp kim trước ngày 1/12
17:24' - 02/11/2024
Căn cứ Điều 15 và khoản 3 Điều 16 Thông tư số 37/2019/TT-BCT, Bộ Công Thương đề nghị các doanh nghiệp gửi Hồ sơ đề nghị miễn trừ chống bán phá giá thép hợp kim trước ngày 1/12/2024.
-
DN cần biết
Gia hạn nộp bản trả lời câu hỏi điều tra chống bán phá giá ván sợi gỗ từ Thái Lan, Trung Quốc
12:33' - 02/11/2024
Ngày 25/9/2024, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 2549/QĐ-BCT về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm ván sợi gỗ có xuất xứ từ Thái Lan và Trung Quốc.
-
DN cần biết
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
10:46' - 02/11/2024
Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, ngày 28/10, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam.
-
DN cần biết
Trung Quốc dỡ bỏ hạn chế đầu tư nước ngoài trong ngành sản xuất
19:01' - 01/11/2024
Danh sách hạn chế quốc gia về đầu tư nước ngoài mới có hiệu lực từ ngày 1/11, loại bỏ hai mục cuối cùng liên quan đến ngành sản xuất còn tồn tại trong danh sách trước đó.
-
DN cần biết
Mở lối xuất khẩu xanh để không bị loại khỏi cuộc chơi
16:14' - 01/11/2024
Xuất khẩu xanh đang là xu hướng không thể đảo ngược và doanh nghiệp buộc phải nắm vững xu thế này nhằm giữ tốc độ tăng trưởng, giữ được thị phần để tham gia cuộc chơi trên toàn cầu.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương sắp tổ chức Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024
15:01' - 01/11/2024
Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024 với chủ đề “Khu thương mại tự do - giải pháp đột phá thúc đẩy tăng trưởng logistics” sẽ diễn ra Bà Rịa - Vũng Tàu) sẽ diễn ra vào đầu tháng 12 tại Bà Rịa- Vũng Tàu.
-
DN cần biết
Hải quan Lạng Sơn chuyển đổi số trong xử lý thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa
13:00' - 01/11/2024
Hiện nay, nhờ áp dụng công nghệ thông tin, nhất là phần mềm cửa khẩu số, doanh nghiệp, lái xe đã không cần phải đến trực tiếp kê khai xuất nhập khẩu.
-
DN cần biết
Nền tảng thương mại điện tử Temu gặp rắc rối ở châu Âu
21:46' - 31/10/2024
Ngày 31/10, EU đã khởi động cuộc điều tra đối với nền tảng thương mại điện tử Temu vì nghi ngờ nền tảng này chưa hành động đủ để ngăn chặn các hoạt động bán sản phẩm bất hợp pháp.