Hóa giải thách thức, nâng tầm chuỗi giá trị tôm Việt
Ngày 12/4, trong khuôn khổ Hội chợ triển lãm quốc tế công nghệ ngành tôm Việt Nam 2023 diễn ra tại Cần Thơ, Tổng cục Thủy sản Việt Nam phối hợp cùng Hội Nghề cá Việt Nam tổ chức hội thảo "Định hướng chính sách, nâng tầm chuỗi giá trị tôm Việt". Các ý kiến, đề xuất từ các doanh nghiệp, chuyên gia đã góp phần hóa giải thách thức, giúp tôm Việt vươn tầm cao mới. *Thách thức giá thành sản xuất và con giống Những năm gần đây, ngành tôm Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc khi luôn nằm trong nhóm 3 quốc gia là Ấn Độ, Ecuador và Việt Nam dẫn đầu về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, ngành tôm Việt vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là yêu cầu sản phẩm không chỉ đạt chất lượng, an toàn mà phải có giá bán cạnh tranh. Tổng Thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) Trương Đình Hòe nhận định, năm 2023, xuất khẩu tôm sẽ đối mặt với nhiều thách thức lớn, nhất là về giá cả. Trên thị trường thế giới, giá tôm giảm dần từ cuối năm 2022 và dự kiến còn tiếp tục giảm khi nguồn cung toàn cầu tăng lên khoảng 6 triệu tấn. Ở trong nước, giá tôm nguyên liệu lại tăng nên chế biến xuất khẩu khó khăn. "Cuối tháng 2/2023, giá tôm Ấn Độ loại 40 con/kg, có giá khoảng 110.000 đồng/kg (4,53 USD/kg). Trong khi đó, tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long gần 170.000 đồng/kg, cao hơn 54%", ông Hòe so sánh.
Với những thách thức mà ngành tôm đang phải đối mặt, làm sao có thể nâng cao sức cạnh tranh của ngành tôm Việt trên thị trường? Giá thành tôm nuôi là mối quan tâm lớn của người nuôi, doanh nghiệp và các chuyên gia. Ở góc độ chuyên gia về tôm, Tiến sĩ Trần Hữu Lộc (Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng, người nuôi tôm nên thay đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp thành kinh tế nông nghiệp. Bởi hiện nay, sản xuất là để cạnh tranh với thị trường quốc tế. Vì vậy, giá thành sản xuất đủ độ cạnh tranh, chất lượng sản phẩm và truy xuất nguồn gốc minh bạch. Vì thế, Tiến sĩ Lộc đề xuất nuôi tôm phải lựa chọn được mô hình phù hợp với yếu tố kỹ thuật (quản lý sản xuất, vận hành hệ thống nuôi, xử lý chất thải nuôi tôm, xử lý dịch bệnh,...). Bên cạnh đó, người nuôi tôm nên xem xét tối ưu sử dụng: vốn, lao động, diện tích nuôi, nguồn nước, con giống,...Từ đó, sẽ giúp mô hình nuôi tôm tăng về sản lượng, giá thành, giảm yếu tố rủi ro,... "Chỉ cần ngành tôm thay đổi tư duy để có thể sản xuất tôm giá rẻ hơn, đủ sức cạnh tranh. Khi nuôi tôm với mật độ thưa, yếu tố dịch bệnh cũng giảm, áp lực sử dụng các loại thuốc, hóa chất ít, đảm bảo được mặt chất lượng, an toàn dư lượng kháng sinh để con tôm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu", Tiến sĩ Lộc nhận định. Quản lý tôm giống đảm bảo chất lượng, an toàn với dịch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, quyết định hiệu quả sản xuất của ngành tôm. Đó cũng là giải pháp để giảm giá thành tôm nuôi Việt Nam. Để có được con tôm giống chất lượng, theo ông Lê Văn Quang, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Minh Phú đưa ra giải pháp già hóa tôm bố mẹ theo hướng chống chịu với dịch bệnh và thích ứng môi trường tại Việt Nam; kiểm soát tốt nguồn thức ăn cho tôm bố mẹ; sản xuất tôm giống chất lượng cao, minh bạch; xây dựng các quy trình nuôi tôm tối ưu giá thành thấp cho từng mô hình nuôi (tôm sú rừng, tôm sú quảng canh, tôm sú bán thâm canh, tôm sú - lúa, tôm thẻ chân trắng thâm canh,...). Song song với đó là, xây dựng các quy trình nuôi tôm tối ưu giá thành thấp bằng cách quy hoạch những vùng nuôi tập trung lớn có kênh cấp - thoát nước riêng và có cơ sở hạ tầng giao thông điện nước hoàn chỉnh; ứng dụng số hóa trong nuôi tôm để quản lý truy xuất và giảm chi phí nhân công,... "Bên cạnh đó, người nuôi tôm phải làm tốt quan trắc môi trường và phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi. Các doanh nghiệp cần giữ vững thị trường truyền thống và tiếp tục mở rộng thị trường dễ tính" ông Trần Công Khôi, Phó Vụ trưởng Vụ nuôi trồng thủy sản, Tổng cục Thủy sản khuyến nghị. Với những giải pháp mà các chuyên gia, doanh nghiệp đề xuất, kỳ vọng ngành tôm Việt vượt sẽ qua thách thức để năm 2023 đạt mục tiêu diện tích thả nuôi 750.000ha, sản lượng là 1,08 triệu tấn; phấn đấu kim ngạch xuất khẩu trên 4,3 tỷ USD./.
- Từ khóa :
- Thủy sản
- tôm
- ngành tôm
- Tổng cục Thủy sản Việt Nam
Tin liên quan
-
DN cần biết
Khai mạc Hội chợ Triển lãm quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 4
10:48' - 12/04/2023
Sáng 12/4, Hội chợ Triển lãm quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 4 năm 2023 (gọi tắt là VietShrimp 2023) với chủ đề "Nâng tầm chuỗi giá trị" đã khai mạc tại Cần Thơ.
-
Kinh tế Việt Nam
Bất chấp cảnh báo, người nuôi tôm Đồng Tháp Mười vẫn tăng diện tích
11:09' - 23/03/2023
Nhiều năm nay, tỉnh Long An đã yêu cầu người dân thuộc vùng Đồng Tháp Mười như Mộc Hóa, Kiến Tường, Tân Hưng… không được đào ao nuôi tôm trên nền đất lúa.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Ninh bứt phá trong phát triển kinh tế trong năm 2025
11:22'
Năm 2025, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lấy chủ đề công tác là “Bứt phá trong phát triển kinh tế, tạo đà cho nhiệm kỳ mới”.
-
Kinh tế Việt Nam
11 tháng, ngành nông nghiệp xuất siêu gần 16,5 tỷ USD
11:13'
Việt Nam có 7 mặt hàng nông lâm thủy sản có thặng dư thương mại đạt trên 1 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Chính phủ giảm 9 đầu mối, tổ chức hợp lý các bộ đa ngành, đa lĩnh vực
10:05'
Sau khi sắp xếp, sáp nhập, tổ chức bộ máy của Chính phủ sẽ được tinh gọn từ 30 xuống còn 21 đầu mối (giảm 9 đầu mối) gồm: 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ và 4 cơ quan thuộc Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối xuất nhập khẩu nông, lâm, thủy sản Việt Nam - Trung Quốc
09:29'
Đây là dịp để doanh nghiệp, người sản xuất, xuất khẩu trao đổi, kiến nghị với các bộ, ngành, cơ quan quản lý của Việt Nam - Trung Quốc những giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển vật nuôi theo đặc thù khí hậu
09:27'
Hiện nay, các sản phẩm từ dê, cừu, bò của các công ty, cơ sở chế biến tại Ninh Thuận đang được tiêu thụ mạnh trên thị trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy nhanh bàn giao mặt bằng cho Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Chợ Chu - Ngã ba Trung Sơn
08:41'
Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Chợ Chu - Ngã ba Trung Sơn đoạn qua tỉnh Tuyên Quang sau 6 tháng triển khai thi công mới bàn giao được 1,24/16,74 km (tương đương 7,4%).
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ số sản xuất công nghiệp tại Bắc Ninh tăng 13% so với cùng kỳ
08:09'
Trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo, ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học – là ngành công nghiệp trọng điểm của tỉnh tăng 5,7%.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải ngân vốn đầu tư công không thể chậm hơn nữa
07:47'
Thời gian còn lại để hoàn thành kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công là 1 tháng thực hiện, 1 tháng giải ngân. Tuy nhiên, việc thực hiện các dự án đầu tư công vẫn gặp nhiều khó khăn.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương thu hồi giấy phép phân phối rượu của 4 doanh nghiệp
22:31' - 03/12/2024
Bộ Công Thương cho biết, do không hoạt động kinh doanh rượu trong 12 tháng liên tiếp nên có 4 doanh nghiệp phân phối rượu vừa bị Bộ Công Thương thu hồi giấy phép.