Hoãn phiên tòa xét xử vụ án Nguyễn Việt Hoàng và đồng phạm
Ngày 27/12, Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Nguyễn Việt Hoàng và đồng phạm về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Công ty cổ phần dệt Quế Võ (Công ty dệt Quế Võ) và Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển Bắc Ninh.
Sau khi kiểm tra thông tin về các bị cáo và những người có liên quan, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa do bị cáo Trần Đức Lực có đơn xin hoãn tòa vì lý do sức khỏe (có giấy xác nhận của Bệnh viện E).
Đây là một trong 6 vụ án kinh tế, tham nhũng trọng điểm mà Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo xét xử trong năm 2016.
Các bị cáo gồm: Nguyễn Việt Hoàng, sinh ngày 5/6/1977, trú quán tại quận Cầu Giấy (Hà Nội), nguyên Giám đốc Công ty cổ phần Dệt Quế Võ; Nguyễn Quốc Hùng, sinh ngày 28/12/1970, trú quán quận Ba Đình (Hà Nội), nguyên Phó Giám đốc Công ty cổ phần dệt may xuất khẩu Chương Dương; Nguyễn Thế Tài, sinh ngày 22/12/1977, trú quán tại quận Long Biên (Hà Nội), nguyên cán bộ tín dụng Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển Bắc Ninh; Trần Đức Lực, sinh ngày 06/01/1965, trú quán tại quận Đống Đa (Hà Nội), nguyên Phó Giám đốc Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển Bắc Ninh; Nguyễn Huy Bình, sinh ngày 9/3/1973, trú quán tại thành phố Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh), nguyên Phó Trưởng phòng tín dụng Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển Bắc Ninh; Nguyễn Thế Thư, sinh ngày 16/8/1952, trú quán tại thành phố Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh), nguyên Giám đốc Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển Bắc Ninh.
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, về hành vi "lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Vợ chồng bị cáo Doãn Ngọc Giang, Kiều Thị Thanh Hương đã thành lập Công ty cổ phần Dệt Quế Võ vào năm 2005.
Sau đó, vợ chồng Giang và Hương chỉ đạo Hoàng (là cháu của Giang làm Giám đốc) ký hồ sơ, tài liệu gửi các ban, ngành liên quan tại tỉnh Bắc Ninh để lập Dự án đầu tư xây dựng nhà máy dệt Quế Võ trên diện tích 9.000 m2 đất thuê tại Khu công nghiệp Quế Võ và ký đơn gửi Giám đốc Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển Bắc Ninh đề nghị vay 45 tỷ đồng với mục đích đầu tư xây dựng và nhập khẩu máy móc thiết bị để xây dựng nhà máy.
Để tạo dựng hồ sơ nhập khẩu máy móc, làm cơ sở xin vay và được giải ngân vốn vay tại ngân hàng, vợ chồng Giang và Hương đã thành lập Công ty cổ phần dệt may xuất khẩu Chương Dương, đưa Nguyễn Quốc Hùng (em của Hương) làm Phó Giám đốc.
Theo chỉ đạo của Giang và Hương, Hoàng đã ký các quyết định chọn nhà thầu, thủ tục đơn vị trúng thầu. Sau đó, Giang, Hương chỉ đạo Hoàng và Hùng ký hợp đồng ủy thác nhập khẩu máy móc. Với các hồ sơ tạo dựng, giả mạo trên, ngày 30/12/2005, Công ty cổ phần Dệt Quế Võ đã được Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển Bắc Ninh ký hợp đồng tín dụng và cho vay 45 tỷ đồng với thời hạn 72 tháng, thời hạn trả nợ gốc 60 tháng, lãi suất nợ trong hạn là 7,8%/năm.
Để giải ngân được số tiền này, theo sự chỉ đạo của vợ chồng Giang và Hương, Hùng đã ký, đóng dấu sao y bản chính các hồ sơ nhập khẩu máy móc, thiết bị giả mạo để Hoàng và Nguyễn Thị Tuyết Thanh (kế toán trưởng Công ty cổ phần Dệt Quế Võ) làm thủ tục đề nghị Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển Bắc Ninh giải ngân.
Sau khi được giải ngân, vợ chồng Hương, Giang đã rút tiền trong tài khoản sử dụng vào mục đích khác. Hiện nay, bị cáo Doãn Ngọc Giang, Kiều Thị Thanh Hương, Nguyễn Tuyết Thanh đã bỏ trốn nên Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an quyết định tách vụ án hình sự, tạm đình chỉ bị can khi nào bắt được sẽ phục hồi điều tra, kết luận xử lý sau.
Về hành vi phạm tội "cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" trong thẩm định, xét duyệt quyết định cho Công ty cổ phần Dệt Quế Võ vay vốn tín dụng đầu tư đối với dự án xây dựng nhà máy dệt Quế Võ: Bị can Nguyễn Thế Tài được phân công thẩm định, theo dõi khoản vay tín dụng đầu tư của Công ty cổ phần Dệt Quế Võ, kiểm tra thực tế máy móc nhập khẩu làm căn cứ giải ngân.
Bị can Trần Đức Lực lúc đó với cương vị là Trưởng phòng tín dụng có trách nhiệm kiểm tra các báo cáo thẩm định, đề xuất cho vay, hồ sơ giải ngân do cán bộ tín dụng trình. Bị can Nguyễn Huy Bình có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ giải ngân trước khi trình lãnh đạo Chi nhánh ký. Bị can Nguyễn Thế Thư với vai trò là Giám đốc Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển Bắc Ninh là người có thẩm quyền quyết định việc cho vay.
Các bị can đã không thực hiện đúng các quy định của Quỹ hỗ trợ phát triển dẫn đến hợp đồng tín dụng cho Công ty cổ phần dệt Quế Võ vay 45 tỷ đồng khi Công ty chưa có tài sản thế chấp bằng 50% tổng số vốn vay và thực hiện giải ngân khi hồ sơ là bản phô-tô không có chứng từ gốc. Hậu quả, Doãn Ngọc Giang và đồng phạm lừa đảo chiếm đoạt số tiền 45 tỷ đồng, đến nay còn trên 28 tỷ đồng nợ gốc không thu hồi được.
>>> Tuyên án phiên tòa phúc thẩm vụ án tham nhũng tại Agribank Chi nhánh Nam Hà Nội
>>> Xét xử phúc thẩm vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm gây thất thoát hơn 9.000 tỷ đồng
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tuyên án phiên tòa phúc thẩm vụ án tham nhũng tại Agribank Chi nhánh Nam Hà Nội
14:18' - 27/12/2016
Sáng 27/12, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã tuyên án phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án tham nhũng xảy ra tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Nam Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Xét xử phúc thẩm vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm gây thất thoát hơn 9.000 tỷ đồng
14:09' - 27/12/2016
Tòa án nhân dân Cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án gây thất thoát hơn 9.000 tỷ đồng tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế và pháp luật
Ngừng xét xử vụ án hình sự với Tổng thống đắc cử Donald Trump
10:30'
Ngày 25/11, thẩm phán liên bang Mỹ đã quyết định ngừng xét xử vụ án hình sự với Tổng thống đắc cử Donald Trump. với cáo buộc ông tìm cách lật ngược kết quả bầu cử tổng thống năm 2020.
-
Kinh tế và pháp luật
Ấn Độ phá vỡ vụ vận chuyển lậu ma túy trên biển lớn nhất lịch sử
09:05'
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Lực lượng Cảnh sát biển Ấn Độ (ICG) đã tịch thu một lô hàng khổng lồ khoảng 6 tấn ma túy trên một tàu đánh cá ở vùng biển Andaman và bắt giữ 6 công dân Myanmar.
-
Kinh tế và pháp luật
Rộ chiêu lừa đảo mới liên quan đến vay vốn và mua sắm trực tuyến
08:33'
Không chỉ lừa đảo qua điện thoại, tội phạm công nghệ cao còn chiếm đoạt thông tin thẻ tín dụng thông qua các nền tảng mua sắm trực tuyến.
-
Kinh tế và pháp luật
Một số vi phạm trong cổ phần hóa doanh nghiệp tại Bộ Giao thông vận tải
17:25' - 25/11/2024
Thanh tra Chính phủ vừa có thông báo kết luận về một số vi phạm trong tái cơ cấu và cổ phần hoá doanh nghiệp giai đoạn 2011 - 2021 tại Bộ Giao thông vận tải.
-
Kinh tế và pháp luật
Xét xử sơ thẩm vụ án Xuyên Việt Oil: Mai Thị Hồng Hạnh bị đề nghị 30 năm tù giam
13:06' - 25/11/2024
Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đánh giá, đây là vụ án tham nhũng, kinh tế năng lượng xảy ra tại Trung ương và địa phương, ảnh hưởng đến hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước.
-
Kinh tế và pháp luật
Cảnh sát Tokyo tiếp nhận 4 triệu món đồ thất lạc mỗi năm
07:00' - 25/11/2024
Bạn có bị mất ô, chìa khóa hay thậm chí là một con sóc bay? Nếu bạn ở thủ đô Tokyo của Nhật Bản, bạn có thể hoàn toàn yên tâm rằng chúng đang được cảnh sát chăm sóc chu đáo.
-
Kinh tế và pháp luật
Cảnh báo chiêu thức lừa đảo tuyển dụng nhân sự online vào ngân hàng
22:29' - 24/11/2024
Công an thành phố Hà Nội đề nghị người dân cảnh giác và tuyên truyền đến người thân, bạn bè về thủ đoạn trên, tránh mắc bẫy của đối tượng xấu.
-
Kinh tế và pháp luật
Hà Nội triệt phá đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn "khí cười"
21:54' - 23/11/2024
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội đang tiếp tục điều tra, mở rộng vụ án để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
-
Kinh tế và pháp luật
Xử phạt 3 doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực điện tử
21:03' - 23/11/2024
Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia vừa ban hành các Quyết định xử lý vụ việc vi phạm pháp luật về cạnh tranh với 3 doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực điện tử.