Hoàn thiện Đề án phát triển mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội và T.p Hồ Chí Minh
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 443/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận Phiên họp thứ 3 của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà - Tổ trưởng Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo để chỉ đạo tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Phó Thủ tướng biểu dương Bộ Giao thông vận tải và thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh về công tác chuẩn bị Đề án bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, kỹ lưỡng, công phu, bài bản. Về cơ bản thống nhất với lộ trình, tiến độ đầu tư các tuyến đường sắt đô thị theo Kết luận số 49-KL/BCT của Bộ chính trị như đề xuất của hai Thành phố và Bộ Giao thông vận tải (đến năm 2035, hoàn thành các tuyến đường sắt đô thị theo quy hoạch hiện có, với tổng chiều dài 580,8km).Để bảo đảm chất lượng, tiến độ Đề án trình Thường trực Chính phủ, Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND thành phố Hà Nội, UBND Thành phố Hồ Chí Minh khẩn trương tiếp thu đầy đủ ý kiến phát biểu tại cuộc họp và ý kiến góp ý bằng văn bản của các cơ quan để tiếp tục hoàn thiện các nội dung của Đề án, gửi Bộ Giao thông Vận tải trước ngày 5/10/2024, trong đó tập trung làm rõ bối cảnh, tình hình triển khai, những vấn đề đặt ra và hướng xử lý của các dự án đường sắt đô thị trong quá trình xây dựng Đề án tại mỗi địa phương, nhất là về huy động nguồn lực, cơ chế chính sách đặc thù (UBND thành phố Hà Nội sớm bổ sung ý kiến thống nhất của Thường trực Thành ủy).
Bộ Giao thông Vận tải khẩn trương tổng hợp, hoàn thiện Đề án phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2035 trình Thường trực Chính phủ trước ngày 10/10/2024. Trong quá trình rà soát, hoàn thiện Đề án, Phó Thủ tướng yêu cầu thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giao thông Vận tải và các Bộ, cơ quan liên quan lưu ý, về nội dung Đề án: Rà soát bổ sung làm rõ căn cứ xác định suất đầu tư của từng km đường sắt đô thị (đi trên cao và đi ngầm); cơ sở lựa chọn công nghệ; khả năng làm chủ công nghệ, vận hành, khai thác (xác định cơ quan chủ trì tiếp nhận công nghệ, thiết bị, đầu máy, toa xe); nhu cầu và phương án đào tạo nhân lực... Rà soát, làm rõ phương án huy động nguồn vốn đầu tư; cơ chế, chính sách để huy động, phân bổ nguồn vốn đầu tư công trung hạn từ ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và các nguồn vốn khác; đánh giá tác động, ảnh hưởng của việc huy động vốn vay đối với sự an toàn, ổn định kinh tế vĩ mô. Về mô hình tổ chức triển khai, quản lý các tuyến đường sắt đô thị: Bộ Giao thông vận tải tiếp tục thống nhất với hai thành phố để đề xuất mô hình phù hợp, hiệu quả. Thành phố Hồ Chí Minh khẩn trương sớm tổ chức quy hoạch không gian ngầm, trong đó có mạng lưới đường sắt đô thị ngầm để phục vụ cho công tác xây dựng Đề án và chuẩn bị đầu tư các dự án. Về cơ chế đặc thù, hai thành phố tập trung rà soát đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù cần thiết để phát triển đường sắt đô thị cho hai thành phố. Trên cơ sở đó, Bộ Giao thông Vận tải tổng hợp, cập nhật vào các cơ chế, chính sách đặc thù của Đề án cho phù hợp; trong đó lưu ý tổng hợp các cơ chế đặc thù của Thành phố Hồ Chí Minh theo Nghị quyết số 98/2023/QH15 và cơ chế đặc thù của thành phố Hà Nội theo Luật Thủ đô; các cơ chế, chính sách đặc thù đang được Chính phủ nghiên cứu điều chỉnh trong Luật Đầu tư công, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đấu thầu, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Đánh giá tác động nợ công, trên cơ sở lộ trình, kế hoạch và nhu cầu vốn của các địa phương, đề nghị hai Thành phố báo cáo đánh giá tác động đến ngân sách nhà nước và nợ công của thành phố và cung cấp thông tin, số liệu gửi Bộ Tài chính trước ngày 5/10/2024. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải, thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các bộ, cơ quan, địa phương liên quan tính toán, đánh giá tác động tổng hợp nợ công khi triển khai các dự án đầu tư (đường sắt đô thị của hai thành phố; đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các tuyến đường sắt kết nối với Trung Quốc: tuyến Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Đồng Đăng, Móng Cái - Hạ Long - Hải Phòng và các dự án khác...). Về hoàn thiện Hồ sơ trình, Phó Thủ tướng yêu cầu phải bảo đảm đúng quy định Quy chế làm việc của Chính phủ và Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, bao gồm: Tờ trình Thường trực Chính phủ, dự thảo Tờ trình Bộ Chính trị, dự thảo Kết luận của Bộ Chính trị, Báo cáo chính, báo cáo tóm tắt Đề án; các phụ lục kèm theo. Đối với hồ sơ trình Quốc hội, Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp chặt chẽ với thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các bộ, cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện hồ sơ trình Quốc hội theo quy định, trong đó có dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế đặc thù để đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt đô thị Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Giao Bộ Tư pháp thẩm định và đăng ký vào nội dung Chương trình của kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV về việc ban hành Nghị quyết này. Về tiến độ trình, Tổ công tác thống nhất chủ trương đẩy nhanh tiến độ trình các cấp có thẩm quyền xem xét Đề án. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp chặt chẽ với UBND Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố Hồ Chí Minh thống nhất về thời gian trình các cấp có thẩm quyền (Thường trực Chính phủ, Bộ Chính trị, Quốc hội), báo cáo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà - Tổ trưởng Tổ công tác trước ngày 5/10/2024.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thay thành viên Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo triển khai đường sắt đô thị Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh
19:11' - 20/09/2024
Đồng chí Trần Tiến Dũng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp làm ủy viên Tổ công tác thay thế đồng chí Nguyễn Khánh Ngọc.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Hóa xây 39 khu tái định cư phục vụ dự án đường sắt Bắc - Nam
11:46'
Dự kiến có khoảng 2.107 hộ dân phải di dời và bố trí tái định cư. Ngoài ra, khoảng 41 công trình gồm cơ sở sản xuất kinh doanh, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình công cộng sẽ phải di dời.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Bulgaria hợp tác phát triển kinh tế, thương mại và đầu tư
07:58'
Theo phóng viên TTXVN tại Đông Âu, Đại sứ quán Việt Nam tại Bulgaria ngày 3/7 đã phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Bulgaria (BCCI) tổ chức Diễn đàn hợp tác kinh tế Việt Nam - Bulgaria.
-
Kinh tế Việt Nam
Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
07:58'
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký chứng thực Nghị quyết số 216/2025/QH15 về việc kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
22:51' - 03/07/2025
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 222/2025/QH15 về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025
20:09' - 03/07/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tục hành chính được vận hành thông suốt
19:35' - 03/07/2025
Về cơ bản các thủ tục hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp đã được ban hành sớm, quy định rõ, cụ thể và được vận hành ngay, cơ bản thông suốt khi chính quyền đi vào hoạt động từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Thực hiện 3 tăng tốc để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên
19:18' - 03/07/2025
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cấp, ngành, địa phương thực hiện 3 tăng tốc để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên.
-
Kinh tế Việt Nam
Sẽ bổ sung quy định về livestream trong Dự án Luật Thương mại điện tử
19:10' - 03/07/2025
Bộ Công Thương đang đề xuất xây dựng Dự án Luật Thương mại điện tử và dự kiến trình Quốc hội tháng 10 năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng nêu thời hạn với “3 nhiệm vụ lớn”
18:39' - 03/07/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có chỉ đạo cụ thể về tiến độ đối với các công tác: xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; các công trình, dự án quan trọng quốc gia...